Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 7 - Chương III - Phần 2 - Lịch sử 10


Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 7 - Chương 3 - Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII - Lịch sử 10

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Câu 1. Từ thế kỉ XVII, chữ viết nào được du nhập vào Việt Nam thông qua quá trình truyền bá Thiên Chúa Giáo?

A. Chữ Nôm.

B. Chữ Quốc ngữ.

C. Chữ Hán.

D. Chữ Phạn.

Câu 2. Đâu là tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp của người Việt được tiếp tục phát huy ở các thế kỉ XVI đến XVIII?

A. ăn trầu.

B. trò chơi dân gian.

C. tổ chức lễ hội.

D. thờ cúng tổ tiên.

Câu 3. Đâu là một trong những nội dung của các sáng tác văn học dân gian ở nước ta từ thế kỉ XVI đến XVIII?

A. Ca ngợi chế độ phong kiến và các chính sách tích cực của chế độ.

B. Học hỏi nhiều từ văn học nước ngoài đặt biệt là từ Trung Hoa.

C. Phát triển với nhiều thể loại phong phú.

D. Nói lên tâm tư, nguyện vọng của mình về một cuộc sống tự do.

Câu 4. Biểu hiện nào sau đây minh chứng cho sự khôi phục của Phật giáo nước ta từ thế kỉ XVI đến XVIII?

A. Các nhà thờ mọc lên ở khắp nơi.

B. Chữ Quốc ngữ được truyền bá vào nước ta.

C. Truyền thống thờ cúng tổ tiên được phát huy.

D. Nhiều vị chúa quan tâm xây dựng các ngôi chùa lớn.

Câu 5. Tại sao văn học chữ Hán từ thế kỉ XVI đến XVIII lại mất dần vị thế vốn có của nó trong thời Lê sơ?

A. Nho giáo suy thoái.

B. Nhà nước không chú trọng phát triển.

C. Chữ Hán không còn phổ biến.

D. Văn học dân gian phát triển.

Câu 6. Ý nào sau đây không phải điểm mới của văn học nước ta từ thế kỉ XVI đến XVIII?

A. Văn học chữ Hán ngày càng đóng vị trí quan trọng.

B. Văn học dân gian ngày càng phát triển.

C. Đời sống tinh thần của nhân dân được đề cao hơn.

D. Văn học bằng chữ Quốc ngữ xuất hiện nhưng chưa phổ biến.

II. TỰ LUẬN (4 điểm)

Hãy nêu những thành tựu về khoa học - kĩ thuật trong các thế kỉ XVI - XVIII.

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. TRẮC NGHIỆM

1. B

2. D

3. D

4. D

5. A

6. A

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 121.

Cách giải:

Thế kỉ XVII, cùng với sự truyền bá của Thiên Chúa Giáo, chữ Quốc ngữ theo mẫu tự Latinh cũng được sáng tạo.

Chọn: B

Chú ý:

Tuy nhiên, thời kì này chữ Quốc ngữ chủ yếu dùng trong phạm vi hoạt động truyền giáo mà không được phổ cập rộng rãi trong xã hội.

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 121.

Cách giải:

Từ thế kỉ XVI đến XVIII, các tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp được phát huy, tôn trọng như thờ cúng tổ tiên, tôn thờ những người có công lớn trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Chọn: D

Chú ý:

Các đáp án A, B, C: thuộc phong tục tập quán.

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 123.

Cách giải:

Văn học dân gian từ thế kỉ XVI đến XVIII phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nhân dân về một cuộc sống tự do, thoát khỏi những ràng buộc của lễ giáo phong kiến, ca ngợi quê hương, vừa phản ánh những phong tục tập quán hay đặc điểm của quê hương.

Chọn: D

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 121, suy luận. 

Cách giải:

Từ thế kỉ XVI đến XVIII, Phật giáo và Đạo giáo có điều kiện khôi phục vị trí của mình (nhưng không được như thời Lý - Trần). Biểu hiện là:

- Chùa quán được xây dựng thêm.

- Nhiều vị chúa quan tâm xây dựng, sửa sang các ngôi chùa lớn.

- Nhân dân, quan chức cũng đóng góp tiền của, ruộng đất, sửa sang chùa chiền, đúc chuông, tô tượng.

Chọn: D

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 122, suy luận.

Cách giải:

Từ thế kỉ XVI đến XVIII, do sự suy thoái của Nho giáo nên văn học chữ Hán mất dần vị thế vốn có của nó trong thời Lê sơ.

- Thời Lê sơ: Nho giáo chiếm vị trí độc tôn, là công cụ hỗ trợ đắc lực cho bộ máy trung ương tập quyền cao độ. Chính vì thế, văn học chữ Hán phát triển mạnh.

- Thời kì XVI đến XVIII, là thời kì khủng hoảng của chế độ phong kiến với nhiều biến động, mặc dù các chính quyền Lê – Trịnh và Nguyễn tìm mọi cách củng cố nhưng vô ích -> Văn học chữ Hán cũng vì thế suy giảm, mất dẫn bị thế so với thời Lê sơ.

Chọn: A

Chú ý:

Có thể nói nguyên nhân khái quát hơn dẫn đến sự suy thoái của văn học chữ Hán thời kì này là do sự suy yếu của chế độ phong kiến.

Câu 6.

Phương pháp: Nhận xét, đánh giá.

Cách giải:

* Điểm mới trong văn học thế kỷ XVI - XVIII là:

- Văn học dân gian rất phát triển trong khi văn học chữ Hán suy giảm.

- Phản ánh thực tế Nho giáo ngày càng mất uy tín đồng thời chứng tỏ cuộc sống tinh thần của nhân dân được đề cao góp phần làm cho văn học thêm phong phú, đa dạng

- Thế kỷ XVIII, chữ Quốc ngữ xuất hiện nhưng chưa phổ biến.

Chọn: A

II. TỰ LUẬN

Phương pháp: sgk Lịch sử 10 trang 124.

Cách giải:

* Khoa học:

- Về sử học: Ô châu cận lục, Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Đại Việt sử kí tiền biên,… đặc biệt là bộ sử kí bằng chữ Nôm Thiên Nam ngữ lục.

- Về địa lí: tập bản đồ Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư.

- Về quân sự: Hổ trướng khu cơ của Đào Duy Từ.

- Về triết học: có một số bài thơ, tập sách của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn.

- Về y học: có bộ sách y dược của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác…

- Ngoài ra, còn nhiều tác phẩm về nông học, văn hóa Việt Nam…

* Kĩ thuật:

- Đúc súng đại bác theo kiểu phương Tây, đóng thuyền chiến, xây thành lũy,…

- Một số thành tựu kĩ thuật phương Tây được du nhập vào nước ta nhưng không có điều kiện phát triển.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 - Xem ngay

2k8 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập miễn phí

>> Học trực tuyến Lớp 10 tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.