Đề kiểm tra 15 phút chương 2 phần 1 sử 10 - Đề số 2 có lời giải chi tiết


Đề kiểm tra 15 phút chương 2 phần 1 lịch sử 10 - Đề số 2 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Đề bài

Câu 1: Cư dân nào tìm ra chữ số “không”?

A. Ai Cập              B. Ấn Độ

C. Lưỡng Hà          D. La Mã

Câu 2: Chữ viết của các cư dân Phương Đông cổ đại ra đời do nhu cầu

A. Nhu cầu trao đổi

B. Phục vụ lợi ích cho giai cấp thống trị

C. Ghi chép và lưu giữ thông tin

D. Phục vụ giới quý tộc

Câu 3. Bộ máy quan liêu của các nhà nước cổ đại phương Đông gồm toàn quý tộc làm nhiệm vụ

A. thu thuế, xây dựng công trình công cộng và chỉ huy quân đội.

B. quản lí luật pháp và có vai trò điều hành tất cả lĩnh vực.

C. quyết định mọi mặt của đất nước và chỉ huy quân đội.

D. soạn thảo các bộ luật và chủ huy tất cả các lĩnh vực.

Câu 4. Công cụ sản xuất ban đầu của cư dân cổ đại phương Đông là gì?

A. Đá, đồng đỏ, đồ sắt.

B. Đồng, đồ sắt, xương thú.

C. Đồng thau, đá, tre, gỗ.

D. Sắt, đồng thau, tre, gỗ.

Câu 5. Cư dân cổ đại phương Đông sinh sống bằng nghề gì?

A. Trồng trọt, chăn nuôi và ngoại thương.

B. Thương nghiệp và thủ công nghiệp truyền thống

C. Thủ công nghiệp và trồng trọt, chăn nuôi.

D. Nông nghiệp và ngành kinh tế bổ trợ cho nghề nông.

Câu 6: Nền kinh tế của các quốc gia cổ đại Phương Đông có đặc điểm gì?

A. Chủ yếu là săn bắn và hái lượm

B. Chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi

C. Lấy nghề nông làm gốc

D. Phát triển hầu hết các ngành kinh tế

Câu 7: Tại sao các công trình kiến trúc ở các quốc gia cổ đại Phương Đông thường đồ sộ?

A. Thể hiện sức mạnh của đất nước

B. Thể hiện sức mạnh của thần thánh

C. Thể hiện sức mạnh và uy quyền của nhà vua

D. Thể hiện tình đoàn kết dân tộc

Câu 8: Tại sao lại gọi lịch của các cư dân ở các quốc gia cổ đại Phương Đông là “nông lịch”?

A. Do nông dân sáng tạo ra   

B. Đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp

C. Dựa vào sự chuyển động của mặt trăng

D. Dựa vào kinh nghiệm canh tác lúa nước.

Câu 9. Nhận xét nào không đúng về nền văn hóa cổ đại phương Đông?

A. Là cái nôi của nền văn minh nhân loại

B. Có nhiều đóng góp cho nhân loại về chữ viết và toán học.

C. Những thành tựu về khoa học của người phương Đông đặt nền tảng cho sự ra đời của các ngành khoa học sau này.

D. Thể hiện rõ tính tập quyền, chuyên chế của nhà nước cổ đại phương Đông

Câu 10: Thành tựu văn hóa có ý nghĩa quan trọng nhất của cư dân cổ đại phương Đông là

A. kiến trúc.

B. lịch và thiên văn học.

C. toán học.

D. chữ viết.

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

 B

 D

 B

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 18.

Cách giải:

Chữ số mà ta dùng hiện nay, quen gọi là chữ số A – rập, kể cả số 0 là thành tựu lớn của người Ấn Độ tạo nên.

Chọn đáp án: B

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 17.

Cách giải:

Sự phát triển của đời sống làm cho quan hệ xã hội của loài người trở nên phong phú và đa dạng; người ta cần ghi chép và lưu giữ những gì đang diễn ra. Chữ viết ra đời bắt nguồn từ đó.

Chọn đáp án: C

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 16.

Cách giải:

Giúp việc cho nhà vua trong bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế cổ đại là bộ máy hành chính quan liêu gồm toàn quý tộc: Bộ máy này các công việc như: thu thuế, xây dựng các công trình công cộng như đền, tháp, cung điện, đường sá và chủ huy quân đội.

Chọn đáp án: A

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 13.

Cách giải:

Công cụ sản xuất ban đầu của cư dân cổ đại phương Đông là đồng thay cùng với công cụ bằng đá, tre, gỗ.

Chọn đáp án: C

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 13

Cách giải:

Các cư dân cổ đại phương Đông lấy “nghề nông làm gốc”, kết hợp nuôi gia súc, làm đồ góm, dệt vải để đáp ứng như cầu hàng ngày của mình. Đó là những ngành kinh tế bổ trợ cho nghề nông.

Chọn đáp án: D

Câu 6.

Phương pháp: sgk trang 13, suy luận.

Cách giải:

Đặc điểm chính của nền kinh tế phương Đông là lấy “nghề nông làm gốc”, phục vụ chính cho nhu cầu cuộc sống của nhân dân. Bên cạnh đó còn có các ngành kinh tế bổ trợ cho nghề nông đó là: chăn nuôi gia súc, làm gốm, dệt vải,…

Chọn đáp án: C

Câu 7.

Phương pháp: suy luận.

Cách giải:

Trong nền văn minh cổ đại phương Đông, nghệ thuật kiến trúc phát triển rất phong phú. Nhiều công trình kiến trúc đến nay vẫn còn lưu lại như: Kim tự tháp ở Ai Cập, những khu đền tháp ở Ấn Độ, thành Ba-bi-lon ở Lường Hà,…Các công trình được xây dựng chủ yếu là ở những khu vực trung tâm của nhà nước và phục vụ cho nhu cầu của nhà vua/pharaong/…hay quý tộc. Công trình càng lớn, càng độc đáo thì càng thể hiện được sức mạnh và uy quyền của nhà vua. Cũng chính vì lẽ đó, các công trình kiến trúc ở các quốc gia cổ đại phương Đông thường rất đồ sộ.

Chọn đáp án: C

Câu 8.

Phương pháp: suy luận.

Cách giải:

Ngành kinh tế chính của cư dân các quốc gia cổ đại phương Đông là nông nghiệp => Lịch được tạo nên do kinh nghiệm từ đời sống sản xuất nông nghiệp và cũng nhằm để phục vụ nông nghiệp => Lịch sử các quốc gia cổ đại phương Đông được gọi là “nông lịch”.

Chọn đáp án: B

Câu 9.

Phương pháp: phân tích, nhận xét.

Cách giải:

- Đáp án A: các thành tựu văn hóa cổ đại phương Đông là những thành tựu văn hóa sớm nhất của nhân loại, được vận dụng hoặc sử dụng đến ngày nay. Ví dụ:

+ Số 0 mà người Ấn Độ sáng tạo còn được sử dụng cho đến ngày nay.

+ Lịch pháp học hay thiên văn học được áo dụng cho tất cả các nước, có sự điều chỉnh đôi chút.

- Đáp án B: thành tựu văn hóa phương Đông đã sáng tạo tra chữ viết – phát minh quan trọng của nhân loại và toán học.

- Đáp án C: các ngành khoa học sau này do điều kiện chính trị, đời sống nhân dân ở mỗi miền có sự khác nhau rõ nét nên những thành tựu khoa học của ngưi phương Đông chưa phải đóng vai trò nền tảng. Hơn nưa, thành tựu về khoa học thời kì này cũng chưa thực sự phong phú, chủ yếu là trên lĩnh vực Toán học.

- Đáp án D: tính chuyên chế của xã hội cổ đại phương Đông thể hiện qua quy mô lớn của các công trình kiến trúc được dựng lên.

Chọn đáp án: C

Câu 10.

Phương pháp: nhận xét, đánh giá.

Cách giải:

Sự ra đời của chữ viết là thành tựu văn hóa có ý nghĩa quan trọng nhất đối với các cơ dân cổ đại phương Đông do:

- Khắc phục những hạn chế của hình thức âm thanh. Chữ viết ra đời do nhu cầu thông tin liên lạc xét về mặt không gian và như cầu truyền đạt những kinh nghiệm sản xuất và đấu tranh xét về mặt thời gian. Chữ viết là một hệ thống kí hiệu đồ hoạ được sử dụng để cố định hoá ngôn ngữ âm thanh. Chức năng của chữ viết là đại diện cho lời nói.

- Chữ viết ra đời đánh dấu một bươc tiến trong sự phát triển của nhân loại, là một trong những tiêu chí quan trọng đánh dấu con người bước vào thời đại văn minh.

- Việc cho ra đời chữ viết là thành tựu có ý nghĩa lớn nhất của văn minh phương Đông để lại cho lịch sử nhân loại, nhờ đó việc ghi chép lại lịch sử được tiến hành dễ dàng hơn, từ đó thế hệ sau có thể hiểu hơn về lịch sử thế giới cố đại.

Chọn đáp án: D

Loigiaihay.com


Bình chọn:
3.8 trên 5 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí