
Phần I
Chia sẻ:
Câu 1: Theo em, mỗi hình ảnh dưới đây gắn với đất nước nào?
Phương pháp giải:
Em quan sát hình ảnh để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
Nga: Búp bê ma-tri-ô-xca
Nhật Bản: Hoa anh đào, áo ki-mô-nô
Cu-ba: Đất nước hình dải lụa
Pháp: Tháp Ép-phen
Nam Phi: Sếu vương miện
Ô-xtrây-li-a: Chuột túi.
Câu 2
Câu 2: Kể thêm tên một số nước mà em biết.
Phương pháp giải:
Em dựa vào hiểu biết của mình để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
Một số nước mà em biết là: Hàn Quốc, Triều Tiên, Trung Quốc, Áo, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Phần Lan, Hà Lan, Cu-ba, Anh, Mỹ, Đức,...
Phần II
Bài đọc:
Cu-ba tươi đẹp
Nửa vòng Trái Đất, rẽ tầng mây
Anh đến Cu-ba một sáng ngày
Nắng rực trời tơ và biển ngọc
Đảo tươi một dải lụa đào bay.
Em ạ, Cu-ba ngọt lịm đường
Mía xanh đồng bãi, biếc đồi nương
Cam ngon, xoài ngọt vàng nông trại
Ong lạc đường hoa, rộn bốn phương...
Ở đây với bạn, mỗi ngày qua
Anh nhớ vô cùng đất nước ta!
Mai mốt, em ơi, rời xứ bạn
Anh về, e lại nhớ Cu-ba.
TỐ HỮU
Phần III
Đọc hiểu:
Câu 1: Tìm những từ ngữ, hình ảnh nói lên vẻ đẹp của đất nước Cu-ba.
Phương pháp giải:
Em đọc khổ thơ 1.
Lời giải chi tiết:
Những từ ngữ, hình ảnh nói lên vẻ đẹp của đất nước Cu-ba là:
Nắng rực trời tơ và biển ngọc
Đảo tươi một dải lụa đào bay.
Câu 2
Câu 2: Kể tên những sản vật nổi tiếng của Cu-ba.
Phương pháp giải:
Em đọc khổ thơ 2.
Lời giải chi tiết:
Những sản vật nổi tiếng của Cu-ba là: Mía, cam, xoài, hoa thơm,...
Câu 3
Câu 3: Khổ thơ cuối thể hiện tình cảm gì của tác giả với nước bạn và với Tổ quốc Việt Nam?
- Học thuộc lòng 2 khổ thơ đầu.
Phương pháp giải:
Em đọc khổ thơ 3.
Lời giải chi tiết:
Khổ thơ cuối thể hiện tình yêu của tác giả với nước bạn và nỗi nhớ Tổ quốc Việt Nam.
Phần IV
Luyện tập:
Câu 1: Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp:
- Từ ngữ chỉ sự vật
- Từ ngữ chỉ đặc điểm
- Từ ngữ chỉ hoạt động
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
- Từ ngữ chỉ sự vật: bạn bè, anh em, láng giềng.
- Từ ngữ chỉ đặc điểm: thân thiết, hữu nghị, thân thiện.
- Từ ngữ chỉ hoạt động: hợp tác, giúp đỡ, viện trợ.
Câu 2
Câu 2: Sử dụng một từ ngữ ở bài tập trên, đặt câu nói về tình hữu nghị giữa nhân dân các nước.
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và đặt câu.
Lời giải chi tiết:
- Việt Nam luôn giữ quan hệ bạn bè thân thiện với các nước trên thế giới.
- Tình hữu nghị giữa Việt Nam và Cu-ba vô cùng tốt đẹp.
Tìm đọc thêm ở nhà. Viết vào phiếu đọc sách.
Ôn các chữ viết hoa. Chép lại bài thơ sau. Viết đúng các chữ hoa.
Nghe và kể lại câu chuyện. Trao đổi. Tên câu chuyện giúp em hiểu câu chuyện nói về điều gì. Theo câu chuyện, ai đã giúp người Phi-líp-pin biết cách trồng lúa. Câu chuyện thể hiện sự trân trọng đối với cây lúa như thế nào.
Đoàn cán bộ Việt Nam gặp gỡ học sinh nước nào. Những điều gì khiến cán bộ trong đoàn bất ngờ và thích thú. Hình ảnh ở đoạn cuối bài nói lên điều gì. Chọn ý em thích. Em có nhận xét gì về các bạn học sinh trong bài đọc này. Tên riêng Lúc-xăm-bua được viết như thế nào. Chọn ý đúng. Viết lại tên riêng của các bạn học sinh Lúc-xăm-bua trong bài đọc.
Nhớ - viết: Cu-ba tươi đẹp (2 khổ thơ đầu). Chọn vần phù hợp với ô trống. Vần ay hay ây. Vần ay hay ai. Em chọn vần nào. Vần ay hay ây. Vần ay hay ai.
Hoạt động nhóm. Các nhóm thi giao lưu trước lớp.
Bài đọc miêu tả kì quan nào. Những chi tiết nào thể hiện vẻ đẹp đặc sắc của Ăng-co Vát. Điều gì gây ấn tưởng nổi bật ở Ăng-co Thom. Vì sao khu đền Ăng-co là niềm tự hào của người dân Cam-pu-chia. Tìm đoạn văn mở đầu, đoạn văn kết thúc bài đọc ở trên. Các đoạn còn lại miêu tả kì quan Ăng-co theo trình tự nào.
Dựa vào bài đọc Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua, em hãy viết thư cho một học sinh nước bạn. Giới thiệu và bình chọn những bức thư hay.
Theo phong tục của Bru-nây, bạn phải dùng tay nào để đưa hoặc nhận các vật. Vì sao. Vì sao bạn không được xoa đầu người khác. Nếu muốn chỉ vào ai thì bạn phải dùng ngón tay nào. Nếu đến một nơi mà không tôn trọng tục lệ, tập quán của nơi đó thì có thể xảy ra điều gì. Chọn ý mà em cho là đáng ngại nhất. Tìm 3 câu thể hiện lời khuyên trong bài đọc. Hãy sử dụng một trong các từ trên để nói lời khuyên hoặc lời đề nghị với bạn.
Nghe – viết. Chọn chữ phù hợp với ô trống. Em chọn chữ nào cho phù hợp với ô trống.
Kể hoặc đọc lại một câu chuyện (bài thơ, bài văn) về một nước bạn (hoặc về tình hữu nghị) mà em đã đọc ở nhà. Trao đổi với các bạn về nội dung câu chuyện (bài thơ, bài văn).
Vì sao bà khách ước ao được gặp bác sĩ Y-éc-xanh. Bà khách có ấn tượng về bác sĩ Y-éc-xanh như thế nào. Lòng yêu nước của bác sĩ y-éc-xanh thể hiện ở những câu nói nào. Tâm sự của bác sĩ Y-éc-xanh về việc ông ở lại Việt Nam nói lên điều gì. Tìm đọc thêm thông tin về bác sĩ Y-éc-xanh. Tìm trong bài đọc một dấu hai chấm dùng để báo hiệu phần giải thích. Viết tiếp vào vở các câu sau, sử dụng dấu hai chấm để báo hiệu phần giải thích.
Chọn 1 trong 2 đề sau. Kể lại câu chuyện Sự tích cây lúa, từ đoạn tốp thợ săn gặp các vị thần núi đến hết. Kể chuyện em và các bạn đóng vai, thực hành giao lưu với các bạn Lúc-xăm-bua.
Ông Ka-dích là người nước nào. Ông Ka-dích tham gia trùng tu và giới thiệu những di sản nổi tiếng nào của Việt Nam. Tinh thần làm việc của ông Ka-dích khi tham gia trùng tu khu thánh địa Mỹ Sơn nói lên điều gì về ông. Câu chuyện về kiến trúc sư Ka-dích có điểm gì giống câu chuyện về bác sĩ Y-éc-xanh mà em đã học. Tìm đọc thêm thông tin về kiến trúc sư Ka-dích. Tìm từ ngữ thích hợp với ô trống để tạo hình ảnh so sánh. Đặt một câu có hình ảnh so sánh để tả một sự vật (đồ vật, bông hoa hoặc con vật
Chọn 1 trong 2 đề sau. Một du khách hỏi vì sao nhiều đô thi Việt Nam có đường phố mang tên Y-éc-xanh. Em hãy viết đoạn văn về bác sĩ Y-éc-xanh để trả lời vị khách đó. Một du khách hỏi vì sao ở Hội An có bức tượng kiến trúc sư Ka-dích. Em hãy viết một đoạn văn về kiến trúc sư Ka-dích để trở lời vị khách đó. Giới thiệu và bình chọn đoạn văn hay.
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
Cảm ơn bạn đã sử dụng Loigiaihay.com. Đội ngũ giáo viên cần cải thiện điều gì để bạn cho bài viết này 5* vậy?
Vui lòng để lại thông tin để ad có thể liên hệ với em nhé!
Họ và tên:
Email / SĐT: