Mùa thu của em trang 15 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Cánh diều>
Những hình ảnh nào trong bài thơ gắn với mùa thu? Mùa thu có gì vui đối với các bạn nhỏ? Từ các câu trả lời trên, em hiểu vì sao tác giả đặt tên bài thơ là Mùa thu của em? Chọn một khổ thơ em thích và cho biết vì sao em thích khổ thơ đó.
Nội dung
Tình cảm yêu mến của bạn nhỏ với vẻ đẹp của mùa thu – mùa bắt đầu năm học mới. |
Phần I
Bài đọc:
Mùa thu của em
Mùa thu của em
Là vàng hoa cúc
Như nghìn con mắt
Mở nhìn trời êm.
Mùa thu của em
Là xanh cốm mới
Mùi hương như gợi
Từ màu lá sen.
Mùa thu của em
Rước đèn họp bạn
Hội rằm tháng Tám
Chị Hằng xuống xem.
Ngôi trường thân quen
Bạn thầy mong đợi
Lật trang vở mới
Em vào mùa thu.
QUANG HUY
Phần II
Câu 1: Những màu sắc nào được tả trong bài gắn với mùa thu?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài thơ để tìm những màu sắc gắn với màu thu.
Lời giải chi tiết:
Những màu sắc được tả trong bài thơ gắn với mùa thu là: Hoa cúc vàng, cốm xanh mới, màu lá sen.
Câu 2
Mùa thu có gì vui đối với các bạn nhỏ?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài thơ để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Mùa thu có tết Trung Thu, các bạn nhỏ sẽ được phá cỗ rước đèn. Mùa thu còn là mùa tựu trường, được gặp lại thầy cô, bạn bè, bắt đầu năm học mới.
Câu 3
Theo em, vì sao tác giả đặt tên bài thơ là Mùa thu của em?
Phương pháp giải:
Em dựa vào hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Tác giả đặt tên bài thơ là Mùa thu của em vì mùa thu có những sự kiện, ngày lễ dành cho các bạn nhỏ như tết trung thu, ngày khai giảng.
Câu 4
Chọn một khổ thơ em thích và cho biết vì sao em thích khổ thơ đó.
- Học thuộc lòng bài thơ.
Phương pháp giải:
Em tự liên hệ bản thân và nói lên cảm xúc của mình.
Lời giải chi tiết:
Khổ thơ mà em thích là khổ thơ 3. Vì khổ thở nói về Tết Trung thu, em sẽ được liên hoan phá cỗ và đi rước đèn cùng các bạn rất vui.
Phần III
Luyện tập:
Câu 1: Viết tiếp vào vở câu dưới đây để liệt kê những hình ảnh quen thuộc của mùa thu.
VD: Mùa thu là mùa của những màu sắc đẹp: màu xanh của bầu trời,...
Phương pháp giải:
Em dựa vào quan sát, hiểu biết của mình để kể những hình ảnh quen thuộc của mùa thu.
Lời giải chi tiết:
Mùa thu là mùa của những màu sắc đẹp: màu xanh của bầu trời, màu vàng của hoa cúc, màu xanh của lá cốm, lá sen, màu áo trắng em đến trường,...
Câu 2
Đặt một câu sử dụng dấu hai chấm để liệt kê các hoạt động của thiếu nhi trong mùa thu.
Phương pháp giải:
Em dựa vào những trải nghiệm của mình để kể về những hoạt động của thiếu nhi trong mùa thu.
Lời giải chi tiết:
Khi nghĩ về mùa thu, em nghĩ ngay đến những hoạt động thú vị: Tết Trung thu, liên hoan phá cỗ, rước đèn ông sao, ngày tựu trường, đi khai giảng,...
- Em là học sinh lớp 3 trang 17 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Cánh diều
- Kể chuyện đã học: Bạn mới trang 14 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Cánh diều
- Nghe - viết: Ngày khai trường trang 13 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Cánh diều
- Bạn mới trang 11 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Cánh diều
- Em chuẩn bị đi khai giảng trang 11 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Cánh diều
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Ôn tập cuối học kì I: Tiết 7 trang 129 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Cánh diều
- Ôn tập cuối năm - Tiết 7 trang 122 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều
- Ôn tập cuối năm - Tiết 6 trang 120, 121 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều
- Ôn tập cuối năm - Tiết 5 trang 119 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều
- Ôn tập cuối năm - Tiết 4 trang 119 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều
- Ôn tập cuối học kì I: Tiết 7 trang 129 SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Cánh diều
- Ôn tập cuối năm - Tiết 7 trang 122 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều
- Ôn tập cuối năm - Tiết 6 trang 120, 121 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều
- Ôn tập cuối năm - Tiết 5 trang 119 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều
- Ôn tập cuối năm - Tiết 4 trang 119 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều