Đề kiểm tra 15 phút chương 3 phần 1 lịch sử 9 - Đề số 4 có lời giải chi tiết>
Đề kiểm tra 15 phút chương 3 phần 1 lịch sử 9 - Đề số 4 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp
Đề bài
Câu 1. Từ năm 1945 đến năm 1952, Nhật Bản khôi phục kinh tế trong hoàn cảnh như thế nào?
A. chịu tổn thất nặng nề.
B. thu nhiều lợi nhuận nhờ chiến tranh.
C. giàu tài nguyên thiên nhiên.
D. nhận sự trợ giúp của Liên Xô.
Câu 2. Đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành
A. một trong ba trung tâm kinh tế-tài chính lớn của thế giới.
B. trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất thế giới.
C. trung tâm kinh tế tài chính duy nhất thế giới.
D. siêu cường tài chính số một thế giới.
Câu 3. Nền kinh tế của Nhật Bản có sự biến chuyển như thế nào từ những năm 90 của thế kỉ XX?
A. tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao.
B. bị cạnh tranh gay gắt bởi các nước NICs.
C. là nước có nền kinh tế phát triển nhất.
D. lâm vào tình trạng suy thoái kéo dài.
Câu 4. Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế, Nhật Bản nỗ lực vươn lên thành một cường quốc
A. khoa học kĩ thuật
B. chính trị.
C. tài chính.
D. công nghệ.
Câu 5. Đâu là nhân tố quyết định đưa Nhật Bản phát triển “thần kì” từ những năm 60 của thế kỉ XX?
A. vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước.
B. chi phí cho quốc phòng rất thấp.
C. nguồn nhân lực có chất lượng, tính kỉ luật cao.
D. áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật.
Câu 6. Nhật Bản đã tận dụng những yếu tố bên ngoài nào để phát triển kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Chiến tranh của Pháp ở Đông Dương.
B. Nguồn nhân công lao động rẻ ở Đông Nam Á.
C. Nguồn viện trợ quỹ ODA.
D. Chiến tranh của Mĩ ở Việt Nam.
Câu 7. Mĩ kí “Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật” nhằm mục đích gì?
A. Nhật Bản muốn lợi dụng vốn kĩ thuật của Mĩ để phát triển kinh tế.
B. Mĩ muốn biến Nhật trở thành căn cứ quân sự.
C. Hình thành liên minh Mĩ – Nhật chống các nước xã hội chủ nghĩa.
D. Tạo thế cân bằng giữa Mĩ và Nhật.
Câu 8. Nội dung nào sau đây không thuộc cải cách của Bộ chỉ huy tối cao lực lượng đồng minh (SCAP) thực hiện ở Nhật Bản ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Thực hiện cải cách ruộng đất (1946 - 1949).
B. Giải giáp các lực lượng vũ trang.
C. Ban hành các quyền tự do dân chủ.
D. Thiết lập các công ti độc quyền lớn.
Câu 9. Sự phát triển kinh tế của Mĩ và Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai xuất phát từ nguyên nhân chung nào dưới đây?
A. Chi phí cho quốc phòng thấp.
B. Áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
C. Yếu tố con người được coi là vốn quý nhất.
D. Do lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên thiên phong phú.
Câu 10. Nhận định nào sau đây không đúng về tình hình Nhật Bản trong giai đoạn 1973 - 1991?
A. Đưa ra học thuyết Phucưđa và học thuyết Kaiphu tăng cường quan hệ với các nước Đông Nam Á và ASEAN.
B. Đưa ra học thuyết Miyadaoa và Học thuyết Hasimôtô tuyên bố khẳng định kéo dài vĩnh viễn Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật.
C. Từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật bắt đầu đưa ra chính sách đối ngoại mới.
D. Nhật sớm thoát khỏi khủng hoảng và vươn lên thành siêu cường tài chính số 1 thế giới từ nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX.
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
A |
A |
D |
B |
C |
D |
C |
D |
B |
B |
Câu 1.
Phương pháp: sgk trang 36.
Cách giải:
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Nhật Bản là nước bại trận và chịu tổn thất nặng nề:
- Mất hết thuộc địa.
- Kinh tế bị tàn phá hết sức nặng nề.
Chọn: A
Câu 2.
Phương pháp: sgk trang 37.
Cách giải:
Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX, cùng với Mĩ và Tây Âu, Nhật Bản đã trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.
Chọn: A
Câu 3.
Phương pháp: sgk trang 39.
Cách giải:
Sau một thời kì phát triển liên tục, từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản đã lâm vào tình trạng suy thoài kéo dài chưa từng thấy từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Dư luận thế giới nhận xét rằng: “Nước Nhật đã đánh mất 10 năm cuối cùng của thế kỉ XX”.
Chọn: D
Câu 4.
Phương pháp: sgk trang 40.
Cách giải:
Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, Nhật Bản nỗ lực vươn lên trở thành một cương quốc chính trị để tương xứng với vị thế siêu cường về kinh tế.
Chọn: B
Câu 5.
Phương pháp: sgk trang 38, suy luận.
Cách giải:
Ở Nhật Bản, con người được coi là vốn quý. Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỉ luật và coi trọng tiết kiệm. Đây là nhân tố quan trọng nhất, quyết định sự phát triển “thần kì” của Nhật Bản từ những năm 60 của thế kỉ XX.
Chọn: C
Câu 6.
Phương pháp: sgk trang 38, suy luận.
Cách giải:
Một trong những nguyên nhân đưa đến sự phát triển kinh tế của Nhật Bản là: tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài đề phát triển như: nguồn viện trợ của Mĩ, các cuộc chiến tranh ở Triều Tiên (1950 – 1953) và Việt Nam (1954 – 1975) để bán vũ khí và làm giàu.
Chọn: D
Câu 7.
Phương pháp: sgk trang 39, suy luận.
Cách giải:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ chính sách đối ngoại bao trùm của Mĩ là thực hiện “Chiến lược toàn cầu”, âm mưu bá chủ thế giới. Trong đó, mục tiêu quan trọng nhất của Mĩ là ngăn chặn, đấy lùi và tiến tới xóa bỏ hệ thống Xã hội chủ nghĩa trên thế giới. Để thực hiện được mục tiêu này, Mĩ cần lôi kéo đồng minh, bao gồm của các nước Tây Âu và Nhật Bản bằng cách viện trợ kinh tế cho các nước này để khôi phục đất nước sau chiến tranh. Chính vì thế, về phía Mĩ, mục đích khi kí với Nhật “Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật” là muốn hình thành liên minh Mĩ – Nhật để chống các nước xã hội chủ nghĩa.
Chọn: C
Câu 8.
Phương pháp: sgk trang 37, loại trừ.
Cách giải:
- Các đáp án A, B, C: đều là chính sách cải cách của SCAP ở Nhật Bản ngay sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
- Đáp án D: SCAP thực hiện thủ tiêu các công ty độc quyền lớn, cụ thể là các Daibátxư
Chọn: D
Câu 9.
Phương pháp: Nhận xét, so sánh.
Cách giải:
- Đáp án A: chi phí quốc phòng thấp (không quá 1% GDP) là nguyên nhân phát triển của riêng Nhật Bản.
- Đáp án B: là điểm chung, bởi Mĩ và Nhật Bản đều chú trọng phát triển khoa học – kĩ thuật và áp dụng những thành tựu ấy vào sản xuất để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm và điều chỉnh hợp lí cơ cấu sản xuất.
- Đáp án C: là yếu tố phát triển của riêng Nhật Bản. Đây là nhân tố quan trọng nhất đưa đến sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Đáp án D: là nguyên nhân phát triển của Mĩ bởi tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn là khó khăn đối với sự phát triển kinh tế của Nhật Bản.
Chọn: B
Câu 10.
Phương pháp: phân tích, đánh giá.
Cách giải:
Học thuyết Miyadaoa và học thuyết Hasimôtô thể hiện Nhật Bản vẫn coi trọng quan hệ với các nước Tây Âu, mở rộng quan hê đối tác trên phạm vi toàn cầu và chú trọng phát triển mối quan hệ với các nước Đông Nam Á. Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật được gia hạn vào các năm 1960, 1970 và được nâng cấp vào những năm 1996, 1997.
Chọn: B
Loigiaihay.com
- Đề kiểm tra 15 phút chương 3 phần 1 lịch sử 9 - Đề số 5 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra 15 phút chương 3 phần 1 lịch sử 9 - Đề số 6 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra 15 phút chương 3 phần 1 lịch sử 9 - Đề số 7 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra 15 phút chương 3 phần 1 lịch sử 9 - Đề số 8 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra 15 phút chương 3 phần 1 lịch sử 9 - Đề số 9 có lời giải chi tiết
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000
- Lý thuyết Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)
- Lý thuyết Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975
- Lý thuyết hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
- Lý thuyết miền Nam chống chiến lược "chiến tranh cục bộ" (1965- 1968) và chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh (1969-1973). Và Hiệp định Pari (1973)
- Lý thuyết Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000
- Lý thuyết Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)
- Lý thuyết Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975
- Lý thuyết hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
- Lý thuyết miền Nam chống chiến lược "chiến tranh cục bộ" (1965- 1968) và chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh (1969-1973). Và Hiệp định Pari (1973)