Phần câu hỏi bài 5 trang 63, 64 Vở bài tập toán 8 tập 1>
Giải phần câu hỏi bài 5 trang 63, 64 VBT toán 8 tập 1. Giả sử A/M và B/M là hai phân thức...
Câu 17.
Giả sử \(\dfrac{A}{M}\) và \(\dfrac{B}{M}\) là hai phân thức, \(\dfrac{A}{M} + \dfrac{B}{M}\) bằng biểu thức
\(\begin{array}{l}(A)\,\dfrac{{A + B}}{{M + M}}\\(B)\,\,\dfrac{{A + B}}{M}\\(C)\,\,\dfrac{{A + B}}{{M.M}}\\(D)\,\,A + \dfrac{B}{M}\end{array}\)
Phương pháp giải:
Quy tắc: Muốn cộng hai phân thức cùng mẫu thức ta cộng các tử thức với nhau, giữ nguyên mẫu thức.
\( \dfrac{A}{B}+\dfrac{C}{B}=\dfrac{A+C}{B}\)
Giải chi tiết:
Ta có \(\dfrac{A}{M} + \dfrac{B}{M}=\dfrac{{A + B}}{M}\)
Chọn B.
Câu 18.
Giả sử \(\dfrac{A}{B}\) và \(\dfrac{C}{D}\) là hai phân thức. Tổng \(\dfrac{A}{B} + \dfrac{C}{D}\) bằng biểu thức
\(\begin{array}{l}(A)\,\,\dfrac{{A + C}}{{B + D}}\\(B)\,\,\dfrac{{A + C}}{{B.D}}\\(C)\,\,\dfrac{{A.C}}{{B + D}}\\(D)\,\,\dfrac{{A.D + B.C}}{{B.D}}\end{array}\)
Phương pháp giải:
Quy tắc: Muốn cộng hai phân thức có mẫu thức khác nhau ta quy đồng mẫu thức rồi cộng các phân thức có cùng mẫu thức vừa tìm được.
\(\dfrac{A}{B}+\dfrac{C}{D}=\dfrac{AD}{BD}+\dfrac{CB}{DB}=\dfrac{AD+BC}{BD}\)
Giải chi tiết:
Ta có: \(\dfrac{A}{B}+\dfrac{C}{D}=\dfrac{AD}{BD}+\dfrac{CB}{DB}=\dfrac{AD+BC}{BD}\)
Chọn D.
Câu 19.
Tổng của hai phân thức \(\dfrac{x}{{2\left( {x + y} \right)}}\) và \(\dfrac{{x + 2y}}{{2x + 2y}}\) là phân thức
\(\begin{array}{l}(A)\,\,\dfrac{{2x}}{{2y + 2x}}\\(B)\,\,\dfrac{{2x + 2y}}{{4x + 4y}}\\(C)\,\,\dfrac{1}{2}\\(D)\,\,1\end{array}\)
Phương pháp giải:
Quy tắc: Muốn cộng hai phân thức cùng mẫu thức ta cộng các tử thức với nhau, giữ nguyên mẫu thức.
\( \dfrac{A}{B}+\dfrac{C}{B}=\dfrac{A+C}{B}\)
Giải chi tiết:
\(\begin{array}{l}\dfrac{x}{{2\left( {x + y} \right)}} + \dfrac{{x + 2y}}{{2x + 2y}}\\ = \dfrac{x}{{2\left( {x + y} \right)}} + \dfrac{{x + 2y}}{{2\left( {x + y} \right)}}\\ = \dfrac{{x + x + 2y}}{{2\left( {x + y} \right)}} = \dfrac{{2x + 2y}}{{2\left( {x + y} \right)}}\\ = \dfrac{{2x + 2y}}{{2x + 2y}} = 1\end{array}\)
Chọn D.
Câu 20.
Tổng \(\dfrac{1}{{6{x^2}y}} + \dfrac{3}{{10x{y^2}}}\) bằng biểu thức
\(\begin{array}{l}(A)\,\,\dfrac{4}{{10{x^2}{y^2}}}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(B)\,\,\dfrac{{10y + 18x}}{{60{x^3}{y^3}}}\\(C)\,\,\dfrac{{5y + 9x}}{{30{x^2}{y^2}}}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(D)\,\,\dfrac{{5y + 3x}}{{30{x^2}{y^2}}}\end{array}\)
Phương pháp giải:
Quy tắc: Muốn cộng hai phân thức có mẫu thức khác nhau ta quy đồng mẫu thức rồi cộng các phân thức có cùng mẫu thức vừa tìm được.
Giải chi tiết:
Ta có:
\(\begin{array}{l}6{x^2}y = 2.3.{x^2}.y\\10x{y^2} = 2.5.x.{y^2}\\ \Rightarrow MTC = 2.3.5.{x^2}.{y^2} = 30{x^2}{y^2}\end{array}\)
\(\begin{array}{l}\dfrac{1}{{6{x^2}y}} + \dfrac{3}{{10x{y^2}}} = \dfrac{{5y}}{{30{x^2}{y^2}}} + \dfrac{{3.3x}}{{30{x^2}{y^2}}}\\ = \dfrac{{5y}}{{30{x^2}{y^2}}} + \dfrac{{9x}}{{30{x^2}{y^2}}} = \dfrac{{5y + 9x}}{{30{x^2}{y^2}}}\end{array}\)
Chọn C.
Loigiaihay.com
- Bài 18 trang 64 Vở bài tập toán 8 tập 1
- Bài 19 trang 64 Vở bài tập toán 8 tập 1
- Bài 20 trang 65 Vở bài tập toán 8 tập 1
- Bài 21 trang 66 Vở bài tập toán 8 tập 1
- Bài 22 trang 68 Vở bài tập toán 8 tập 1
>> Xem thêm