Bài 4. Hài kịch và truyện cười

Bàn về cái sĩ diện của con người


Khi xã hội tràn ngập những kẻ chỉ cần sĩ diện hão mà không cần sĩ diện chính đáng, xã hội đó cũng tràn ngập luôn cả sự ích kỉ, giả dối, trơ tráo và bỉ ổi.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bài mẫu 1

Khi xã hội tràn ngập những kẻ chỉ cần sĩ diện hão mà không cần sĩ diện chính đáng, xã hội đó cũng tràn ngập luôn cả sự ích kỉ, giả dối, trơ tráo và bỉ ổi.

Sĩ diện có cần không? Xin thưa là cần lắm. Đây đó ta hay nghe người ta bảo nhau rằng “anh ta là đồ sĩ diện”, “cô ta là đồ sĩ diện”, … Nói nhiều thành quen, và nó ăn dần vào nhận thức xã hội, thế rồi con người ta bắt đầu tưởng rằng “sĩ diện” là tính từ để chỉ cái gì đó không tốt, không nên. Tai hại chính ở chỗ đó! Khi mà sĩ diện cứ mất dần, thì cùng với nó là sự tha hóa của nhân phẩm và thụt lùi của văn minh. Sĩ diện cần lắm, với trí thức lại càng cần hơn.

Cái sĩ diện, trước hết cần được hiểu cho đúng, cho đầy đủ. Nếu nói nó là cái tốt cần phát huy hết mức có thể thì cũng không đúng. Bởi vì có những thứ mà quá liều thì rất rất nguy hiểm, giống như một anh gầy nhom quyết định ăn thật nhiều đạm để rồi chẳng những béo tốt lên mà tiện thể còn bị luôn bệnh tim mạch. Cái sĩ diện cũng thế, cần phải biết điều độ. Cái đáng nói là những năm gần đây, cái sĩ diện trong xã hội chúng ta đang không điều độ theo hướng thiếu chứ không phải thừa, mà thậm chí là thiếu trầm trọng.

Chúng ta hãy nói về cái thừa sĩ diện đi đã. Có lẽ cũng một thời người ta sợ cái sự thừa sĩ diện, mà còn hay gọi bằng ngôn từ quen thuộc là “sĩ diện hão”. Sĩ diện hão cũng rất nguy hiểm. Nó làm con người ta sống mà rời xa thực tế, càng “hão” thì lại càng xa. Nếu anh đi làm mà chẳng bao giờ hỏi tiền công mà chỉ đợi người ta tự giác chi trả chỉ vì không muốn cái sự “hỏi tiền” làm mất cái thanh cao của người trí thức, nếu anh cứ khăng khăng chỉ làm những công việc xứng với chuyên môn chỉ vì không muốn cảm thấy đang tự hạ thấp mình, thì đó là sĩ diện hão. Nếu anh cố làm những việc mà anh thừa biết là quá sức chỉ vì cho rằng từ chối hay thừa nhận mình không đủ khả năng là đáng xấu hổ, anh cũng đang sĩ diện hão. Cái sĩ diện hão đó quả là nguy hiểm. Nếu anh không có tiền duy trì cuộc sống của mình, nếu anh tự để mình thất bại trong công việc, thì cái danh trí thức của anh không những không giúp được anh mà anh cũng chẳng thể đóng góp được gì cho xã hội, cho xứng với cái danh trí thức đó. Vậy nên hạn chế cái sĩ diện hão là đúng, là nên làm. Cái chính là hạn chế tới đâu, làm như thế nào.

Như trên đã nói, dường như có một thời cái sĩ diện có vẻ hơi thừa mà sau này người ta dần sợ nó, cứ thấy ai có vẻ hơi … nhiều sĩ diện là người ta lại phê phán. Phê phán nhiều, thành ra lâu dần nó trở thành cái gì đó hay được nhắc đến như là biểu hiện của sự ngu ngốc, ngớ ngẩn. Nó ăn sâu dần vào ý thức xã hội, nhất là những thế hệ sau và dần dần, ý nghĩa thực của cái từ “sĩ diện” dường như không còn nhiều người nhớ tới, biết tới mà chỉ còn lại cái ý nghĩa châm biếm.

Vậy ý nghĩa thật của cái sĩ diện là gì?

Theo nghĩa tích cực, cần hiểu sĩ diện là cái tự tôn, cái kiêu hãnh của nhân cách. Người trí thức làm việc mà không hỏi tiền công là vì không muốn tri thức của mình giống như thứ mang đổi chác, anh ta cũng không muốn làm những công việc mà anh ta cho là quá tầm thường vì tin rằng tri thức của mình cần được sử dụng cho những việc có ích hơn, anh ta muốn cố làm những việc quá sức là để tự hoàn thiện chính mình… Tất cả những điều đó đều là cái kiêu hãnh, cái ý chí kiên cường mà mỗi người đều rất cần có, không chỉ những ai mang sứ mệnh của người trí thức. Vấn đề chỉ là nếu những cái kiêu hãnh đó, hay ta đang gọi ở đây là cái sĩ diện đi quá xa thì nó sẽ thành ra “hão”, và không đưa lại kết quả mà người mang nó trông đợi.
Nhưng nếu không có nó thì sao?

Không có sĩ diện, hay sĩ diện quá ít thì cũng có nghĩa là không còn tính kiêu hãnh, và thậm chí có thể còn là không còn cả tự trọng.

Ta hãy thử đổi ngược lại những ví dụ trên. Nếu người trí thức lao động trí não mà chỉ luôn nghĩ tới đồng tiền thu được không hơn, thì đúng là khi đó anh ta đã coi tri thức chẳng hơn gì một mớ rau, miếng thịt mà anh ta đã dùng quá trình học tập của mình đổi lấy và rồi mang nó đi rao bán. Nếu anh ta sẵn sàng bỏ hẳn tri thức mình có chỉ để làm những công việc mà anh ta cho rằng tốt hơn cho tài chính của mình, không phải một thời gian nhất định mà vĩnh viễn, thì rõ ràng anh ta cũng chẳng phải người yêu quí tri thức. Như vậy, thứ nhất, anh ta không còn là trí thức nữa. Thứ hai, quan trọng hơn là ở những sản phẩm anh ta mang vào xã hội. Khác với mớ rau hay miếng thịt – thứ mà người chẳng cần nghiên cứu gì nhiều về sinh học hay nghệ thuật nấu nướng cũng có thể bán cho chúng ta những sản phẩm ngon miệng, tri thức được đưa vào xã hội bởi những bộ não thực dụng và tham lam, những tâm hồn không hề biết tới cái gọi là yêu nghề thì chẳng bao giờ có thể là sản phẩm tốt. Những tri thức đó đầu độc xã hội bởi cái sai, cái thiếu chính xác, và cả bởi cái thực dụng, cái tham lam của người mang nó tới đã cấy sẵn trong đó dù là vô tình hay hữu ý.

Hãy thử quan sát cuộc sống thường ngày xem, chúng ta sẽ thấy ngay những sản phẩm nhân cách của cái sự “không sĩ diện”. Người ta không ngần ngại vi phạm pháp luật chỉ miễn là không bị bắt, chẳng hạn như là vượt đèn đỏ, đổ rác thải xuống các sông hồ ngay giữa thành phố, …. Người ta cũng không ngần ngại chen lấn, xô đẩy nhau chỉ để giành lấy một chỗ lên xe bus hay xông vào tranh nhau hôi của từ một vụ đổ xe chở hàng dọc đường. Một số nhà giáo một cách rất tự nhiên cho địa chỉ nhà riêng và số điện thoại ngay trước ngày thi để sinh viên biết chỗ mà đến … hỏi bài. Đâu đó khác lại có vài vị đáng kính không ngần ngại lên truyền hình, báo chí mà tuyên bố rằng không có tiền thì đừng đòi hỏi họ phải có đạo đức nghề nghiệp. Thậm chí có lần tôi còn tận mắt, tận tai thấy một thầy giáo hàng chục năm đứng trên bục giảng thẳng thắn tuyên bố quan điểm: “Anh là giáo sư, tiến sĩ hay có giỏi không tôi không cần biết. Quan trọng là anh có nhiều tiền không.”. Còn nhiều, rất nhiều ví dụ khác nữa.

Tại sao?

Chỉ bởi vì không cần sĩ diện!

Không cần sĩ diện thì còn cần gì phải ngẩng mặt kiêu hãnh với nhân phẩm và nghề nghiệp? Không cần sĩ diện thì còn cần gì quan tâm xã hội nhìn mình ra sao? Không cần sĩ diện thì còn cần gì danh dự và tự trọng nữa?

Có điều, đôi khi chính những con người “lịch lãm” và “đáng kính” như trong các ví dụ tôi mới nêu lại vẫn cứ tự nghĩ là họ đang sĩ diện lắm. Thậm chí người đời cũng nhiều khi thật nhầm lẫn khi đánh giá họ bởi họ sắm cho mình những bộ cánh đắt tiền và ăn nói những ngôn từ tưởng như cao sang và bóng bẩy. Thực tế, cái đó chẳng qua chính là cái sĩ diện hão, một loại sĩ diện hão phổ biến trong thời hiện đại. Tệ hơn, nó không phải cái sĩ diện hão xây dựng lên từ niềm kiêu hãnh chính đáng, mà nó là cái sĩ diện ảo tưởng, cái sĩ diện không đặt trên tinh thần hướng tới nhân cách và trí tuệ.

Khi xã hội tràn ngập những kẻ chỉ cần sĩ diện hão mà không cần sĩ diện chính đáng, xã hội đó cũng tràn ngập luôn cả sự ích kỉ, giả dối, trơ tráo và bỉ ổi. Và một khi những thứ đó cứ lấp đầy dần, thế chỗ cho những giá trị đích thực của trí tuệ và danh dự thì không chỉ hình ảnh của xã hội đó xấu đi trong mắt người ngoài, mà tự thân trong nó là sự suy thoái về mọi mặt từ khoa học, văn hóa tới kinh tế, chính trị.

Để đưa cái sĩ diện chính đáng tới cuộc sống mỗi ngày, trí thức cần là những người đầu tiên, bởi mỗi trí thức đều là một người dẫn đường, một nhà giáo dục. Có lẽ đã đến lúc mà mỗi người cần ý thức thật rõ giá trị của danh dự và niềm kiêu hãnh. Cái sĩ diện giờ đây cần được khơi dậy một cách thật rõ ràng trong công cuộc xây dựng một xã hội văn minh và phát triển.

Theo ĐẶNG VŨ TUẤN SƠN

Bài mẫu 2

Khi xã hội tràn ngập những kẻ chỉ cần sĩ diện hão mà không cần sĩ diện chính đáng, xã hội đó cũng tràn ngập luôn cả sự ích kỉ, giả dối, trơ tráo và bỉ ổi.

Sĩ diện có cần không? Xin thưa là cần lắm. Đây đó ta hay nghe người ta bảo nhau rằng “anh ta là đồ sĩ diện”, “cô ta là đồ sĩ diện”, … Nói nhiều thành quen, và nó ăn dần vào nhận thức xã hội, thế rồi con người ta bắt đầu tưởng rằng “sĩ diện” là tính từ để chỉ cái gì đó không tốt, không nên. Tai hại chính ở chỗ đó! Khi mà sĩ diện cứ mất dần, thì cùng với nó là sự tha hóa của nhân phẩm và thụt lùi của văn minh. Sĩ diện cần lắm, với trí thức lại càng cần hơn.

Cái sĩ diện, trước hết cần được hiểu cho đúng, cho đầy đủ. Nếu nói nó là cái tốt cần phát huy hết mức có thể thì cũng không đúng. Bởi vì có những thứ mà quá liều thì rất rất nguy hiểm, giống như một anh gầy nhom quyết định ăn thật nhiều đạm để rồi chẳng những béo tốt lên mà tiện thể còn bị luôn bệnh tim mạch. Cái sĩ diện cũng thế, cần phải biết điều độ. Cái đáng nói là những năm gần đây, cái sĩ diện trong xã hội chúng ta đang không điều độ theo hướng thiếu chứ không phải thừa, mà thậm chí là thiếu trầm trọng.

Chúng ta hãy nói về cái thừa sĩ diện đi đã. Có lẽ cũng một thời người ta sợ cái sự thừa sĩ diện, mà còn hay gọi bằng ngôn từ quen thuộc là “sĩ diện hão”. Sĩ diện hão cũng rất nguy hiểm. Nó làm con người ta sống mà rời xa thực tế, càng “hão” thì lại càng xa. Nếu anh đi làm mà chẳng bao giờ hỏi tiền công mà chỉ đợi người ta tự giác chi trả chỉ vì không muốn cái sự “hỏi tiền” làm mất cái thanh cao của người trí thức, nếu anh cứ khăng khăng chỉ làm những công việc xứng với chuyên môn chỉ vì không muốn cảm thấy đang tự hạ thấp mình, thì đó là sĩ diện hão. Nếu anh cố làm những việc mà anh thừa biết là quá sức chỉ vì cho rằng từ chối hay thừa nhận mình không đủ khả năng là đáng xấu hổ, anh cũng đang sĩ diện hão. Cái sĩ diện hão đó quả là nguy hiểm. Nếu anh không có tiền duy trì cuộc sống của mình, nếu anh tự để mình thất bại trong công việc, thì cái danh trí thức của anh không những không giúp được anh mà anh cũng chẳng thể đóng góp được gì cho xã hội, cho xứng với cái danh trí thức đó. Vậy nên hạn chế cái sĩ diện hão là đúng, là nên làm. Cái chính là hạn chế tới đâu, làm như thế nào.

Như trên đã nói, dường như có một thời cái sĩ diện có vẻ hơi thừa mà sau này người ta dần sợ nó, cứ thấy ai có vẻ hơi … nhiều sĩ diện là người ta lại phê phán. Phê phán nhiều, thành ra lâu dần nó trở thành cái gì đó hay được nhắc đến như là biểu hiện của sự ngu ngốc, ngớ ngẩn. Nó ăn sâu dần vào ý thức xã hội, nhất là những thế hệ sau và dần dần, ý nghĩa thực của cái từ “sĩ diện” dường như không còn nhiều người nhớ tới, biết tới mà chỉ còn lại cái ý nghĩa châm biếm.

Vậy ý nghĩa thật của cái sĩ diện là gì?

Theo nghĩa tích cực, cần hiểu sĩ diện là cái tự tôn, cái kiêu hãnh của nhân cách. Người trí thức làm việc mà không hỏi tiền công là vì không muốn tri thức của mình giống như thứ mang đổi chác, anh ta cũng không muốn làm những công việc mà anh ta cho là quá tầm thường vì tin rằng tri thức của mình cần được sử dụng cho những việc có ích hơn, anh ta muốn cố làm những việc quá sức là để tự hoàn thiện chính mình… Tất cả những điều đó đều là cái kiêu hãnh, cái ý chí kiên cường mà mỗi người đều rất cần có, không chỉ những ai mang sứ mệnh của người trí thức. Vấn đề chỉ là nếu những cái kiêu hãnh đó, hay ta đang gọi ở đây là cái sĩ diện đi quá xa thì nó sẽ thành ra “hão”, và không đưa lại kết quả mà người mang nó trông đợi.

Nhưng nếu không có nó thì sao?

Không có sĩ diện, hay sĩ diện quá ít thì cũng có nghĩa là không còn tính kiêu hãnh, và thậm chí có thể còn là không còn cả tự trọng.

Ta hãy thử đổi ngược lại những ví dụ trên. Nếu người trí thức lao động trí não mà chỉ luôn nghĩ tới đồng tiền thu được không hơn, thì đúng là khi đó anh ta đã coi tri thức chẳng hơn gì một mớ rau, miếng thịt mà anh ta đã dùng quá trình học tập của mình đổi lấy và rồi mang nó đi rao bán. Nếu anh ta sẵn sàng bỏ hẳn tri thức mình có chỉ để làm những công việc mà anh ta cho rằng tốt hơn cho tài chính của mình, không phải một thời gian nhất định mà vĩnh viễn, thì rõ ràng anh ta cũng chẳng phải người yêu quí tri thức. Như vậy, thứ nhất, anh ta không còn là trí thức nữa. Thứ hai, quan trọng hơn là ở những sản phẩm anh ta mang vào xã hội. Khác với mớ rau hay miếng thịt – thứ mà người chẳng cần nghiên cứu gì nhiều về sinh học hay nghệ thuật nấu nướng cũng có thể bán cho chúng ta những sản phẩm ngon miệng, tri thức được đưa vào xã hội bởi những bộ não thực dụng và tham lam, những tâm hồn không hề biết tới cái gọi là yêu nghề thì chẳng bao giờ có thể là sản phẩm tốt. Những tri thức đó đầu độc xã hội bởi cái sai, cái thiếu chính xác, và cả bởi cái thực dụng, cái tham lam của người mang nó tới đã cấy sẵn trong đó dù là vô tình hay hữu ý.

Hãy thử quan sát cuộc sống thường ngày xem, chúng ta sẽ thấy ngay những sản phẩm nhân cách của cái sự “không sĩ diện”. Người ta không ngần ngại vi phạm pháp luật chỉ miễn là không bị bắt, chẳng hạn như là vượt đèn đỏ, đổ rác thải xuống các sông hồ ngay giữa thành phố, …. Người ta cũng không ngần ngại chen lấn, xô đẩy nhau chỉ để giành lấy một chỗ lên xe bus hay xông vào tranh nhau hôi của từ một vụ đổ xe chở hàng dọc đường. Một số nhà giáo một cách rất tự nhiên cho địa chỉ nhà riêng và số điện thoại ngay trước ngày thi để sinh viên biết chỗ mà đến … hỏi bài. Đâu đó khác lại có vài vị đáng kính không ngần ngại lên truyền hình, báo chí mà tuyên bố rằng không có tiền thì đừng đòi hỏi họ phải có đạo đức nghề nghiệp. Thậm chí có lần tôi còn tận mắt, tận tai thấy một thầy giáo hàng chục năm đứng trên bục giảng thẳng thắn tuyên bố quan điểm: “Anh là giáo sư, tiến sĩ hay có giỏi không tôi không cần biết. Quan trọng là anh có nhiều tiền không.”. Còn nhiều, rất nhiều ví dụ khác nữa.

Tại sao?

Chỉ bởi vì không cần sĩ diện!

Không cần sĩ diện thì còn cần gì phải ngẩng mặt kiêu hãnh với nhân phẩm và nghề nghiệp? Không cần sĩ diện thì còn cần gì quan tâm xã hội nhìn mình ra sao? Không cần sĩ diện thì còn cần gì danh dự và tự trọng nữa?

Có điều, đôi khi chính những con người “lịch lãm” và “đáng kính” như trong các ví dụ tôi mới nêu lại vẫn cứ tự nghĩ là họ đang sĩ diện lắm. Thậm chí người đời cũng nhiều khi thật nhầm lẫn khi đánh giá họ bởi họ sắm cho mình những bộ cánh đắt tiền và ăn nói những ngôn từ tưởng như cao sang và bóng bẩy. Thực tế, cái đó chẳng qua chính là cái sĩ diện hão, một loại sĩ diện hão phổ biến trong thời hiện đại. Tệ hơn, nó không phải cái sĩ diện hão xây dựng lên từ niềm kiêu hãnh chính đáng, mà nó là cái sĩ diện ảo tưởng, cái sĩ diện không đặt trên tinh thần hướng tới nhân cách và trí tuệ.

Khi xã hội tràn ngập những kẻ chỉ cần sĩ diện hão mà không cần sĩ diện chính đáng, xã hội đó cũng tràn ngập luôn cả sự ích kỉ, giả dối, trơ tráo và bỉ ổi. Và một khi những thứ đó cứ lấp đầy dần, thế chỗ cho những giá trị đích thực của trí tuệ và danh dự thì không chỉ hình ảnh của xã hội đó xấu đi trong mắt người ngoài, mà tự thân trong nó là sự suy thoái về mọi mặt từ khoa học, văn hóa tới kinh tế, chính trị.

Để đưa cái sĩ diện chính đáng tới cuộc sống mỗi ngày, trí thức cần là những người đầu tiên, bởi mỗi trí thức đều là một người dẫn đường, một nhà giáo dục. Có lẽ đã đến lúc mà mỗi người cần ý thức thật rõ giá trị của danh dự và niềm kiêu hãnh. Cái sĩ diện giờ đây cần được khơi dậy một cách thật rõ ràng trong công cuộc xây dựng một xã hội văn minh và phát triển.

Bài mẫu 3

"Bệnh sĩ" không chỉ là một hiện tượng tồn tại trong quá khứ mà còn ngày nay, đó là một căn bệnh phổ biến đe dọa tới sức khỏe tâm hồn của xã hội. Hậu quả của bệnh sĩ không chỉ làm tổn thương đến bản thân người mang căn bệnh mà còn lan rộng, tác động tiêu cực đến mọi lớp xã hội.

Người mắc "bệnh sĩ" thường khao khát sự vượt trội và sẵn sàng thực hiện mọi hành động, kể cả nói dối, để tạo ra ấn tượng rằng họ hơn người khác. Họ có thể lựa chọn con đường đạo đức và pháp lý một cách linh hoạt để đạt được mục tiêu cá nhân. Ví dụ, một người mắc "bệnh sĩ" có thể thấy ngưỡng mộ chiếc túi xách đẹp của người khác, nhưng thực tế lại không đủ khả năng mua nó, vì vậy họ có thể quyết định thực hiện hành động trái đạo đức như trộm cướp để đạt được đồ hiệu mà họ mong muốn.

Còn đối với những người xung quanh người mắc "bệnh sĩ", họ thường trở thành nạn nhân của sự lừa dối và lợi dụng. Một người mang "bệnh sĩ" có thể lừa dối những người xung quanh bằng cách giả vờ gặp khó khăn và cần sự giúp đỡ, để sau đó lợi dụng lòng nhân ái của người khác để đạt được mục tiêu cá nhân. Ví dụ, họ có thể mượn tiền dưới bức tranh của sự khó khăn, nhưng thực tế lại sử dụng số tiền đó để tiêu xài cho những hoạt động không có giá trị, đồng thời tạo ra ảnh hưởng tiêu cực đến những người hảo tâm và hỗ trợ.

Toàn bộ cộng đồng xã hội đều chịu ảnh hưởng lớn từ "bệnh sĩ", từ sự thiếu trung thực và lòng tin đến tình trạng bất an và mất niềm tin vào con người. Để bảo vệ xã hội khỏi những tác hại của "bệnh sĩ", chúng ta cần có những biện pháp cụ thể và quả quyết để loại bỏ và ngăn chặn căn bệnh này ngay từ gốc.

Bài mẫu 4

"Bệnh sĩ" không chỉ là một hiện tượng nguy hiểm đặc biệt của xã hội mà còn là một căn bệnh tâm hồn đã tồn tại từ thời xa xưa đến hiện đại. Có thể khẳng định rằng, bệnh sĩ đang tạo ra những tác động tiêu cực lớn đối với sự phát triển của cộng đồng. Hiện tượng này không chỉ ảnh hưởng xấu đến bản thân người bị bệnh mà còn tác động đến những người xung quanh, tạo nên một chuỗi tác động tiêu cực trong xã hội.

Người mang "bệnh sĩ" thường có xu hướng sử dụng những phương tiện giao tiếp không chân thật, tạo ra ảo giác về bản thân mình để thu hút sự chú ý và tôn trọng từ người khác. Họ có thể thậm chí dùng đến việc nói dối để làm cho hình ảnh cá nhân của mình trở nên lấp lánh, ấn tượng hơn. Điều này dẫn đến hành vi sai trái, vì họ không ngần ngại vi phạm nguyên tắc và giá trị để đạt được mục tiêu cá nhân.

Không chỉ vậy, môi trường xã hội cũng phải chịu ảnh hưởng tiêu cực từ những người có "bệnh sĩ". Những người xung quanh thường bị lừa dối, cảm thấy không thoải mái khi ở gần họ và thậm chí có thể trở thành nạn nhân của những kế hoạch lợi dụng của những người này. Điều này tạo nên một không khí không chân thật và không tin cậy trong mối quan hệ xã hội.

Tác động của bệnh sĩ còn trở nên rõ ràng qua việc quan sát những người ưa sống ảo trên mạng. Họ, mặc dù không có điều kiện, nhưng sẵn lòng chi tiền, vay tiền, thậm chí thực hiện các hành vi trái đạo đức chỉ để có những sản phẩm hiệu và mô phỏng cuộc sống xa hoa để "sĩ diện" trước cộng đồng mạng.

Đối diện với những hậu quả đáng sợ của "bệnh sĩ", chúng ta càng cần phải tự giác, tự tu dưỡng tính, và tránh xa khỏi hiện tượng nguy hiểm này. Chỉ thông qua sự tự nhìn nhận chân thật về bản thân và tôn trọng giá trị đạo đức, xã hội mới có thể đối mặt và vượt qua được căn bệnh tâm hồn độc hại này.

Bài mẫu 5

"Bệnh sĩ," một căn bệnh tâm hồn nguy hiểm, không chỉ tồn tại trong xã hội hiện đại mà còn từ thời xa xưa, vẫn tiếp tục tác động đáng kể đến sự phát triển và hình thành giá trị cộng đồng. Điều này không chỉ ảnh hưởng xấu đối với cá nhân mang bệnh mà còn lan tỏa đến tất cả mọi người xung quanh.

Người mắc "bệnh sĩ" thường xuyên trải qua các hành động không chân thực, thậm chí là việc nói dối, để tôn vinh bản thân và làm nổi bật họ trước mắt người khác. Sự thèm muốn được coi trọng hơn người khác thường dẫn đến việc họ không ngần ngại vi phạm nguyên tắc và chuẩn mực để đạt được mục tiêu cá nhân.

Tác động của "bệnh sĩ" không chỉ giới hạn ở mức độ cá nhân mà còn đổ lên những người xung quanh. Những người xã hội có thể bị lừa dối, cảm thấy không thoải mái khi ở gần những người mắc bệnh sĩ, và thậm chí trở thành nạn nhân của họ, bị lợi dụng để đạt được mục đích cá nhân.

Dấu ấn của "bệnh sĩ" càng trở nên rõ ràng qua hình ảnh của những người ưa sống ảo trên mạng. Họ có thể không có khả năng tài chính nhưng lại sẵn lòng chi tiêu, vay mượn hoặc thậm chí là thực hiện hành vi trộm cắp để sở hữu những sản phẩm thương hiệu, chỉ để tạo ra ấn tượng ảo trên mạng.

Với những hậu quả nghiêm trọng như vậy, chúng ta cần nhìn nhận và tự tu thân dưỡng tính, tránh xa "bệnh sĩ" để xây dựng một cộng đồng với giá trị đích thực và tích cực. Điều này đặt ra yêu cầu hết sức cấp thiết về việc nhấn mạnh giáo dục về phẩm chất và lòng trung thực trong xã hội hiện đại.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 8 - Cánh diều - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí