Đề số 22 - Đề kiểm tra học kì 2 - Sinh học 6>
Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 22 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Sinh học 6
Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Câu 1: Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
1. Lớp Hai lá mầm có kiểu rễ và gân lá là:
a. Rễ cọc, gân hình mạng
b. Rễ chùm, gân hình cung hoặc song song
c. Rễ cọc, gân hình cung hoặc song song
d. Rễ chùm, gân hình mạng
2. Dựa vào đâu người ta nói thực vật có khả năng diều hòa không khí ?
a. Sự hô hấp của con người, động thực vật, hoạt động của nhà máy, sự đốt cháy… đều tiêu tốn O2 và thải ra các khí cacbônic
b. Thực vật quang hợp tiêu thụ khí cacbônic và thải khí O2, góp phần (chủ yếu) làm cân bằng các khí này trong không khí
c. Ở thực vật, lượng khí CO2 thải ra trong hô hấp được sử dụng ngay vào quá trình quang hợp nên vẫn giữ được môi trường trong sạch
d. Câu a và b đều đúng.
3. Lớp Một lá mầm có số cánh hoa là bao nhiêu trong các trường hợp sau?
a. 4 cánh b. 5 cánh
c. 3 – 6 cánh d. 4 – 5 cánh
4. Tại sao nói vi khuẩn là sinh vật dị dưỡng ?
a. Hầu hết vi khuẩn không có chất diệp lục, nên không tạo được chất hữu cơ nuôi cơ thể
b. Có loại vi khuẩn sống bằng các chất hữu cơ có sẵn trong xác các động thực vật gọi là hoại sinh
c. Có loại vi khuẩn sống nhờ trên cơ thể sống khác gọi là kí sinh
d. Cả a, b và c
5. Nhóm cây nào sau đây toàn là cây lương thực ?
a. Rau cải, cà chua, su hào, cải bắp
b. Cây lúa, khoai tây, ngô, kê
c. Cây mít, cây vải, cây nhãn, cây ổi
d. Cây sen, cây sâm, cây hoa cúc, cà phê
6. Thực vật ở nước (tảo) xuất hiện trong điều kiện nào ?
a. Các đại dương chiếm phần lớn diện tích Trái Đất
b. Những sinh vật đầu tiên có cấu tạo rất đơn giản
c. Khí hậu nóng và rất ẩm
d. Cả a và b
Câu 2. Hãy sấp xếp các đặc điểm cấu tạo của cây Hạt trần và cây Hạt kín ở cột B tương ứng với từng loại cây (hạt trần hoặc hạt kín) ở cột A rồi ghi vào cột kết quả.
Các loại cây (A) |
Các đặc điểm cấu tạo (B) |
Kết quả |
1. Hạt trần 2. Hạt kín
|
a. Rễ, thân, lá thật b. Có mạch dẫn c. Hạt nằm trong quả d. Có hoa (cơ quan sinh sản là hoa, quả) e. Hạt nằm trên lá noãn hở g. Chưa có hoa, quả (cơ quan sinh sản là nón) h. Có mạch dẫn hoàn thiện i. Rễ, thân, lá thật (rất đa dạng) |
1...... 2……… |
II. TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 1. Thế nào là Phân loại thực vật ? Người ta phân chia thực vật thành các bậc phân loại từ cao đến thấp theo trật tự như thế nào ?
Câu 2. Thế nào là thực vật quý hiếm ? Cần phải làm gì để bảo vệ đa dạng thực vật ở Việt Nam ?
Lời giải chi tiết
I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Câu 1.
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
a |
d |
c |
d |
b |
a |
1. Lớp Hai lá mầm có kiểu rễ và gân lá là: Rễ cọc, gân hình mạng
Chọn a
2. Thực vật có khả năng diều hòa không khí vì:
- Sự hô hấp của con người, động thực vật, hoạt động của nhà máy, sự đốt cháy… đều tiêu tốn O2 và thải ra các khí cacbônic
- Thực vật quang hợp tiêu thụ khí cacbônic và thải khí O2, góp phần (chủ yếu) làm cân bằng các khí này trong không khí
Chọn d
3. Lớp Một lá mầm có số cánh hoa là 3 – 6 cánh
Chọn c
4. Vi khuẩn là sinh vật dị dưỡng vì
- Hầu hết vi khuẩn không có chất diệp lục, nên không tạo được chất hữu cơ nuôi cơ thể
- Có loại vi khuẩn sống bằng các chất hữu cơ có sẵn trong xác các động thực vật gọi là hoại sinh
- Có loại vi khuẩn sống nhờ trên cơ thể sống khác gọi là kí sinh
Chọn d
5. Cây lúa, khoai tây, ngô, kê toàn là cây lương thực
Chọn b
6. Thực vật ở nước (tảo) xuất hiện trong điều kiện Các đại dương chiếm phần lớn diện tích Trái Đất
Chọn a
Câu 2.
1 |
2 |
a, b, e, g |
c, d. h, i |
II. TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 1.
* Phân loại thực vật là tìm hiểu sự giống nhau và khác nhau của thực vật rồi xếp chúng thành các bậc phân loại theo thứ tự nhất định.
* Người ta phân chia thực vật thành các bậc phân loại từ cao đến thấp theo trật tự sau: Ngành – Lớp - Bộ - Họ - Chi – Loài
Loài là bậc phân loại cơ sở. Bậc càng thấp thì sự khác nhau giữa các thực vật cùng bậc càng ít. Như vậy, loài là tập hợp của những cá thể có nhiều đặc điểm giống nhau về hình dạng, cấu tạo...
Câu 2.
* Thực vật quý hiếm là thực vật có giá trị kinh tế (lấy gỗ, làm thuốc, cây công nghiệp...) nhưng đang bị khai thác quá mức và ngày càng hiếm đi.
* Để bảo vệ sự đa dạng thực vật ở Việt Nam cần phải:
- Ngăn chặn việc phá rừng để bảo vệ môi trường sống của thực vật
- Hạn chế khai thác bừa bãi các loài thực vật quý hiếm, để bảo vệ số lượng cá thể loài
- Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tồn… để bảo tồn các loài thực vật, trong đó có thực vật quý hiếm
- Cấm buôn bán và xuất khẩu các loài thực vật quý hiếm
Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng.
Loigiaihay.com
- Đề số 21 - Đề kiểm tra học kì 2 - Sinh học 6
- Đề số 20 - Đề kiểm tra học kì 2 - Sinh học 6
- Đề số 19 - Đề kiểm tra học kì 2 - Sinh học 6
- Đề số 18 - Đề kiểm tra học kì 2 - Sinh học 6
- Đề số 17 - Đề kiểm tra học kì 2 - Sinh học 6
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục