Đề thi học kì 1 môn sử lớp 10 năm 2020 - 2021 trường THPT LươnG Văn Can


Giải chi tiết đề thi học kì 1 môn sử lớp 10 năm 2020- 2021 trường THPT Lương Văn Can với cách giải nhanh và chú ý quan trọng

Đề bài

ĐỀ KIÊM TRA HỌC KỲ I

NĂM HỌC 2020-2021

Môn: LỊCH SỬ - Khối 10

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1: (2 điểm)

Trình bày sự phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ về mặt tôn giáo và chữ viết.

Câu 2: (2 điểm)

Nêu nguyên nhân ra đời của thành thị.

Câu 3: (3 điểm)

Sự thịnh trị về kinh tế, chính trị của xã hội phong kiến Trung Quốc dưới thời Đường được biểu hiện như thế nào?

Câu 4: (2 điểm)

Nhận xét về vai trò của thành thị trung đại.

Câu 5: (1 điểm)

So sánh sự giống nhau của vương triều Hồi giáo Đê-li và vương triều Môn-gôn.

HẾT

Lời giải chi tiết

Câu 1: (2 điểm)

Phương pháp: Xem lại bài Sự phát triển lịch sử va nền văn hóa đa dạng Ấn Độ.

Cách giải:

Sự phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ thể hiện trên các mặt:

* Về tư tưởng:

- Phật giáo:

+ Đạo Phật phát triển, được truyền bá khắp Ấn Độ và nhiều nước xung quanh.

+ Xây dựng hàng chục ngôi chùa hang (đục đẽo hang đá thành chùa). Đây là những công trình kiến trúc bằng đá rất đẹp và rất lớn. Cùng với chùa là những pho tượng Phật được điêu khắc bằng đá hoặc trên đá.

- Ấn Độ giáo:

+ Đây là tôn giáo bắt nguồn từ tín ngưỡng cổ xưa của người Ấn.

+ Ấn Độ giáo thờ rất nhiều thần, chủ yếu là bốn thần: bộ ba Brama (thần Sáng tạo thế giới), Siva (thần Huỷ diệt), Visnu (thần Bảo hộ), và Inđra (thần Sấm sét).

+ Xây dựng nhiều ngôi đền bằng đá rất đồ sộ, hình chóp núi, là nơi ngự trị của thần thánh và cũng tạc bằng đá, hoặc đúc bằng đồng rất nhiều pho tượng thần thánh để thờ, với những phong cách nghệ thuật độc đáo. 

* Chữ viết:

- Người Ấn Độ sớm có chữ viết. Ban đầu là kiểu chữ đơn sơ Brahmi, sau đó được nâng lên sáng tạo thành hệ chữ Phạn (Sanskrit), được hoàn thiện từ thời A-sô-ca cả về chữ viết và ngữ pháp.

- Ngôn ngữ và văn tự phát triển là điều kiện để chuyển tải, truyền bá văn học, văn hoá Ấn Độ.

Câu 2: (2 điểm)

Phương pháp: Xem lại SGK Lịch sử 10 trang 58, suy luận

Cách giải:

*Nguyên nhân ra đời các thành thị:

            - Từ thế kỉ XI, các thành thị trung đại ở Tây Âu bắt đầu xuất hiện. Lúc đó, lực lượng sản xuất ở Tây Âu có nhiều biến đổi:

            - Nông nghiệp có ba biến đổi:

            + Công cụ sản xuất được cải tiến.

            + Kĩ thuật canh tác có nhiều tiến bộ.

            + Khai hoang được đẩy mạnh làm cho diện tích đất canh tác tăng nhanh.

            - Những yếu tố nói trên dẫn đến sự phát triển sản xuất, sự tăng nhanh những sản phẩm xã hội, tạo ra các hệ quả:

            + Xuất hiện nhiều sản phẩm thừa, nảy sinh nhu cầu trao đổi mua bán.

            + Tạo điều kiện cho việc chuyên môn hóa của những người thợ.

            + Thủ công nghiệp: quas trình chuyên môn hóa diễn ra mạnh mẽ, nhiều người bỏ cả nông nghiệp làm nghề thủ công. Dần dần, những người thợ thủ công có nhu tập trung ở những nơi thuận tiện để sản xuất và buôn bán ở bên ngoài lãnh địa, thường là gần các bến sông, nơi giao nhau của các trục đường giao thông chính. Tại những nơi này, thành thị xuất hiện

Câu 3: (3 điểm)

Phương pháp: dựa vào sgk Lịch sử 10 trang 30, 31 để trả lời.

Cách giải:

* Kinh tế: phát triển tương đối toàn diện.

- Nông nghiệp:

+ Giảm tô thuế, bớt sưu dịch.

+ Thực hiện chế độ quân điền: lấy đất công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân.

+ Áp dụng những kĩ thuật canh tác vào sản xuất như chọn giống, xác định thời vụ,… làm cho năng suất tăng.

- Thủ công nghiệp: Các nghề dệt, in, gốm sứ phát triển. Hình thành các xưởng thủ công luyện sắt, đóng thuyền có hàng chục người làm việc.

- Thương nghiệp: Phát triển thịnh đạt, giao lưu buôn bán được mở rộng, hình thành “con đường tơ lụa” trên đất liền và trên biển.

* Chính trị:

- Hoàn thiện bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương nâng cao quyền lực của Hoàng đế.

- Dưới thời Đường tiếp tục chính sách xâm lược các nước, lãnh thổ Trung Quốc được mở rộng.

Câu 4: (2 điểm)

Phương pháp: dựa vào sgk Lích sử 10 trang 58, 59 để trả lời.

Cách giải:

Kinh tế: Thành thị ra đời đã phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa giản đơn phát triển.

- Chính trị: Thành thị góp phần tích cực xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền, thống nhất quốc gia, dân tộc.

- Xã hội: Góp phần dẫn đến sự giải thể của chế độ nông nô.

- Văn hóa: Thành thị còn là các trung tâm văn hóa. Thành thị mang không khí tự do và mở mang tri thức cho mọi người, tạo tiền đè chi việc hình thành các trường đại học lớn ở châu Âu.

 Như vậy, thành thị ra đời có vai trò rất lớn, Mác ví thành thị là “bông hoa rực rỡ nhất của thời trung đại”.

Câu 5: (1 điểm)
Phương pháp: suy luận

Cách giải:

Điểm giống nhau của hai vương triều Hồi giáo Đê-li và Mô-gôn là:

-Tạo điều kiện cho văn hóa phát triển

- Cả hai vương triều đều do đế quốc bên ngoài xâm chiếm và gây dựng lên

- Áp bức thống trị nhân dân Ấn Độ dẫn đến sự mâu thuẫn giai cấp và dân tộc làm cho cả hai vương triều suy yếu và sụp đổ.

 Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí