Bài 25 trang 27 Vở bài tập toán 9 tập 2


Giải Bài 25 trang 27 VBT toán 9 tập 2. Hai vòi nước cùng chảy vào một bể nước cạn (không có nước) thì sau ...

Đề bài

Hai vòi nước cùng chảy vào một bể nước cạn (không có nước) thì sau \(4\dfrac{4}{5}\) giờ đầy bể. Nếu ngay từ đầu, chỉ mở vòi thứ nhất và 9 giờ sau mới mở thêm vòi thứ hai thì phải \(\dfrac{6}{5}\) giờ nữa mới đầy bể. Hỏi nếu ngay từ đầu, chỉ mở vòi thứ hai thì phải bao lâu mới đầy bể ? 

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Bước 1. Lập hệ phương trình:

- Chọn các ẩn số và đặt điều kiện thích hợp cho các ẩn số;

- Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo các ẩn và các đại lượng đã biết;

-Lập hệ phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng

Bước 2. Giải hệ phương trình vừa thu được.

Bước 3. Kết luận

-Kiểm tra xem trong các nghiệm của hệ phương trình, nghiệm nào thỏa mãn điều kiện của ẩn.

- Kết luận bài toán.

Lời giải chi tiết

Bước 1: Gọi \(x\) (giờ) là thời gian để riêng vòi thứ nhất chảy đầy bể; \(y\) (giờ) là thời gian để riêng vòi thứ hai chảy đầy bể. Điều kiện của ẩn là: \(x;y > \dfrac{{24}}{5}\).

Khi đó, riêng vòi thứ nhất chảy trong 1 giờ thì được \(\dfrac{1}{x}\) bể.

Riêng vòi thứ hai chảy trong 1 giờ thì được \(\dfrac{1}{y}\) bể 

Vậy hai vòi cùng chảy từ đầu trong \(4\dfrac{4}{5}\) giờ  (tức \(\dfrac{{24}}{5}\) giờ) thì được \(\dfrac{{24}}{5}\left( {\dfrac{1}{x} + \dfrac{1}{y}} \right)\)  bể nước và đầy bể theo giả thiết ta có phương trình \(\dfrac{{24}}{5}\left( {\dfrac{1}{x} + \dfrac{1}{y}} \right) = 1 \Leftrightarrow \dfrac{1}{x} + \dfrac{1}{y} = \dfrac{5}{{24}}\) 

Giả thiết thứ hai có nghĩa là mở vòi thứ nhất chảy trong \(\left( {9 + \dfrac{6}{5}} \right)\) giờ cộng với vòi thứ hai chảy trong \(\dfrac{6}{5}\)  giờ nữa  thì đầy bể. Điều đó được mô tả bởi phương trình  \(\dfrac{{51}}{5}.\dfrac{1}{x} + \dfrac{6}{5}.\dfrac{1}{y} = 1\)

Ta có hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}\dfrac{1}{x} + \dfrac{1}{y} = \dfrac{5}{{24}}\\\dfrac{{51}}{5}.\dfrac{1}{x} + \dfrac{6}{5}.\dfrac{1}{y} = 1\end{array} \right.\)

Bước 2: Đặt \(\dfrac{1}{x} = u;\dfrac{1}{y} = v\,\) ta có hệ phương trình bậc nhất hai ẩn \(u\) và \(v:\) \(\left\{ \begin{array}{l}u + v = \dfrac{5}{{24}}\\\dfrac{{51}}{5}u + \dfrac{6}{5}v = 1\end{array} \right.\)

Ta giải hệ này bằng phương pháp cộng đại số

\(\left\{ \begin{array}{l}u + v = \dfrac{5}{{24}}\\\dfrac{{51}}{5}u + \dfrac{6}{5}v = 1\end{array} \right. \)\(\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}\dfrac{6}{5}u + \dfrac{6}{5}v = \dfrac{1}{4}\\\dfrac{{51}}{5}u + \dfrac{6}{5}v = 1\end{array} \right. \\\Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}u + v = \dfrac{5}{{24}}\\9u = \dfrac{3}{4}\end{array} \right.\)\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}u = \dfrac{1}{{12}}\\v = \dfrac{1}{8}\end{array} \right.\,\left( {tm} \right)\)

Trở về phương trình ban đầu, ta có \(x = \dfrac{1}{u} = 12\left( {tm} \right)\) và \(y = \dfrac{1}{v} = 8\left( {tm} \right)\)

Bước 3: Giá trị \(x\) và \(y\) tìm được lần lượt là \(12\) và \(8.\)

Vậy vòi thứ nhất chảy riêng trong \(12\) giờ thì đầy bể, vòi thứ hai chảy riêng trong \(8\) giờ thì đầy bể.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
3.6 trên 5 phiếu
  • Bài 26 trang 28 Vở bài tập toán 9 tập 2

    Giải Bài 26 trang 28 VBT toán 9 tập 2. Hai người thợ cùng làm một công việc trong 16 giờ thì xong. Nếu người thứ nhất làm 3 giờ và người thứ hai làm 6 giờ ...

  • Bài 27 trang 29 Vở bài tập toán 9 tập 2

    Giải Bài 27 trang 29 VBT toán 9 tập 2. Nhà Lan có một mảnh vườn trồng rau bắp cải. Vườn được đánh thành nhiều luống, mỗi luống trồng cùng một số rau cải bắp. Lan tính rằng: nếu tăng thêm 8 luống rau nhưng mỗi luống trồng ít đi 3 cây...

  • Bài 28 trang 30 Vở bài tập toán 9 tập 2

    Giải Bài 28 trang 30 VBT toán 9 tập 2. Nếu hai vòi nước cùng chảy vào một bể cạn ...

  • Bài 29 trang 31 Vở bài tập toán 9 tập 2

    Giải Bài 29 trang 31 VBT toán 9 tập 2. Một người mua hai loại hàng và phải trả tổng cộng 2,17 triệu đồng, kể cả thuế gia trị giá tăng (VAT) với mức 10% đối với loại hàng thứ nhất và 8%...

  • Bài 24 trang 27 Vở bài tập toán 9 tập 2

    Giải bài 24 trang 27 VBT toán 9 tập 2. Tính dộ dài hai cạnh góc vuông của một tam giác vuông , biết rằng nếu tăng mỗi cạnh lên 3 dm thì diện tích tam giác sẽ tăng thêm 36 cm2. Và mếu một cạnh giảm đi 2 cm, cạnh kia giảm đi 4 cm thì diện tích tam giác giảm đi 26 cm2...

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 9 - Xem ngay

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí