Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết


Lý thuyết bài tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết. Tuần hoàn máu (hình 16-1) 1. Tâm thất phải 2, Động mạch phổi.

I. Tuần hoàn máu (hình 16-1)

Máu đi trong cơ thể thông qua 2 vòng tuần tuần hoàn là vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ

Đặc điểm so sánh

Vòng tuần hoàn nhỏ

Vòng tuần hoàn lớn

Đường đi của máu

Từ tâm thất phải theo đọng mạch phổi đến 2 lá phổi, theo tĩnh mạch phổi về tâm nhĩ trái

Từ tâm thất trái theo động mạch cảnh đến các tế bào rồi theo tĩnh mạch cảnh trên và tĩnh mạch cảnh dưới rồi về tâm nhĩ phải

Nơi trao đổi

Trao đổi khí ở phổi

Trao đổi chất ở tế bào

Vai trò

Thải CO2 và khí độc trong cơ thể ra môi trường ngoài

Cung cấp O2 và chất dinh dưỡng cho các hoạt động sống của tế bào

Độ dài vòng vận chuyển của máu

Ngắn hơn

Dài hơn vòng tuần hoàn nhỏ

- Vai trò của tim và hệ mạch trong sự tuần hoàn máu:

+ Tim: co bóp tạo lực đẩy máu đi qua các hệ mạch

+ Hệ mạch: dẫn máu từ tim (tâm thất) tới các tế bào cảu cơ thể, rồi lại từ các tế bào trở về tim (tâm nhĩ)

→ Hệ tuần hoàn giúp lưu chuyển máu trong toàn cơ thể

II. Lưu thông bạch huyết

- Đường đi của bạch huyết:

Mao mạch bạch huyết → mạch bạch huyết → hạch bạch huyết → mạch bạch huyết → ống bạch huyết → tĩnh mạch (hệ tuần hoàn)

- Vai trò của mỗi phân hệ:

+ Phân hệ lớn: thu bạch huyết ở nửa trên bên trái và ở nửa dưới của cơ thể

+ Phân hệ nhỏ: thu bạch huyết ở nửa trên bên phải cơ thể

- Vai trò của hệ bạch huyết: Là hệ thống thoát nước của cơ thể, kiểm soát mức độ dịch của cơ thể, lọc vi khuẩn và là nơi sản sinh bạch huyết

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.4 trên 35 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 8 - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí