Soạn giải bài 4 phần luyện tập và vận dụng trang 80 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo>
Em hãy kể tên một truyền thuyết gắan liền với đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc.
Đề bài
Em hãy kể tên một truyền thuyết gắn liền với đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc.
Video hướng dẫn giải
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Liên hệ với môn Ngữ văn lớp 6
Lời giải chi tiết
Ví dụ: truyện Thánh Gióng, …
Bánh chưng, bánh giầy
Vào đời vua Hùng thứ sáu, sau khi dẹp xong giặc, vua cũng đã già yếu muốn truyền ngôi cho con. Vua gọi tất cả hơn hai mươi người con trai lại và nói nếu ai tìm được món ngon và ý nghĩa dâng lên nhà vua, vua sẽ truyền ngôi vua cho.
Tất cả người con trai của nhà vua đều hăng hái đi lên rừng xuống biển tìm của ngon vật lạ, cao lương mĩ vị mong giành được ngôi báu. Riêng Lang Liêu, người con trai thứ mười tám của vua Hùng là một người nhân hậu, hiếu thảo với mẹ cha, vẫn lo lắng chưa biết dâng lên vua món gì. Lang Liêu vốn mồ côi mẹ từ thuở nhỏ nên không có ai chỉ dẫn giúp sức. Trong lúc nằm suy nghĩ thì Lang Liêu ngủ thiếp đi. Trong giấc mơ, Lang Liêu gặp một vị thần. Vị thần đã bày cho Lang Liêu hai món bánh làm từ thứ quý giá nhất trên đời đó là hạt gạo. Một loại bánh hình vuông tượng trưng cho đất và muôn loài sống trên mặt đất, được gói bằng lá dong xanh, bên trong là gạo nếp, đỗ xanh, thịt heo. Một loại bánh tương trưng cho vòm trời tròn và khum khum được làm từ gạo nếp đồ lên và giã nhuyễn. Lang Liêu tỉnh dậy không thấy vị thần đâu cả, chàng liền bắt tay làm hai món bánh vị thần dạy trong giấc mơ.
Đến ngày dâng món ăn, các người con của vua Hùng ai cũng dâng lên những món nem công chả phượng được chuẩn bị công phu. Đến lượt Lang Liêu thì ai cũng ngạc nhiên. Vua nếm thử tấm tắc khen ngon và hỏi vì sao Lang Liêu làm hai thứ bánh này dâng lên tổ tiên. Lang Liêu thật thà kể lại mọi chuyện gặp vị thần trong mơ và ý nghĩa hai món bánh. Vua cha rất hài lòng, người khen ngợi hai món bánh của Lang Liêu dâng lên có ý nghĩa tỏ lòng hiếu thảo của con cái với cha mẹ, coi cha mẹ như trời đất.
Lang Liêu trở thành vua Hùng thứ bảy, hiệu là Tiết Liêu vương. Từ đó trở đi, hai món bánh chưng bánh dày trở thành hai món không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên trong ngày tết của người Việt.
Loigiaihay.com
- Soạn giải bài 3 phần luyện tập và vận dụng trang 80 SGK Lịch sử và Địa Lí 6 Chân trời sáng tạo
- Soạn giải bài 2 phần luyện tập và vận dụng trang 80 SGK Lịch sử và Địa Lí 6 Chân trời sáng tạo
- Soạn giải bài 1 phần luyện tập và vận dụng trang 80 SGK Lịch sử và Địa Lí 6 Chân trời sáng tạo
- Trả lời câu hỏi mục II trang 79 SGK Lịch sử và Địa Lí 6 Chân trời sáng tạo
- Trả lời câu hỏi mục I trang 77 SGK Lịch sử và Địa Lí 6 Chân trời sáng tạo
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch Sử và Địa Lí lớp 6- CTST - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giải bài vận dụng trang 124 SGK Địa lí 6 Chân trời sáng tạo
- Giải bài vận dụng trang 119 SGK Địa lí 6 Chân trời sáng tạo
- Giải bài vận dụng trang 122 SGK Địa lí 6 Chân trời sáng tạo
- Trả lời câu hỏi mục 3 trang 153 SGK Địa lí 6 Chân trời sáng tạo
- Giải bài vận dụng trang 134 SGK Địa lí 6 Chân trời sáng tạo
- Giải bài vận dụng trang 124 SGK Địa lí 6 Chân trời sáng tạo
- Giải bài vận dụng trang 119 SGK Địa lí 6 Chân trời sáng tạo
- Giải bài vận dụng trang 122 SGK Địa lí 6 Chân trời sáng tạo
- Trả lời câu hỏi mục 3 trang 153 SGK Địa lí 6 Chân trời sáng tạo
- Giải bài vận dụng trang 134 SGK Địa lí 6 Chân trời sáng tạo