Bài tập làm văn trang 28 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Cánh diều


Tìm những chi tiết cho thấy Cô-li-a lúng túng khi làm bài. Việc nào Cô-li-a kể trong bài tập làm văn là việc bạn ấy chưa làm được? Vì sao khi mẹ bảo Cô-li-a đi giặt quần áo. Có thể đặt tên khác cho câu chuyện là gì?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Nội dung

Bài đọc là cảm xúc ngại ngùng, xấu hổ của Cô-li-a khi làm bài tập làm văn ở lớp. Sau đó, Cô-li-a đã biết giúp đỡ mẹ như những gì bạn viết trong bài tập làm văn. 

Phần I

Bài đọc: 

Bài tập làm văn

Có lần, cô giáo ra cho chúng tôi một đề văn ở lớp: “Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?”.

Tôi loay hoay mất một lúc, rồi cầm bút và bắt đầu viết: “Em đã nhiều lần giúp đỡ mẹ. Em quét nhà và rửa bát đĩa. Đôi khi, em giặt khăn mùi soa.”.

Đến đấy, tôi bỗng thấy bí. Quả thật, ở nhà, mẹ thường làm mọi việc. Thỉnh thoảng, mẹ bận, định bảo tôi giúp việc này việc kia, nhưng thấy tôi đang học, mẹ lại thôi.

Tôi nhìn sang Liu-xi-a, thấy bạn ấy đang viết lia lịa. Thế là tôi bỗng nhớ có lần tôi giặt bít tất của mình, bèn viết thêm: “Em còn giặt bít tất.”.

Nhưng chẳng lẽ lại nộp bài văn ngắn ngủn như thế này? Tôi nhìn xung quanh, mọi người vẫn viết: Lạ thật, các bạn viết gì mà nhiều thế? Tôi cố nghĩ, rồi viết tiếp: “Em giặt cả áo lót, áo sơ mi và quần.”. Cuối cùng, tôi kết thúc bài văn của mình: “Em muốn giúp mẹ nhiều việc hơn, để mẹ đỡ vất vả.”.

Mấy hôm sau, sáng Chủ nhật, mẹ bảo tôi:

- Cô-li-a này! Hôm nay con giặt áo sơ mi và quần lót đi nhé!

Tôi tròn xoe mắt. Nhưng rồi tôi vui vẻ nhận lời, vì đó là việc làm mà tôi đã nói trong bài tập làm văn.

Theo PI-VÔ-NA-RÔ-VA

- Ghép đúng: 

Phương pháp giải:

Em đọc bài đọc, tìm hiểu nghĩa của từ để hoàn thành bài tập.  

Lời giải chi tiết:

Ghép: a – 4, b – 2, c – 3, d – 1. 

Phần II

Đọc hiểu:

Câu 1: Tìm những chi tiết cho thấy Cô-li-a lúng túng khi làm bài. 

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài đọc để tìm chi tiết Cô-li-a thể hiện sự lúng túng.  

Lời giải chi tiết:

Những chi tiết cho thấy Cô-li-a lúng túng khi làm bài là:

- Tôi loay hoay mất một lúc, rồi cầm bút và bắt đầu viết.

- Tôi bỗng thấy bí. Quả thật, ở nhà, mẹ thường làm mọi việc. Thỉnh thoảng, mẹ bận, định bảo tôi giúp việc này việc kia, nhưng thấy tôi đang học, mẹ lại thôi. 

- Cô-li-a nhìn xunh quanh, nhìn cả lớp và thấy mọi người vẫn đang viết.

Câu 2

Câu 2: Việc nào Cô-li-a kể trong bài tập làm văn là việc bạn ấy chưa làm được? 

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn “Nhưng chẳng lẽ....” đến “... để mẹ đỡ vất vả.” Để trả lời câu hỏi.  

Lời giải chi tiết:

Việc Cô-li-a kể trong bài tập làm văn là việc bạn ấy chưa làm được là: Giặt áo lót, áo sơ mi và quần.  

Câu 3

Câu 3: Vì sao khi mẹ bảo Cô-li-a đi giặt quần áo:

a) Lúc đầu, bạn ấy ngạc nhiên?

b) Về sau, bạn ấy vui vẻ làm theo lời mẹ? 

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn cuối của bài để trả lời câu hỏi. 

Lời giải chi tiết:

Khi mẹ bảo Cô-li-a đi giặt quần áo:

a) Lúc đầu, bạn ấy ngạc nhiên vì Cô-li-a chưa bao giờ làm việc này.

b) Về sau, bạn ấy vui vẻ làm theo lời mẹ vì Cô-li-a nhận ra đấy là những việc bạn ấy viết trong bài tập làm văn. 

Câu 4

Câu 4: Có thể đặt tên khác cho câu chuyện là gì? 

Phương pháp giải:

Em dựa vào nội dung bài đọc và suy nghĩ để đặt tên.  

Lời giải chi tiết:

Có thể đặt tên khác cho câu chuyện là: Giúp mẹ làm việc nhà. 

Phần III

Luyện tập:

Câu 1: Dấu ngoặc kép trong mỗi câu dưới đây được dùng làm gì? Ghép đúng: 


Phương pháp giải:

Em dựa vào công dụng của dấu ngoặc kép phân loại và hoàn thành bài tập.  

Lời giải chi tiết:

Ghép: a,b – 3, c – 1, d – 2.  

Câu 2

Câu 2: Viết lại một câu em đã nói với bạn. Sử dụng dấu ngoặc kép để đánh dấu câu đó.

Mẫu: Em nói với bạn: “Bài toán này không khó đâu!” 

Phương pháp giải:

Em tự liên hệ bản thân và dựa theo mẫu để hoàn thành bài tập.  

Lời giải chi tiết:

- Em nói với bạn: “Cậu đã làm xong bài tập toán chưa?”

- Em cười và nói với bạn rằng: “Cậu vẽ bức tranh này đẹp quá!” 


Bình chọn:
4 trên 8 phiếu

>> Xem thêm