Lý thuyết Số nguyên âm Toán 6 Cánh diều
Lý thuyết Số nguyên âm Toán 6 Cánh diều ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu
Số nguyên dương: 1;2;3;4;... (Số tự nhiên khác 0)
Số nguyên âm: −1;−2;−3;−4;...(Ta thêm dấu “-” vào đằng trước các số nguyên dương)
- Tập hợp: {...;−3;−2;−1;0;1;2;3;...} gồm các số nguyên âm, số 0 và các số nguyên dương là tập hợp các số nguyên. Kí hiệu là Z={...;−3;−2;−1;0;1;2;3;...}
Chú ý:
- Số 0 không phải là số nguyên dương cũng không phải số nguyên âm.
- Đôi khi ta còn viết thêm dấu “+” ngay trước một số nguyên dương. Chẳng hạn +5 (đọc là “dương năm”)
Khi nào người ta dùng số âm?
- Trong đời sống hàng ngày người ta dùng các số mang dấu "-" và dấu "+" để chỉ các đại lượng có thể xét theo hai chiều khác nhau.
Số dương biểu thị |
Số âm biểu thị |
Nhiệt độ trên 00C |
Nhiệt độ dưới 00C |
Độ cao trên mực nước biển |
Độ cao dưới mực nước biển |
Số tiền hiện có |
Số tiền còn nợ |
Số tiền lãi |
Số tiền lỗ |
Độ viễn thị |
Độ cận thị |
Ví dụ:
+) Số −1 đọc là “âm một”.
+) Số +2 đọc là “dương hai”
+) Một người thợ lặn lặn xuống độ sâu 10 mét tức là độ cao hiện tại của người thợ lặn là -10m so với mực nước biển.




- Trả lời Luyện tập vận dụng 1 trang 61 SGK Toán 6 Cánh Diều
- Trả lời Luyện tập vận dụng 2 trang 62 SGK Toán 6 Cánh Diều
- Giải Bài 1 trang 62 SGK Toán 6 Cánh Diều Tập 1
- Giải Bài 2 trang 62 SGK Toán 6 Cánh Diều Tập 1
- Giải Bài 3 trang 63 SGK Toán 6 Cánh Diều Tập 1
>> Xem thêm