
Câu 1
Tìm đọc thêm ở nhà:
- 2 câu chuyện (hoặc 1 bài thơ, 1 câu chuyện) về trò chơi, đồ chơi.
- 1 bài văn miêu tả hoặc cung cấp thông tin về trò chơi, đồ chơi.
Phương pháp giải:
Em tìm hiểu ở sách, báo, tạp chí về những câu chuyện, bài thơ về đồ chơi, trò chơi để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
Em có thể tham khảo, đọc một số câu chuyện, bài thơ sau: Rồng rắn lên mây, Chi chi chành chành, Nu na nu nống, Tập tầm vông, Bập bênh, Làm đồ chơi.
- Bài văn về đồ chơi, trò chơi:
Bài tham khảo 1:
Em có nhiều thứ đồ chơi, nhưng em thích nhất là chú gấu bông. Đây là món quà mẹ mua tặng em nhân dịp Tết Trung thu vừa qua.
Chú gấu trông thật ngộ nghĩnh, toàn thân được phủ một lớp lông màu nâu sẫm, sờ vào nghe mềm mại như lông cừu. Cái đầu tròn như quả dừa khô, hai cái tai dựng đứng như hai chiếc lá táo. Cái mõm nhô ra thật đáng yêu. Trên đầu mõm là cái mũi đen mun và cứng như xà cừ. Hai con mắt tròn xoe như hai hạt nhãn. Toàn thân hình và những nét đáng yêu trên khuôn mặt chú bé làm em thích thú vô cùng.
Em rất vui khi có những đồ chơi mà mẹ đã mua tặng. Đặc biệt là chú gấu bông.
Mỗi lần ôm gấu bông vào lòng, em cảm thấy ấm áp lạ thường. Em cảm nhận được sự quan tâm của mẹ dành cho em. Em rất thích gấu bông và luôn biết ơn mẹ.
Bài tham khảo 2:
Sau khi trường phát động phong trào giúp đỡ đồng bào miền Trung bị lũ lụt, chỉ trong vòng mấy ngày, số quần áo, sách vở và đồ chơi do chúng em quyên góp đã được khá nhiều. Em chọn trong số đồ chơi của mình ra một thứ rồi mang đến lớp. Đó là chiếc cần cẩu bằng nhựa sơn màu vàng tươi. Đầu cần cẩu có chiếc móc để cẩu hàng. Mỗi khi bắt đầu chơi, em bật công tắc điện. Chiếc cần cẩu nhẹ nhàng quay quanh trục. Dưới bệ cần cẩu có gắn bốn bánh xe, chạy lui chạy tới rất dễ dàng.
Em thích món đồ chơi này lắm nhưng nghĩ đến các bạn nhỏ ở vùng lũ lụt đang thiếu thốn đủ thứ, em muốn mang đến cho các bạn một niềm vui nho nhỏ. Hình dung ra cảnh một bạn nào đó nâng niu chiếc cần cẩu này trên tay với vẻ sung sướng, em cũng thấy lòng nao nao xúc động.
Câu 2
Viết vào phiếu đọc sách:
- Tên bài đọc và một số nội dung chính (nhân vật hoặc sự việc, hình ảnh, câu văn, câu thơ em thích).
- Cảm nghĩ của em.
Phương pháp giải:
Em lựa chọn bài đọc mà em ấn tượng ở câu 1 sau đó liên hệ bản thân để nói lên cảm nghĩ của mình.
Lời giải chi tiết:
Em ấn tượng với bài văn viết về đồ chơi thứ hai. Bạn nhỏ đã biết chia sẻ, quan tâm. Bạn đã dành món đồ chơi yêu thích của mình cho các bạn ở vùng lũ lụt.
Ôn chữ viết hoa: D, Đ. Viết tên riêng: Đà Nẵng. Viết câu.
Kể chuyện em nuôi con heo đất cho các bạn nghe. Ngoài việc nuôi heo đất, em còn biết tiết kiệm những gì nữa?
Ở hai khổ thơ đầu, tác giả so sánh cánh diều với những gì? Em thích hình ảnh so sánh nào? Vì sao? Từ phơi ở khổ thơ 3 cho biết khổ thơ này tả cảnh thả diều vào thời gian nào trong ngày. Em thích những hình ảnh so sánh nào trong các khổ thơ 3 và 4? Vì sao? Tìm những từ ngữ tả tiếng sáo diều trong bài thơ. Học thuộc lòng 3 khổ thơ đầu.
Chọn 1 trong 2 đề sau: Viết một đoạn văn kể chuyện em nuôi con heo đất. Viết một đoạn văn kể chuyện em tiết kiệm điện, nước, thức ăn,...
Vì sao chú gấu Mi-sa bỏ nhà ra đi? Gặp tuần lộc đêm Giáng sinh, gấu bông giúp tuần lộc làm việc gì? Đến túp lều có cậu bé đang ốm, không còn đồ chơi để phát, Mi-sa đã làm gì? Em có nhận xét gì về chú gấu bông Mi-sa?
Nhớ – viết: Thả diều (3 khổ thơ đầu). Tìm chữ, tên chữ và viết vào vở 9 chữ trong bảng sau. Chọn chữ hoặc vần phù hợp với ô trống.
Nghe và kể lại câu chuyện. Trao đổi: Em làm thế nào để răng luôn sạch sẽ và không bị hỏng?
Hai bàn tay của bạn nhỏ đẹp như thế nào? Hai bàn tay thân thiết với bạn nhỏ như thế nào? Hằng ngày, hai bàn tay làm những việc gì? Khổ thơ nào cho biết bạn nhỏ rất yêu quý hai bàn tay của mình? Học thuộc lòng 3 khổ thơ đầu.
Hãy kể những việc em đã làm để chăm sóc, bảo vệ đôi tay (hoặc đôi chân, đôi mắt, những chiếc răng, mái tóc,...) của em. Gắn kèm vào bài viết ảnh hoặc tranh em vẽ. Giới thiệu, bình chọn bài viết hay.
Ở lớp 2, em đã học chủ điểm Bạn trong nhà, hãy nhắc lại tên và nói một vài điều về những người bạn ấy. Trong nhà, em còn nhiều bạn khác. Hằng ngày, em vẫn trò chuyện, vui chơi, làm việc với các bạn ấy. Đó là những bạn nào? Bạn nhỏ mong bố mẹ mua cho đồ chơi gì? Bố mẹ hướng dẫn bạn nhỏ làm cách nào để mua được mốn đồ chơi đó? Bạn nhỏ dành dụm tiền như thế nào? Vì sao cuối cùng bạn nhỏ không muốn đập vỡ con heo đất?
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
Cảm ơn bạn đã sử dụng Loigiaihay.com. Đội ngũ giáo viên cần cải thiện điều gì để bạn cho bài viết này 5* vậy?
Vui lòng để lại thông tin để ad có thể liên hệ với em nhé!
Họ và tên:
Email / SĐT: