Đề kiểm tra 15 phút chương 5 phần 1 lịch sử 9 - Đề số 1 có lời giải chi tiết>
Đề kiểm tra 15 phút chương 5 phần 1 lịch sử 9 - Đề số 1 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp
Đề bài
Câu 1. Một trong những phát minh có ý nghĩa quan trọng bật nhất về công cụ sản xuất mới trong cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là
A. Máy tính điện tử.
B. Bản đồ gen người.
C. Sinh sản vô tính.
D. Chất Polime.
Câu 2. Thành tựu nào trong lĩnh vực sinh học vào năm 1997 gây chấn động dư luận?
A. Sự ra đời của máy tính điện tử.
B. Công bố bản đồ gen người
C. Cừu Đô-li ra đời bằng phương pháp sinh sản vô tính.
D. Sự ra đời của hệ thống máy tự động.
Câu 3. Đâu là nguồn năng lượng mới được tìm ra trong cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại?
A. Năng lượng mặt trời.
B. Năng lượng than đá.
C. Năng lượng dầu mỏ.
D. Năng lượng điện.
Câu 4. Cách mạng khoa học - kĩ thuật có tác động như thế nào đến cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế của các nước phát triển cao?
A. Lao động trong nông nghiệp, công nghiệp giảm xuống, dịch vụ tăng lên
B. Lao động trong lĩnh vực dịch vụ giảm xuống
C. Lao động trong lĩnh vực nông nghiệp giảm xuống
D. Lao động trong lĩnh vực công nghiệp tăng lên
Câu 5. Đâu là quốc gia đầu tiên phóng vệ tinh nhân tạo vào vũ trụ?
A. Liên Xô B. Mĩ
C. Trung Quốc D. Ấn Độ
Câu 6. Yếu tố nào không ảnh hưởng đến sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại?
A. Sự bùng nổ dân số
B. Sản xuất vũ khí để chống lại chủ nghĩa khủng bố
C. Ô nhiễm môi trường
D. Sự vơi cạn của các nguồn tài nguyên
Câu 7. Thành tựu nào sau đây của cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại thuộc lĩnh vực giao thông vận tải và thông tin liên lạc?
A. Cuộc cách mạng chất xám.
B. Thế hệ máy tính điện tử mới.
C. Bản đồ gen người.
D. Tàu hỏa tốc độ cao.
Câu 8. Nội dung nào sau đây là tác động tích cực của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại?
A. Năng lượng nguyên tử, năng lượng nhiệt hạch, năng lượng mặt trời, năng lượng thủy triều được sử dụng phổ biến.
B. Chế tạo các vũ khí quân sư, vũ khí hủy diệt có sức công phá lớn chưa từng thấy.
C. Làm thay đổi cơ bản các yếu tố của sản xuất, tạo ra bước ngoặt chưa từng thấy của lực lượng sản xuất và năng suất lao động.
D. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo, đưa con người bay vào vũ trụ trở thành hoạt động thường niên của các quốc gia.
Câu 9. Nhân tố nào là động lực quan trọng nhất thúc đẩy sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại?
A. Yêu cầu giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
B. Những đòi hỏi của cuộc sống, nhu cầu của sản xuất.
C. Kế thừa thành tựu cách mạng công nghiệp.
D. Yêu cầu phục vụ các cuộc chiến tranh đế quốc.
Câu 10. Loại vũ khí nào sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ hai hiện nay đã được dân sự hóa phục vụ cho cuộc sống con người?
A. Vũ khí hạt nhân
B. Vũ khí hóa học
C. Vũ khí sinh học
D. Vũ khí phóng xạ
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
A |
C |
A |
D |
A |
B |
D |
C |
B |
A |
Câu 1.
Phương pháp: sgk trang 49.
Cách giải:
Những phát minh lớn về công cụ sản xuất mới của cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại. Trong đó, có ý nghĩa quan trọng bậc nhất là sự ra đời của máy tính điện tử, máy tự động và hệ thống máy tự động.
Chọn: A
Câu 2.
Phương pháp: sgk trang 48.
Cách giải:
Tháng 3 – 1997, các nhà khoa học đã tạo ra được con cừu Đô-li bằng phương pháp sinh sản vô tính. Đây là thành tựu khoa học lớn nhưng cũng gây ra những lo ngại về mặt xã hội và đạo đức…như công nghệ sao chép con người.
Chọn: C
Câu 3.
Phương pháp: sgk trang 49.
Cách giải:
Trong cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại, con người đã tìm ra các nguồn năng lượng mới hết sức phong phú và vô tận như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều.
Chọn: A
Câu 4.
Phương pháp: sgk trang 50.
Cách giải:
Sự thay đổi của các nhân tố sản xuất đã đưa tới những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động ở các nước tư bản phát triển với xu hướng tỉ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp giảm dần, tỉ lệ dân cư trong các ngành dịch vụ ngày càng tăng lên, đặc biệt là đối với các nước phát triển cao.
Chọn: D
Câu 5.
Phương pháp: sgk trang 49, suy luận.
Cách giải:
Năm 1957, Liên Xô là nước phóng thành công vệ tinh nhân tạo vào khoảng không vũ trụ, mở ra một kỉ nguyên chinh phục vũ trụ cho loài người.
Chọn: A
Câu 6.
Phương pháp: suy luận.
Cách giải:
Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại diễn ra nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của cuộc sống con người, nhất là trong tình trạng bùng nổ dân số, tài nguyên cạn kiệt, ô nhiễm môi trường
Chọn: B
Câu 7.
Phương pháp: sgk trang 50, suy luận.
Cách giải:
Trong lĩnh vực giao thông vận tải và thông tin liên lạc, cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại đã chế tạo ra những máy bay siêu âm khổng lồ, những tàu hỏa tốc độ cao và những phương tiện thông tin liên lạc, phát sóng vô tuyến hết sức hiện đại.
Chọn: D
Câu 8.
Phương pháp: sgk trang 51, suy luận.
Cách giải:
Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại đã làm thay đổi các nhân tố sản bao gồm: công cụ sản xuất (máy móc, thiết bị) và lực lượng sản xuất (người lao động). Từ đó cho phép con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất và năng suất lao động, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người.
Chọn: C
Câu 9.
Phương pháp: Phân tích, nhận xét
Cách giải:
Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại nổ ra nhằm đáp ứng những đòi hỏi của cuộc sống và sản xuất ngày càng cao của con người. Đây là động lực quan trọng nhất thúc đẩy sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại. Nếu không có nhu cầu, đòi hỏi của cuộc sống thì sẽ không có sự bùng nổ cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại.
Chọn: B
Câu 10.
Phương pháp: Phân tích, đánh giá.
Cách giải:
Trong chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) Mĩ đã chế tạo thành công vũ khí hạt nhân với việc thử nghiệm hai quả bom nguyên tử ở Nhật Bản. Sau chiến tranh, hạt nhân được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như năng lượng, y tế, nông nghiệp…
Chọn: A
Loigiaihay.com
Các bài khác cùng chuyên mục
- Lý thuyết Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000
- Lý thuyết Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)
- Lý thuyết Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975
- Lý thuyết hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
- Lý thuyết miền Nam chống chiến lược "chiến tranh cục bộ" (1965- 1968) và chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh (1969-1973). Và Hiệp định Pari (1973)
- Lý thuyết Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000
- Lý thuyết Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)
- Lý thuyết Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975
- Lý thuyết hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
- Lý thuyết miền Nam chống chiến lược "chiến tranh cục bộ" (1965- 1968) và chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh (1969-1973). Và Hiệp định Pari (1973)