Lý thuyết về điện thế - Hiệu điện thế>
Điện thế. Khái niệm điện thế.
ĐIỆN THẾ - HIỆU ĐIỆN THẾ
1. Điện thế
a) Khái niệm điện thế.
Điện thế tại một điểm đặc trưng cho điện trường về phương diện tạo ra thế năng của điện tích q. Ta gọi nó là điện thế tại M :
\(V_{M}=\dfrac{W_{M}}{q}=\dfrac{A_{M\infty }}{q}\) (5.1)
b) Định nghĩa
Điện thế tại một điểm M trong điện trường là đại lượng đặc trưng riêng cho điện trường về khả năng sinh công khi đặt nó tại một điện tích q. Nó được xác định bằng thương số của công của lực điện tác dụng lên q khi q di chuyển từ M ra vô cực và độ lớn của q :
\(V_{M}=\dfrac{A_{M\infty }}{q}\)
c) Đơn vị điện thế.
Đơn vị điện thế là Vôn, kí hiệu là V.
Trong công thức (5.1), nếu q = 1 C, AM∞ = 1 J thì VM = 1 V.
d) Đặc điểm của điện thế.
- Điện thế là đại lượng số. Trong công thức \(V_{M}=\dfrac{A_{M\infty }}{q}\) vì q > 0 nên nếu AM∞ >0 thì VM > 0. Nếu AM∞ < 0 thì VM < 0.
- Điện thế của đất và của một điểm ở vô cực thường lấy bằng 0. (Vđất = 0).
- Điện thế tại điểm M gây bởi điện tích q: \({V_M} = k\frac{q}{r}\)
- Điện thế tại một điểm do nhiều điện tích gây ra: \(V = {V_1} + {V_2} + ... + {V_M}\)
2. Hiệu điện thế
a) Hiệu điện thế giữa hai điểm M và N là hiệu điện thế giữa VM và VN. (Hình 5.1)
UMN = VM – VN. (5.2)
b) Định nghĩa
Từ công thức (5.2) ta suy ra :
\(U_{MN}=\dfrac{A_{M\infty }}{q}-\dfrac{A_{N\infty }}{q}=\dfrac{A_{M\infty }-A_{N\infty }}{q}\)
Mặt khác ta có thể viết AM∞ =AMN + AN∞
Kết quả thu được :\(U_{MN}=\dfrac{A_{MN}}{q}\) (5.3)
Vậy hiệu điện thế giữa hai điểm M và N trong điện trường đặc trưng cho khả năng sinh công của lực điện trong sự di chuyển của điện tích từ M đến N. Nó được xác định bằng thương số công của lực điện tác dụng lên điện tích q trong sự di chuyển của M và N và độ lớn của q.
Đơn vị hiệu điện thế cũng là Vôn (V).
Vôn là hiệu điện thế giữa hai điểm mà nếu di chuyển điện tích q = 1 C từ điểm nọ đến điểm kia thì lực điện sinh công là 1 J.
c) Đo hiệu điện thế
Người ta đo hiệu điện thế tĩnh điện bằng tĩnh điện kế.
d)Hệ thức giữa hiệu điện thế và cường độ điện trường
\(U_{MN}=\dfrac{A_{MN}}{q}=Ed\) hay \(E=\dfrac{U_{MN}}{d}=\dfrac{U}{d}\) (5.4)
Công thức này cho thấy tại sao ta lại dùng đơn vị của cường độ điện trường là Vôn trên mét (V/m).
Sơ đồ tư duy về điện thế. Hiệu điện thế
- Câu C1 trang 26 SGK Vật lý 11
- Bài 1 trang 28 SGK Vật lí 11
- Bài 2 trang 28 SGK Vật lí 11
- Bài 3 trang 28 SGK Vật lí 11
- Bài 4 trang 28 SGK Vật lí 11
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Phương pháp giải các dạng bài tập về mắt - Cách khắc phục các tật của mắt
- Phương pháp giải các dạng bài tập thấu kính
- Phương pháp giải bài tập khúc xạ ánh sáng
- Phương pháp giải bài tập từ trường của dòng điện trong dây dẫn có hình dạng đặc biệt
- Giải đề thi học kì 2 lý lớp 11 năm 2020 - 2021 trường THPT Đoàn Thượng
- Phương pháp giải các dạng bài tập về mắt - Cách khắc phục các tật của mắt
- Phương pháp giải các dạng bài tập thấu kính
- Phương pháp giải bài tập khúc xạ ánh sáng
- Phương pháp giải bài tập từ trường của dòng điện trong dây dẫn có hình dạng đặc biệt
- Giải đề thi học kì 2 lý lớp 11 năm 2020 - 2021 trường THPT Đoàn Thượng