Bận trang 71 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Cánh diều>
Mỗi vật nêu ở khổ thơ 1 bận việc gì? Mỗi người nêu ở khổ thơ 2 bận việc gì? Em hiểu câu thơ “Mọi người đều bận / Nên đời rộn vui.” như thế nào? Chọn ý em thích. Mẹ nhắn nhủ em bé điều gì? Học thuộc lòng 14 dòng thơ đầu.
Nội dung
Mọi người, mọi vật và em bé đều bận rộn làm những công việc có ích cho cuộc sống, đem niềm vui nhỏ góp vào cuộc đời chung. |
Phần I
Bài đọc:
Bận
Trời thu bận xanh Sông Hồng bận chảy Cái xe bận chạy Lịch bận tính ngày Con chim bận bay Cái hoa bận đỏ Cờ bận vẫy gió Chữ bận thành thơ Hạt bận vào mùa Than bận làm lửa. |
Cô bận cấy lúa Chú bận đánh thù Mẹ bận hát ru Bà bận thổi nấu. Còn con bận bú Bận ngủ bận chơi Bận tập khóc cười Bận nhìn ánh sáng.
Mọi người đều bận Nên đời rộn vui Con vừa ra đời Biết chăng điều đó Mà đem vui nhỏ Góp vào đời chung. TRINH ĐƯỜNG |
Phần II
Đọc hiểu:
Câu 1: Mỗi vật nêu ở khổ thơ 1 bận việc gì?
Phương pháp giải:
Em đọc khổ thơ 1.
Lời giải chi tiết:
Mỗi vật nêu ở khổ thơ 1 bận việc là: trời bận xanh, sông bận chảy, xe bận chạy, lịch bận tính ngày, chim bận bay, cờ bận vẫy gió, chữ bận thành thơ, hạt bận vào mùa, than bận làm ra lửa.
Câu 2
Mỗi người nêu ở khổ thơ 2 bận việc gì?
Phương pháp giải:
Em đọc khổ thơ 2.
Lời giải chi tiết:
Mỗi người nêu ở khổ thơ 2 bận việc là: Cô bận cấy lúa, chú bận đánh giặc, mẹ bận hát ru, bà bận thổi nấu, bé bận bú, bận chơi, bận tập khóc, cười, bận nhìn ánh sáng.
Câu 3
Em hiểu câu thơ “Mọi người đều bận / Nên đời rộn vui.” như thế nào? Chọn ý em thích:
a) Mọi người đều bận để làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
b) Mọi người đều bận nhưng vui vì làm những việc có ích.
c) Mọi người đều bận nên cuộc sống rất nhộn nhịp.
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và liên hệ bản thân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Em hiểu câu thơ “Mọi người đều bận / Nên đời rộn vui.” là:
a) Mọi người đều bận để làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
Câu 4
Mẹ nhắn nhủ em bé điều gì?
- Học thuộc lòng 14 dòng thơ đầu.
Phương pháp giải:
Em đọc khổ thơ 3.
Lời giải chi tiết:
Mẹ nhắn nhủ em bé là đem vui nhỏ góp cho đời chung.
Phần III
Luyện tập:
Câu 1: Xếp các từ dưới đây vào nhóm thích hợp:
Phương pháp giải:
Em quan sát và xếp các từ vào nhóm thích hợp.
Lời giải chi tiết:
- Bận: tất bật, bận bịu, bận rộn.
- Nhàn: Nhàn rỗi, nhàn hạ, rảnh rỗi.
Câu 2
Đặt câu với một từ trong bài tập trên.
Mẫu: Ngày mùa, ở nông thôn, nhà nào cũng bận rộn.
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và đặt câu.
Lời giải chi tiết:
- Tết đến, mẹ em tất bật chuẩn bị nấu cỗ.
- Lúc rảnh rỗi em thường vẽ tranh.
- Làm đơn xin cấp thẻ đọc sách trang 72 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Cánh diều
- Chia sẻ niềm vui trang 73, 74 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Cánh diều
- Nhớ - viết: Bận trang 75 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Cánh diều
- Quà tặng của em trang 76 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Cánh diều
- Nhà rông trang 77, 78 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Cánh diều
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Ôn tập cuối học kì I: Tiết 7 trang 129 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Cánh diều
- Ôn tập cuối năm - Tiết 7 trang 122 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều
- Ôn tập cuối năm - Tiết 6 trang 120, 121 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều
- Ôn tập cuối năm - Tiết 5 trang 119 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều
- Ôn tập cuối năm - Tiết 4 trang 119 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều
- Ôn tập cuối học kì I: Tiết 7 trang 129 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Cánh diều
- Ôn tập cuối năm - Tiết 7 trang 122 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều
- Ôn tập cuối năm - Tiết 6 trang 120, 121 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều
- Ôn tập cuối năm - Tiết 5 trang 119 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều
- Ôn tập cuối năm - Tiết 4 trang 119 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều