Đề kiểm tra 15 phút chương 3 phần 1 lịch sử 9 - Đề số 5 có lời giải chi tiết>
Đề kiểm tra 15 phút chương 3 phần 1 lịch sử 9 - Đề số 5 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp
Đề bài
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Câu 1. Chủ trương liên minh chặt chẽ với Mĩ trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai thế hiện qua
A. Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật.
B. Hiệp ước Vécxai - Oasinhtơn
C. Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương.
D. Hiệp ước Vacsava.
Câu 2. Ý nào phản ánh khó khăn đối với nền công nghiệp của Nhật Bản trong giai đoạn 1952 - 1973?
A. nhập khẩu nhiên liệu.
B. nhập khẩu nhiên liệu và nguyên liệu.
C. phụ thuộc vào nhiên liệu, nhập khẩu.
D. phụ thuộc vào nhiên liệu, nguyên liệu nhập khẩu
Câu 3. Những cải cách của Bộ chỉ huy tối cao lực lượng đồng minh (SCAP) thực hiện ở Nhật Bản ngay sau năm 1945 có ý nghĩa gì?
A. Đưa đến sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản.
B. Tạo tiền đề phát triển ở giai đoạn tiếp sau.
C. Đưa Nhật Bản trở thành trung tâm kinh tế - tài chính thế giới.
D. Mở rộng và củng cố mối quan hệ với Mĩ.
Câu 4. Chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ những năm 70 của thế kỉ XX có sự thay đổi như thế nào?
A. Liên minh chặt chẽ với Mĩ.
B. Chú trọng phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á và ASEAN.
C. Tăng cường quan hệ với các nước Tây Âu.
D. Mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên thế giới.
Câu 5. Đâu không phải nguyên nhân dẫn đến sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản từ những năm 60 của thế kỉ XX?
A. Con người được đào tạo chu đáo, có tính kỉ luật cao.
B. Chính sách điều tiết có hiệu quả của nhà nước
C. Thu được nhiều lợi nhuận từ chiến tranh.
D. Áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật vào sản xuất.
Câu 6. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nguyên nhân chủ yếu nào để Nhật Bản liên minh chặt chẽ với Mĩ?
A. Giúp Mĩ thực hiện Chiến lược toàn cầu.
B. Để nhận viện trợ của Mĩ.
C. Đảm bảo lợi ích quốc gia của Nhật Bản.
D. Cùng Mĩ chống lại sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á.
II. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)
Nêu nội dung và ý nghĩa của cuộc cải cách dân chủ ở Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
A |
D |
B |
B |
C |
C |
Câu 1.
Phương pháp: sgk trang 39.
Cách giải:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản là một nước bại trận và chịu lệ thuộc vào Mĩ về an ninh và chính trị. Ngày 8-9-1951, Nhật Bản kí với Mĩ “Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật”, theo đó, Nhật Bản chấp nhận đặt dưới “ô bảo hộ hạt nhân” của Mĩ và để Mĩ đóng quân, xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản.
Chọn: A
Câu 2.
Phương pháp: sgk trang 38.
Cách giải:
Do Nhật Bản không giàu tài nguyên thiên nhiên nên hầu hết sự phát triển công nghiệp phải phụ thuộc vào nguyên liệu, nhiên liệu nhập khẩu. Đây luôn là khó khăn lớn đối với nền công nghiệp của Nhật Bản đặc biệt là sau chiến tranh thế giới thứ hai cho đến năm 1973.
Chọn: D
Câu 3.
Phương pháp: sgk trang 37.
Cách giải:
Những cải cách của Bộ chỉ huy tối cao lực lượng đồng minh (SCAP) thực hiện ở Nhật Bản ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã mang lại luồng không khí mới đối với các tầng lớp nhân dân và là một nhân tố quan trọng giúp Nhật Bản phát triển mạnh mẽ sau này.
Chọn: B
Câu 4.
Phương pháp: sgk trang 39, 40.
Cách giải:
Từ những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản cố gắng đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, đặc biệt là mở rộng quan hệ với Đông Nam Á và ASEAN. Học thuyết Phucưđa (1977) đánh dấu sự trở về châu Á của Nhật Bản.
Chọn: B
Câu 5.
Phương pháp: sgk trang 38, loại trừ.
Cách giải:
- Các đáp án A, B, D: là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản từ những năm 60 của thế kỉ XX.
- Đáp án C: Nhật Bản là nước bại trận và chịu thiệt hại nặng nền sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Chọn: C
Câu 6.
Phương pháp: sgk trang 39, suy luận.
Cách giải:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật chịu sự chiếm đóng của quân đồng minh (Mĩ). Để đảm bảo lợi ích quốc gia, khôi phục và phát triển nền kinh tế đang thiệt hại nặng nề sau chiến tranh, Nhật cần liên minh chặt chẽ với Mĩ. Biểu hiện cụ thể nhất là năm 1951, Nhật kí với Mĩ “Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật”, đồng ý đứng dưới “chiếc ô” bảo hộ hạt nhân của Mĩ, cho Mĩ đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản. Sau đó Hiệp ước này được gia hạn thêm 10 năm rồi vĩnh viễn.
Chọn: C
II. PHẦN TỰ LUẬN
Phương pháp: sgk trang 37, suy luận.
Cách giải:
Nội dung và ý nghĩa của cuộc cải cách dân chủ ở Nhật Bản sau Chiến tranh thể giới thứ hai:
- Nội dung:
+ Ban hành hiến pháp 1946 với nhiều nội dung tiến bộ.
+ Cải cách ruộng đất (1946 - 1949).
+ Xóa bỏ chủ nghĩa quân phiệt và trừng trị tội phạm chiến tranh.
+ Giải giáp lực lượng vũ trang.
+ Giải thể các công ty độc quyền lớn.
+ Thanh lọc các phần tử phát xít ra khỏi cơ quan nhà nước.
+ Ban hành các quyền tự do dân chủ.
- Ý nghĩa:
+ Chuyển từ chế độ chuyên chế sang chế độ dân chủ, tạo nên sự phát triển "thần kì" về kinh tế.
+ Những cải cách dân chủ sau chiến tranh đã mang lại niềm hi vọng mới đối với các tầng lớp nhân dân, là nhân tố quan trọng đưa nước Nhật phát triển sau này.
Loigiaihay.com
- Đề kiểm tra 15 phút chương 3 phần 1 lịch sử 9 - Đề số 6 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra 15 phút chương 3 phần 1 lịch sử 9 - Đề số 7 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra 15 phút chương 3 phần 1 lịch sử 9 - Đề số 8 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra 15 phút chương 3 phần 1 lịch sử 9 - Đề số 9 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra 15 phút chương 3 phần 1 lịch sử 9 - Đề số 4 có lời giải chi tiết
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000
- Lý thuyết Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)
- Lý thuyết Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975
- Lý thuyết hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
- Lý thuyết miền Nam chống chiến lược "chiến tranh cục bộ" (1965- 1968) và chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh (1969-1973). Và Hiệp định Pari (1973)
- Lý thuyết Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000
- Lý thuyết Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)
- Lý thuyết Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975
- Lý thuyết hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
- Lý thuyết miền Nam chống chiến lược "chiến tranh cục bộ" (1965- 1968) và chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh (1969-1973). Và Hiệp định Pari (1973)