Đề kiểm tra 15 phút chương 4 phần 1 sử 10 - Đề số 6 có lời giải chi tiết


Đề kiểm tra 15 phút chương 4 phần 1 lịch sử 10 - Đề số 6 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Câu 1. Để chứng tỏ quyền lực và ý muốn của mình, các vị vua thuộc vương triều Mô-gôn đã

A. cho khởi công xây dựng nhiều công trình kiến trúc lớn.

B. cải cách bộ máy nhà nước tập trung quyền lực trong tay vua.

C. xây dựng luật phát chặt chẽ và yêu cầu nhân dân thực hiện đúng.

D. hiện thiện bộ máy nhà nước ở địa phương, chấm dứt tình trạng cát cứ.

Câu 2. Người được nhân dân Ấn Độ suy tôn “Đấng chí tôn” là

A. Babua                          B. Acơba

C. Giahanghia                  D. Sa Hagian

Câu 3. Vào thời gian nào vương triều Mô-gôn đã phải đối diện với thực dân Anh và bước đầu để mất Ma-đrát, Bom-bay?

A. Thời kì vua Ao-reng-dép.

B. Thời kì vua A-cơ-ba.

C. Thời kì vua Sa Gia-han.

D. Thời kì vua Gia-han-ghi-a.

Câu 4. Vương triều Hồi giáo Đê-li được thành lập là do

A. Sự hợp nhất hai vương quốc Hồi giáo ở vùng Lưỡng Hà và miền Trung Ấn Độ.

B. Người Hồi giáo từ phương Tây hoàn thành thống nhất các tiểu quốc Ấn Độ.

C. Người Hồi giáo gốc Trung Á hoàn thành chinh phục các tiểu quốc Ấn Độ.

D. Chính sách tích cực của vương triều Hồi giáo ở vùng Tây Bắc Ấn Độ.

Câu 5. Chính sách nào sau đây không do vua A-cơ-ba (1556 – 1605) thực hiện trong quá trình trị vì của mình?

A. Xây dựng một chính quyền mạnh mẽ, dựa trên sự liên kết quý tộc.  

B. Xây dựng khối hòa hợp dân tộc trên cơ sở hạn chế sự phân biệt sắc tộc.

C. Khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật.

D. Miễn thuế cho nhân dân theo định kì 3 năm một lần. 

Câu 6. Điểm chung của vương triều Hồi giáo Đê - li và vương triều Hồi giáo Mô - gôn là gì?

A. Đều là hai vương triều ngoại tộc và theo Hồi giáo

B. Điều cai trị Ấn Độ theo hướng Hồi giáo hóa

C. Đều thuộc giai đoạn phát triển thịnh đạt nhất của chế độ phong kiến Ấn Độ

D. Đều có những ông vua nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử Ấn Độ

II. TỰ LUẬN (4 điểm)

Những nét chính về Vương triều Mô-gôn?

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

 A

B

C

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 44.

Cách giải:

Để chứng tỏ quyền lực, ý muốn của mình, các vị vua thuộc vương triều Mô – gôn đã cho khởi công xây dựng nhiều công trình kiến trúc, đặc biệt là lặng mộ Ta-giơ Ma-han và lâu đài Thành Đỏ (La Ki-la) dưới thời Sa Gia – han, trên hai bờ sông Y-a-mu-na ở Bắc Ấn Độ.

Chọn đáp án: A

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 44.

Cách giải:

Với những chính sách tiến bộ của mình, A-cơ-ba được coi như một vị anh hùng dân tộc; ngày nay tên ông được đặt cho nhiều đường phố, công trình xứng với danh hiệu là Đấng chí tôn A-cơ-ba.

Chọn đáp án: B

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 44.

Cách giải:

Vị vua cuối của vương triều Mô-gôn là Ao-reng-dép đã phải đối diện với thực dân Anh và bước đầu để mất ma-đrát, Bom-bay. Đây là thời kì khủng hoảng và chia sẽ xuất hiện trở lại trên đất nước Ấn Độ.

Chọn đáp án: A

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 42, suy luận.

Cách giải:

Khi người Hồi giáo gốc Trung Á bắt đầu tiến hành một cuộc chinh chiến vào đất Ấn Độ, từng bước chinh phuc các tiểu quốc Ấn rồi lập nên Vương Quốc Hồi giáo Ấn Độ, gọi tên là Đê-li (do vua đóng đô ở Đê-li, thành phố Bắc Ấn).

=> Vương triều Hồi giáo Đê-li được thành lập là do Người Hồi giáo gốc Trung Á hoàn thành chinh phục các tiêu quốc Ấn Độ.

Chọn đáp án: C

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 43, suy luận.

Cách giải:

Vua A-cơ-ba (1556 - 1605) đã thi hành nhiều chính sách tích cực:

- Xây dựng một chính quyền mạnh mẽ, dựa trên sự liên kết tầng lớp quý tộc, không phân biệt nguồn gốc, số quan lại gốc Mông Cổ, gốc Ấn Độ Hồi giáo và gốc Ấn Độ Ấn giáo có tỉ lệ gần như bằng nhau.

- Xây dựng khối hòa hợp dân tộc dựa trên cơ sở hạn chế sự phân biệt sắc tộc, tôn giáo và cũng có biện pháp hạn chế sự bóc lột quá đáng của chủ đất, quý tộc.

- Tiến hành đo đạc lại ruộng đất để định ra mức thuế đúng và hợp lí, thống nhất hệ thống cân đong và đo lường.

- Khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật.

Trong quá trình trị vì của mình, vua A-cơ-ba không thực hiện chính sách miễn thuế cho nhân dân theo định kì 3 năm một lần. Nhà vua chỉ định ra mức thuế đúng và hợp lí cùng với thống nhất hệ thống cân đong và đo lường.

Chọn đáp án: D

Câu 6.

Phương pháp: so sánh, phân tích.

Cách giải:

Điểm chung của vương triều Hồi giáo Đê-li và vương triều Hồi giáo Mô-gôn là: đều là hai vương triều ngoại tộc và theo Hồi giáo.

- (sgk trang 42) Vương triều Đê-li: do người Hồi giáo gốc Trung Á tiến hành một cuộc chinh chiến vào đất Ấn Độ từng bước chinh phục tiểu quốc Ấn Độ rồi lập nên Vương triều Hồi giáo Ấn Độ, gọi tên là Đê-li.

- (sgk trang 43) Vương triều Mô-gôn: do cháu nội vua Ti-mua Leng là Ba-bua, vốn cũng theo đạo Hồi nhưng lại tự nhận là dòng dõi Mông Cô đã thực hiện việc đánh chiếm Đê-li, lập ra vương triều mới, gọi là Vương triều Mô-gôn (gốc Mông Cổ).

Chọn đáp án: A

II. TỰ LUẬN

Phương pháp: sgk Lịch sử 10 trang 43, 44.

Cách giải:

Những nét chính về Vương triều Mô-gôn:

* Hoàn cảnh ra đời:

- Thế kỉ XV, Vương triều Hồi giáo Đê-li bắt đầu suy yếu, một số bộ phận dân Trung Á cũng theo Hồi giáo nhưng tự nhận là dòng dõi Mông Cổ, tấn công Ấn Độ, lập ra Vương triều Mô-gôn.

- Vương triều Mô-gôn là thời kì cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn Độ. Những ông vua đầu tiên đều ra sức củng cố vương triều theo hướng “Ấn Độ hóa” và xây dựng đất nước. Đến thời vua A-cơ-ba đã đạ được bước phát triển mới.

* Chính sách của vua A-cơ-ba:

- Xây dựng một chính quyền mạnh mẽ, dựa trên sự liên kết tầng lớp quý tộc, không phân biệt nguồn gốc.

- Xây dựng khối hòa hợp dân tộc trên cơ sở hạn chế sự phân biệt sắc tộc, tôn giáo và hạn chế sự bóc lột của chủ đất, quý tộc.

- Tiến hành đo đạc lại ruộng đất để định ra mức thuế đúng và hợp lí, thống nhất các hệ thống cân đong và đo lường.

- Khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật.

⟹ Những chính sách của A-cơ-ba làm cho xã hội Ấn Độ ổn định, kinh tế phát triển, văn hóa có nhiều thành tựu mới, đất nước thịnh vượng.

* Sự suy thoái của Vương triều Mô-gôn:

- Hầu hết các vua của vương triều này đều dùng quyền chuyên chế, độc đoán để cai trị đất nước.

- Vua Gia-han-ghi-a và Sa Gia-han đã lạm dụng quyền lực, công quỹ và sức lao động của người dân để xây dựng nhiều công trình kiến trúc, đặc biệt là lăng mộ Ta-giơ Ma-han và lâu đài Thành Đỏ làm cho sự đối kháng của nhân dân gia tăng.

- Tình trạng chia rẽ và khủng hoảng xuất hiện trở lại.

- Ao-reng-dep là ông vua cuối cùng của Vương triều Mô-gôn và phải đối diện với sự xâm lược của thực dân Anh.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 - Xem ngay

2k8 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập miễn phí

>> Học trực tuyến Lớp 10 tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.