Cuộc khủng hoảng và tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu


Tóm tắt mục II. Cuộc khủng hoảng và tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Mục II

II. Cuộc khủng hoảng và tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu

* Sự khủng hoảng:

- Từ đầu những năm 80 cùa thế kỷ XX, các nước Đông Âu lâm vào khủng hoảng toàn diện về kinh tế và chính trị; bắt đầu từ Ba Lan rồi lan sang các nước Đông Âu và lên đến đỉnh cao vào năm 1988.

- Những nhà lãnh đạo đất nước quan liêu, bảo thủ, tham nhũng.

- Bị các nước đế quốc bên ngoài kích động, quần chúng biểu tình, đòi thi hành cải cách kinh tế chính trị, thực hiện chế độ đa nguyên về chính trị, tổng tuyển cử tự do. Đảng và nhà nước các nước Đông Âu phải chấp nhận những yêu cầu trên.

* Kết quả: Các thế lực chống Chủ nghĩa xã hội thắng cử lên nắm chính quyền. Cuối năm 1989 chế độ Xã hội chủ nghĩa bị sụp đổ hầu hết ở Đông Âu.

* Nhận xét:

- Sự sụp đổ đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu đã kết thúc sự tồn tại của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới.

- Đây là một tổn thất nặng nề đối với phong trào cách mạng thế giới cũng như đối với các lực lượng tiến bộ và các dân tộc trong cuộc đấu tranh vì độc lập, chủ quyền dân tộc, hòa bình ổn định và tiến bộ xã hội. 

ND chính

Cuộc khủng hoảng và tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu: sự khủng hoảng, kết quả và nhận xét.

Sơ đồ tư duy Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX


Loigiaihay.com


Bình chọn:
3.9 trên 35 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 - Xem ngay

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí