
Phần I
Chia sẻ:
Câu 1: Quan sát tranh và cho biết: Những người trong tranh là ai?
Phương pháp giải:
Em quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Những người trong tranh là các chiến sĩ hải quân, bộ binh, pháo binh, đặc công.
Câu 2
Nghe hoặc hát một bài hát về chú bộ đội.
Phương pháp giải:
Em tìm kiếm và nghe, hát các bài hát về chú bộ đội.
Lời giải chi tiết:
Em có thể tham khảo một số bài hát sau: Hát cùng chú bộ đội, Cháu thương chú bộ đội, Em yêu chú bộ đội,...
Phần II
Bài đọc:
Chú hải quân
Vững vàng trên đảo nhỏ Bồng súng gác biển trời Áo bạc nhàu nắng gió Chú mỉm cười rất tươi.
Giữa trập trùng xa khơi Hải âu vờn quanh chú Bên đảo đá chơi vơi Dạt dào ngàn sóng vỗ. |
Dù nắng mưa, bão tố Các chú vẫn hiên ngang Bao tàu thuyền qua đó Kéo còi chào ngân vang.
Lá cờ đỏ sao vàng Phấp phới bay trong gió Ước mai này như chú Giữ yên biển quê hương. HOÀI KHÁNH |
Phần III
Đọc hiểu:
Câu 1: Những hình ảnh nào nói lên khó khăn, gian khổ của chú hải quân?
Phương pháp giải:
Em đọc bài thơ để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Những hình ảnh nói lên khó khăn, gian khổ của chú hải quân là:
- Áo bạc nhàu nắng gió
- Giữa tập trùng xa khơi
- Bên đảo đá chơi vơi
- Dạt dào ngàn sóng vỗ
- Dù nắng mưa, bão tố
Câu 2
Câu 2: Tìm những hình ảnh đẹp của chú hải quân đứng gác.
Phương pháp giải:
Em đọc khổ thơ 1.
Lời giải chi tiết:
Những hình ảnh đẹp của chú hải quân đứng gác là:
- Vững vàng trên đảo nhỏ / Bồng súng gác biển trời / Chú mỉm cười rất tươi
- Giữa trập trùng xa khơi / Hải âu vờn quanh chú
- Dù nắng mưa, bão tố / Các chú vẫn hiên ngang
Câu 3
Câu 3: Hình ảnh nào trong khổ thơ 4 khẳng định chủ quyền biển, đảo của Việt Nam?
Phương pháp giải:
Em đọc khổ thơ 4.
Lời giải chi tiết:
Hình ảnh trong khổ thơ 4 khẳng định chủ quyền biển, đảo của Việt Nam là: Lá cờ đỏ sao vàng / Phấp phới bay trong gió.
Câu 4
Câu 4: Hai dòng thơ cuối nói lên ước mong gì của bạn nhỏ?
Phương pháp giải:
Em đọc hai dòng thơ cuối bài.
Lời giải chi tiết:
Hai dòng thơ cuối nói lên ước mong được trở thành người lính hải quân, bảo vệ biển đảo quê hương của bạn nhỏ.
Phần IV
Luyện tập:
Câu 1: Đặt câu bày tỏ cảm xúc của em:
a) Trước những khó khăn, gian khổ của chú hải quân.
b) Trước những hình ảnh đẹp của chú hải quân.
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
a) Thấy các chú hải quân phải chịu khó, khăn gian khổ để bảo vệ biển quê hương, em thấy thương các chú biết bao!
b) Hình ảnh chú hải quân bồng súng hiên ngang đứng gác biển với nụ cười tươi thật đẹp làm sao!
Câu 2
Câu 2: Dấu câu nào phù hợp với mỗi ô trống: dấu hai chấm, dấu ngoặc kép hay dấu chấm than?
Trên boong tàu, các chú thủy thủ bỗng reo ầm lên_ “Cá heo_”. Cá heo là bạn của hải quân đấy! Ở một số nước, cá heo được huấn luyện để bảo vệ vùng biển. Các chuyên gia cho biết: _Cá heo mũi chai có khả năng dò tìm thủy lôi nhanh hơn nhiều so với máy móc._.
Theo HOÀNG TRANG
Phương pháp giải:
Em dựa vào kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
Trên boong tàu, các chú thủy thủ bỗng reo ầm lên: “Cá heo!”. Cá heo là bạn của hải quân đấy! Ở một số nước, cá heo được huấn luyện để bảo vệ vùng biển. Các chuyên gia cho biết: “Cá heo mũi chai có khả năng dò tìm thủy lôi nhanh hơn nhiều so với máy móc.”.
Theo HOÀNG TRANG
Tìm đọc thêm ở nhà. Viết vào phiếu đọc sách.
Nghe và kể lại câu chuyện. Trao đổi. Phạm Ngũ Lão là người như thế nào. Em thích nhất chi tiết nào trong câu chuyện. Vì sao.
Tìm đoạn văn ứng với mỗi ý sau. Giặc ngoại xâm gây ra những tội ác như thế nào đối với dân ta. Tìm những chi tiết thể hiện. Những hình ảnh nào nói lên khí thế oai hùng và thắng lợi vang dội của đoàn quân khởi nghĩa. Tìm các tên người, tên địa lí trong bài. Các tên người, tên địa lí nói trên được viết hoa như thế nào.
Viết đoạn văn về một anh hùng chống giặc ngoại xâm mà em biết. Giới thiệu và bình chọn những đoạn văn hay.
Chú Lương và chú Sáu là ai? Họ có nhiệm vụ gì. Em hiểu những lời đối thoại ở đoạn 1 và đoạn 2 là của ai. Máy bay địch đã bị chiếc Mích của ta hạ gục như thế nào. Những chi tiết nào nói lên lòng dũng cảm và quyết tâm của các chiến sĩ hạ gục máy bay địch. Những câu nào trong bài đọc là lời nói của nhân vật. Dấu câu nào cho em biết điều đó. Chọn dấu câu phù hợp để thay ngôi sao trong câu dưới đây. Chuyển câu trong dấu ngoặc kép thành lời nói trực tiếp được đánh dấu bằng dấu gạch ngang.
Nghe – viết. Chọn chữ phù hợp với ô trống. Chữ l hay n. Chữ v hay d. Thi tìm nhanh những từ gồm 2 tiếng.
Kể hoặc đọc lại một câu chuyện (bài thơ, bài văn) về đề tài bảo vệ Tổ quốc mà em đã đọc ở nhà. Trao đổi về câu chuyện (bài thơ, bài văn) em đã đọc.
Trung đoàn trưởng nói gì với các chiến sĩ nhỏ. Vì sao các chiến sĩ xúc động khi nghe trung đoàn trưởng nói. Các chiến sĩ đáp lời trung đoàn trưởng như thế nào. Chi tiết nào trong bài khiến em cảm động. Vì sao.Tìm trong lời của nhân vật Mừng một câu khiến. Chuyển câu “Chúng em xin ở lại.” thành một câu khiến. Tìm các bộ phận của câu ứng với mỗi cột trong bảng dưới đây.
Chọn 1 trong 2 đề sau: Viết đoạn văn hoặc bài thơ ngắn về các chiến sĩ nhỏ trong bài đọc Ở lại với chiến khu. Trang trí cho bài viết hoặc gắn tranh vẽ của em. Viết đoạn văn hoặc bài thơ ngắn về một chiến sĩ quân đội. Gắn ảnh em sưu tầm hoặc tranh vẽ của em.
Ôn chữ viết hoa: U, Ư. Viết tên riêng: U Minh. Viết câu: Ước mai này như chú. Giữ yên biển quê hương.
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
Cảm ơn bạn đã sử dụng Loigiaihay.com. Đội ngũ giáo viên cần cải thiện điều gì để bạn cho bài viết này 5* vậy?
Vui lòng để lại thông tin để ad có thể liên hệ với em nhé!
Họ và tên:
Email / SĐT: