Phần câu hỏi bài 1 trang 40, 41 Vở bài tập toán 9 tập 2>
Giải Phần câu hỏi bài 1 trang 40, 41 VBT toán 9 tập 2. Cho hàm số ...
Câu 1
Cho hàm số \(y = a{x^2},\,\,a \ne 0\) . Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
(A) Nếu a > 0 thì khi x tăng y cũng tăng
(B) Nếu a > 0 thì khi x > 0 và x tăng y cũng tăng
(C) Nếu a > 0 thì khi x giảm y cũng giảm
(D) Nếu a > 0 thì khi x < 0 và x giảm y cũng giảm
Phương pháp giải:
Sử dụng kiến thức về sự đồng biến và nghịch biến của hàm số \(y = a{x^2}\,\,\left( {a \ne 0} \right)\)
+) Nếu \(a > 0\) thì hàm số nghịch biến khi \(x < 0\) và đồng biến khi \(x > 0\).
+) Nếu \(a < 0\) thì hàm số đồng biến khi \(x < 0\) và nghịch biến khi \(x > 0\).
Lời giải chi tiết:
Với \(a > 0\), hàm số \(y = a{x^2}\,\,\left( {a \ne 0} \right)\) đồng biến khi \(x > 0\) nghĩa là với \(x > 0\) thì \(x\) tăng \(y\) cũng tăng hoặc \(x\) giảm \(y\) cũng giảm.
Chọn B.
Câu 2
Hãy điền những từ “đồng biến” hoặc “nghịch biến” vào mỗi chỗ trống (…) sau:
(A) Hàm số \(y = \sqrt 2 {x^2}\) ………khi x > 0
(B) Hàm số \(y = - 0,3{x^2}\) ………khi x < 0
(C) Hàm số \(y = \sqrt 2 {x^2}\) ………khi x < 0
(D) Hàm số \(y = - 0,3{x^2}\) ………khi x > 0
Phương pháp giải:
Sử dụng kiến thức về sự đồng biến và nghịch biến của hàm số \(y = a{x^2}\,\,\left( {a \ne 0} \right)\)
+) Nếu \(a > 0\) thì hàm số nghịch biến khi \(x < 0\) và đồng biến khi \(x > 0\).
+) Nếu \(a < 0\) thì hàm số đồng biến khi \(x < 0\) và nghịch biến khi \(x > 0\).
Lời giải chi tiết:
Hàm số \(y = \sqrt 2 {x^2}\) có \(a = \sqrt 2 > 0\) nên nó đồng biến khi \(x > 0\), nghịch biến khi \(x < 0\)
Hàm số \(y = - 0,3{x^2}\) có \(a = - 0,3 < 0\) nên nó đồng biến khi \(x < 0\), nghịch biến khi \(x > 0\)
Từ đó:
(A) Hàm số \(y = \sqrt 2 {x^2}\) đồng biến khi \(x > 0\)
(B) Hàm số \(y = - 0,3{x^2}\) đồng biến khi \(x < 0\)
(C ) Hàm số \(y = \sqrt 2 {x^2}\) nghịch biến khi \(x < 0\)
(D) Hàm số \(y = - 0,3{x^2}\) nghịch biến khi \(x > 0\)
Câu 3
Cho hàm số \(y = a{x^2},\,\,a \ne 0\). Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
(A) Nếu a > 0 và x < 0 thì y < 0
(B) Nếu a < 0 và x < 0 thì y > 0
(C) Nếu a < 0 và x < 0 thì y < 0
(D) Nếu y < 0 và x < 0 thì a > 0
Phương pháp giải:
Sử dụng kiến thức về hàm số \(y = a{x^2}\,\,\left( {a \ne 0} \right)\)
+) Nếu \(a > 0\) thì \(y > 0\) với mọi \(x \ne 0\)
+) Nếu \(a < 0\) thì \(y < 0\) với mọi \(x \ne 0\)
Lời giải chi tiết:
Ta có: Xét hàm số \(y = a{x^2}\,\,\left( {a \ne 0} \right)\)
+) Nếu \(a > 0\) thì \(y > 0\) với mọi \(x \ne 0\)
+) Nếu \(a < 0\) thì \(y < 0\) với mọi \(x \ne 0\)
Nên A, B, D sai. C đúng.
Chọn C.
Câu 4
Cho hàm số \(y = a{x^2},\,\,a \ne 0\). Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời sai.
(A) Nếu a > 0 và x > 0 thì y > 0
(B) Nếu y > 0 và x < 0 thì a > 0
(C) Nếu y < 0 và x > 0 thì a < 0
(A) Nếu y < 0 và a > 0 thì x < 0
Phương pháp giải:
Ta có: Xét hàm số \(y = a{x^2}\,\,\left( {a \ne 0} \right)\)
+) Nếu \(a > 0\) thì \(y > 0\) với mọi \(x \ne 0\) và ngược lại nếu \(y > 0\) thì \(a > 0\) với mọi \(x \ne 0\)
+) Nếu \(a < 0\) thì \(y < 0\) với mọi \(x \ne 0\) và ngược lại nếu \(y < 0\) thì \(a < 0\) với mọi \(x \ne 0\)
Lời giải chi tiết:
Ta thấy rằng nếu \(y < 0 \Rightarrow a < 0\) nên D sai.
Chọn D.
Loigiaihay.com