CHƯƠNG 2. HẰNG ĐẲNG THỨC ĐÁNG NHỚ VÀ ỨNG DỤNG
CHƯƠNG 4. ĐỊNH LÍ THALES
CHƯƠNG 5. DỮ LIỆU VÀ BIỂU ĐỒ
CHƯƠNG 6. PHÂN THỨC ĐẠI SỐ
CHƯƠNG 7. PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT VÀ HÀM SỐ BẬC NHẤT
Bài 25. Phương trình bậc nhất một ẩn
Bài 26. Giải bài toán bằng cách lập phương trình
Luyện tập chung trang 37
Bài 27. Khái niệm hàm số và đồ thị của hàm số
Bài 28. Hàm số bậc nhất và đồ thị của hàm số bậc nhất
Bài 29. Hệ số góc của đường thẳng
Luyện tập chung trang 55
Bài tập cuối chương 7
CHƯƠNG 9. TAM GIÁC ĐỒNG DẠNG
Bài 33. Hai tam giác đồng dạng
Bài 34. Ba trường hợp đồng dạng của hai tam giác
Luyện tập chung trang 91
Bài 35. Định lí Pythagore và ứng dụng
Bài 36. Các trường hợp đồng dạng của hai tam giác vuông
Bài 37. Hình đồng dạng
Luyện tập chung trang 108
Bài tập cuối chương 9
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM
Công thức lãi kép
Thực hiện tính toán trên đa thức với phần mềm GeoGebra
Vẽ hình đơn giản với phần mềm GeoGebra
Phân tích đặc điểm khí hậu Việt Nam
Một vài ứng dụng của hàm số bậc nhất trong tài chính
Ứng dụng định lí Thalès, định lí Pythagore và tam giác đồng dạng để đo chiều cao, khoảng cách
Thực hành tính toán trên phân thức đại số và vẽ đồ thị hàm số với phần mềm GeoGebra
Mô tả thí nghiệm ngẫu nhiên với phần mềm Excel
BÀI TẬP ÔN TẬP CUỐI NĂM

Trắc nghiệm Toán thực tế Toán 9 có đáp án

Trắc nghiệm Toán thực tế

6 câu hỏi
30 phút
Trắc nghiệm
Câu 1 :

Một người mua 42 bông hoa hồng và hoa cúc hết tổng cộng 158 000 đồng. Giá mỗi bông hoa hồng là 4 000 đồng, giá mỗi bông hoa cúc là 3 500 đồng. Nếu gọi số bông hoa hồng là x (bông, \(x \in \mathbb{N}*,x < 42\)) thì ta thu được phương trình là:

  • A.
    \(4\;000x + 3\;500\left( {42 + x} \right) = 158\;000\)
  • B.
     \(3\;500x + 4\;000\left( {42 + x} \right) = 158\;000\)
  • C.
    \(4\;000x + 3\;500\left( {42 - x} \right) = 158\;000\)
  • D.
    \(3\;500x + 4\;000\left( {42 - x} \right) = 158\;000\)
Câu 2 :

Một cuộc thi có 20 câu hỏi quy định cho điểm như sau: Với mỗi câu hỏi, nếu trả lời đúng thì được cộng 5 điểm, trả lời sai thì bị trừ 1 điểm, không trả lời thì không được điểm. Bạn Nam được 76 điểm trong cuộc thi đó. Hỏi bạn Nam đã trả lời đúng được bao nhiêu câu? Biết rằng Nam đã trả lời tất cả các câu trong cuộc thi.  

  • A.
    14 câu
  • B.
    15 câu
  • C.
    16 câu
  • D.
    17 câu
Câu 3 :

Bác Nga gửi 30 000 000 đồng vào ngân hàng với kì hạn một năm. Sau một năm, bác rút về cả vốn lẫn lãi là 31 860 000 đồng. Khi đó, lãi suất một năm của khoản tiền bác Nga gửi ở ngân hàng là:

  • A.
    6,0%
  • B.
    6,2%
  • C.
    6,4%
  • D.
    6,5%
Câu 4 :

Hai công ty viễn thông đưa ra hai gói cước cho điện thoại cố định như sau:

Cước thuê bao hàng tháng (đồng)

Giá cước mỗi phút gọi (đồng)

Công ty A

32 000

800

Công ty B

38 000

600

Để số tiền phải trả trong tháng khi sử dụng dịch vụ của hai công ty viễn thông là như nhau thì số phút gọi trong tháng là:

  • A.
    20 phút
  • B.
    25 phút
  • C.
    30 phút
  • D.
    35 phút
Câu 5 :

Một bác nông dân đem trứng ra chợ bán. Tổng số trứng bán ra được tính như sau:

Ngày thứ nhất bán được 8 trứng và \(\frac{1}{8}\) số trứng còn lại

Ngày thứ hai bán được 16 trứng và \(\frac{1}{8}\) số trứng còn lại

Ngày thứ ba bán được 24 trứng và \(\frac{1}{8}\) số trứng còn lại

Cứ như vậy cho đến ngày cuối cùng thì bán hết trứng. Nhưng thật thú vị, số trứng bán được trong mỗi ngày đều bằng nhau. Vậy số ngày để bán hết số trứng là:

  • A.
    5 ngày
  • B.
    4 ngày
  • C.
    6 ngày
  • D.
    7 ngày
Câu 6 :

Trong một buổi họp mặt giữa hai lớp 8A và 8B, có tất cả 50 học sinh tham gia. Các bạn học sinh lớp 8B tính số người quen ở lớp 8A và thấy rằng bạn Anh quen 11 bạn, bạn Bắc quen 12 bạn, bạn Chi quen 13 bạn, … và cứ như vậy đến bạn cuối cùng là bạn Yến thì quen tất cả các bạn của lớp 8A. Khi đó:

  • A.
    Lớp 8A có 30 học sinh, lớp 8B có 20 học sinh tham gia
  • B.
    Lớp 8A có 20 học sinh, lớp 8B có 30 học sinh tham gia
  • C.
    Lớp 8A có 28 học sinh, lớp 8B có 22 học sinh tham gia
  • D.
    Lớp 8A có 22 học sinh, lớp 8B có 28 học sinh tham gia