Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 4 - Chương II - Phần 2 - Lịch sử 10


Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Câu 1. Vua Lý Nhân Tông đã xuống chiếu: “kẻ nào mổ trộm trâu thì xử 80 trượng, đồ làm khao giáp, … Nhà láng giềng không tố cáo thì xử 80 trượng”. (Đại Việt sử kí toàn thư).

Đoạn trích trên thể hiện điều gì về chính sách phát triển nông nghiệp dưới triều Lý?

A. Cung cấp phân bón cho cây trồng tốt tươi.

B. Cung cấp thêm trâu cho một số gia đình nghèo.

C. Tạo động lực cho nhân dân tăng gia sản xuất.

D. Sự quan tâm bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.

Câu 2. Ngoại thương nước ta thời Lê có điểm gì hạn chế?

A. Phá hỏng hầu hết các đô thị buôn bán từng được coi là thịnh trị trước đây.

B. Thuyền bè nước ngoài không được cập bến bất cứ một cảng biển nào.

C. Nhà nước không chủ trương mở rộng giao lưu với thương nhân nước ngoài.

D. Hạn chế xây dựng các chợ làng, chợ huyện, chợ chùa.

Câu 3. Thủ công nghiệp Đại Việt từ thế kỉ X đến XV được chia thành mấy bộ phận?

A. hai.                             B. ba.

C. bốn.                            D. một.

Câu 4. Đâu là nhân tố quan trọng nào giúp diện tích ruộng đất từ thế kỉ X đến XV ngày càng được mở rộng?

A. Sự quy hoạch hợp lí của phù nông và địa chủ giàu có.

B. Quá trình buôn bán ruộng đất diễn ra mạnh mẽ.

C. Chính sách thúc đẩy phát triển nông nghiệp của nhà nước.

D. Tiền đề của công cuộc khai hoang từ thời Bắc thuộc.

Câu 5.  Nội dung nào không phản ánh chính xác mục đích của việc các triều đại phong kiến nước ta đều thành lập xưởng thủ công nhà nước (quan xưởng), tập trung các thợ giỏi trong nước?

A. Chuyên lo việc đúc tiền.

B. Rèn đúc vũ khí và đóng các loại thuyền chiến phục vụ quân đội.

C. May mũ áo cho nhà vua, quan lại và quý tộc, xây dựng các cung điện, dinh thự.

D. Vừa sản xuất, vừa buôn bán.

Câu 6. Đặc điểm chung nhất về mối quan hệ giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp Đại Việt từ thế kỉ X đến XV là gì?

A. Nông nghiệp gắn chặt với thủ công nghiệp.

B. Thủ công nghiệp đã tách khởi nông nghiệp.

C. Nông nghiệp không có quan hệ với thủ công nghiệp.

D. Thủ công nghiệp trở thành ngành kinh tế chính.

II. TỰ LUẬN (4 điểm)

Hãy nêu những biểu hiện nói lên sự phát triển của thủ công nghiệp nước ta thời Lý, Trần, Lê?

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. TRẮC NGHIỆM

1. A

2. C

3. A

4. C

5. D

6. A

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 92.

Cách giải:

Câu nói trên thể hiện chính sách quan tâm bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp của các nhà nước Lý, Trần, Lê Sơ.

Chọn: A

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 94.

Cách giải:

Vào thời Lê, nhà nước không chủ trương mở rộng giao lưu với thương nhân nước ngoài. Thuyền bè các nước chỉ được cập bến một số cảng và bị khám xét nghiêm ngặt => Ngoại thương bị thu hẹp.

Chọn: C

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 93.

Cách giải:

Thủ công nghiệp Đại Việt từ thế kỉ X đến XV được chia thành hai bộ phận:

- Thủ công nghiệp nhà nước.

- Thủ công nghiệp trong nhân dân.

Chọn: A

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 91, suy luận.

Cách giải:

Từ thế kỉ X đến XV, diện tích đất ngày càng mở rộng nhờ:

- Nhân dân tích cực khai hoang vùng châu thổ sông lớn và ven biển.

- Chính sách phát triển nông nghiệp tích cực của nhà nước kéo theo chính sách tăng cường khai hoang, mở rộng diện tích đất trồng.

+ Các vua Trần khuyến khích các vương hầu, quý tộc khai hoang lập điền trang.

+ Vua Lê cấp ruộng đất cho quý tộc, quan lại đặt phép quân điền.

+ Năm 1248, Nhà Trần cho đắp đê quai vạc dọc các sông lớn từ đầu nguồn đến cửa biển. Đặt cơ quan: Hà đê sứ trông nom đê điều => Làng xóm được bảo vệ, mùa màng ổn định.

+ Nhà Lê sai người đắp một số đoạn đê biển, tạo điều kiện cho nhân dân khai hoang mở rộng ruộng đồng. Nhà Lê cũng cấp ruộng đất cho quý tộc, quan lại, đặt phép quân điền phân chia ruộng công ở các làng xã.

Chọn: C

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 93, suy luận.

Cách giải:

- Các đáp án A, B, C: đều là mục đích thành lập quan xưởng của các triều đại phong kiến nước ta.

- Đáp án D: các quan xưởng có nhiệm vụ sản xuất các mặt hàng thủ công để cung cấp cho triều đinh, không phải để buôn bán.

Chọn: D

Câu 6.

Phương pháp: Phân tích, đánh giá.

Cách giải:

Đặc điểm chung nhất về mối quan hệ giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp Đại Việt từ thế kỉ X đến XV là: nông nghiệp gắn bó chặt chẽ với thủ công nghiệp, không tách bạch. Bởi vì kinh tế nước ta vẫn lấy nông nghiệp lúa nước làm ngành kinh tế chính. Người nông dân làm ra các sản phẩm thủ công trong thời gian rảnh, đặc biệt là thời kì nông nhàn. Đây là điểm khác giữa kinh tế Đại Việt nói riêng và nền kinh tế phương Đông nói chung so với đặc trưng của kinh tế phương Tây.

Chọn: A

II. TỰ LUẬN

Phương pháp: sgk Lịch sử 10 trang 92, 93.

Cách giải:

* Thủ công nghiệp:

- Thủ công nghiệp dân gian:

+ Các nghề thủ công cổ truyền như: đúc đồng, rèn sắt, làm đồ gốm sứ, ươm tơ dệt lụa ngày càng phát triển.

+ Chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao.

+ Việc khai thác tài nguyên trong lòng đất (mỏ vàng, bạc, đồng,…) ngày càng phát triển.

+ Các làng nghề thủ công được hình thành như Bát Tràng (Hà Nội), Thổ Hà (Bắc Giang), Chu Đậu (Hải Dương),…

- Thủ công nghiệp nhà nước:

+ Nhà nước thành lập các xưởng thủ công chuyên lo việc đúc tiền, rèn đúc vũ khí, đóng thuyền chiến, may mũ áo cho vua quan, góp phần xây dựng các cung điện, dinh thự.

+ Đầu thế kỉ XV, chế tạo được súng thần cơ và đóng được thuyền chiến có lầu.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 - Xem ngay

2k8 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập miễn phí

>> Học trực tuyến Lớp 10 tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.