Lý thuyết bài vệ sinh da


I. Bảo vệ da Để giữ gìn da luôn sạch sẽ, cần tắm giặt thường xuyên, rửa nhiều lần trong ngày những bộ phận hay bị bám bụi như mặt, chân tay.

I. Bảo vệ da

Để giữ gìn da luôn sạch sẽ, cần tắm giặt thường xuyên, rửa nhiều lần trong ngày những bộ phận hay bị bám bụi như mặt, chân tay. Da sạch có khả năng diệt 85% số vi khuẩn bám trên da nhưng ở da bẩn thì chỉ diệt được chừng 5% nên dễ gây ngứa ngáy, ở tuổi dậy thì chất tiết của tuyến nhờn dưới da tăng lên, miệng của tuyến nhờn nằm ở các chân lông bị sừng hóa làm cho chất nhờn tích tụ lại tạo nên trứng cá.

Da bị xây xát tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập cơ thể, gây nên các bệnh viêm nhiễm. Không nên nặn trứng cá vì có thể giúp vi khuẩn xâm nhập gây nên viêm có mủ.

II. Rèn luyện da

Da không được rèn luyện, cơ thể dễ bị cảm, ốm khi thời tiết thay đổi hoặc bị mưa nắng đột ngột. Rèn luyện da cũng là rèn luyện thân thể.

III. Phòng chống bệnh ngoài da

Da là cơ quan thường xuyên tiếp xúc với môi trường. Vì vậy, nếu không giữ cho da sạch sẽ thì dễ mắc các bệnh ngoài da như ghẻ lở, hắc lào... Đặc biệt, các vết thương ở chân dễ tiếp xúc với bùn, đất bẩn có thể mắc bệnh uốn ván. Cần đề phòng tránh bị bỏng nhiệt, bỏng do vôi tôi, do hóa chất, do điện...

Để phòng bệnh, cần vệ sinh cơ thể thường xuyên, tránh làm da bị xây xát, giữ vệ sinh nguồn nước, vệ sinh nơi ở và nơi công cộng.

Khi mắc bệnh cần chữa trị kịp thời. Bị bỏng do nước sôi nên sơ cứu ngay bằng cách ngâm phần bị bỏng vào nước lạnh và sạch, sau đó bôi thuốc mỡ chống bỏng. Nếu bỏng nặng phải đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4 trên 46 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 8 - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí