Giải đề thi học kì 2 lý lớp 11 năm 2020 - 2021 trường THPT Phan Ngọc Hiển

Làm đề thi

Câu hỏi 1 :

Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có độ tụ D = +5 (đp) và cách thấu kính một khoảng 10 cm. Ảnh A’B’ của AB qua thấu kính là:

  • A ảnh thật, nằm sau thấu kính, cách thấu kính một đoạn 20 (cm).
  • B ảnh thật, nằm sau thấu kính, cách thấu kính một đoạn 60 (cm).
  • C ảnh ảo, nằm trước thấu kính, cách thấu kính một đoạn 60 (cm).
  • D ảnh ảo, nằm trước thấu kính, cách thấu kính một đoạn 20 (cm).

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Sử dụng các công thức: \(\left\{ \begin{array}{l}D = \frac{1}{f}\\\frac{1}{f} = \frac{1}{d} + \frac{1}{{d'}}\end{array} \right.\)

Lời giải chi tiết:

Ta có:

\(D = \frac{1}{f} \Rightarrow f = \frac{1}{D} = \frac{1}{5} = 0,2m = 20cm\)

Lại có: \(\frac{1}{f} = \frac{1}{d} + \frac{1}{{d'}}\)

\( \Rightarrow \frac{1}{{20}} = \frac{1}{{10}} + \frac{1}{{d'}}\)

\( \Rightarrow d' =  - 20cm < 0\)

Suy ra: ảnh ảo, nằm trước thấu kính, cách thấu kính một đoạn 20 cm.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Khi một chùm tia sáng phản xạ toàn phần tại mặt phân cách giữa hai môi trường thì

  • A cường độ sáng của chùm phản xạ bằng cường độ sáng của chùm tới
  • B cường độ sáng của chùm khúc xạ bị triệt tiêu
  • C cường độ sáng của chùm phản xạ bị triệt tiêu
  • D cường độ sáng của chùm khúc xạ bằng cường độ sáng của chùm tới

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Sử dụng lý thuyết về hiện tượng phản xạ toàn phần:

- Phản xạ toàn phần là hiện tượng phản xạ toàn bộ tia sáng tới, xảy ra ở mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.

- Khi có phản xạ toàn phần thì không có tia khúc xạ.

Lời giải chi tiết:

Khi một chùm tia sáng phản xạ toàn phần tại mặt phân cách giữa hai môi trường thì cường độ sáng của chùm khúc xạ bị triệt tiêu.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Khi ánh sáng đi từ nước (n = 4/3) sang không khí, góc giới hạn phản xạ toàn phần có giá trị là:

  • A \({i_{gh}} = {48^0}35'\)
  • B \({i_{gh}} = {41^0}48'\)
  • C \({i_{gh}} = {62^0}44'\)
  • D \({i_{gh}} = {38^0}26'\)

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức: \(\sin {i_{gh}} = \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}}\)

Lời giải chi tiết:

Ta có:

\(\sin {i_{gh}} = \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}} = \frac{1}{{4/3}} = \frac{3}{4}\)

\( \Leftrightarrow {i_{gh}} = {48^0}35'\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Chiếu một tia sáng đơn sắc đi từ không khí vào môi trường có chiết suất n, sao cho tia phản xạ vuông góc với tia khúc xạ. Khi đó góc tới i được tính theo công thức

  • A \(\sin i = n\)
  • B \(\sin i = \frac{1}{n}\)
  • C \(\tan i = n\)
  • D \(\tan i = \frac{1}{n}\)

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng:

\({n_1}\sin i = {n_2}\sin r\)

Lời giải chi tiết:

Tia phản xạ và tia khúc xạ vuông góc với nhau, ta có:

\(r + i' = {90^0} \Leftrightarrow r + i = {90^0}\)

Áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng ta có:

\({n_1}\sin i = {n_2}\sin r\)

\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow {n_1}\sin i = {n_2}\sin (90 - i)\\ \Leftrightarrow {n_1}\sin i = {n_2}\cos i\\ \Leftrightarrow \frac{{\sin i}}{{\cos i}} = \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}} = n\\ \Leftrightarrow \tan i = n\end{array}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Đối với thấu kính phân kì, nhận xét nào sau đây về tính chất của vật thật là đúng?

  • A vật thật có thể cho ảnh thật hoặc ảnh ảo tùy thuộc vào vị trí của vật
  • B vật thật luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật
  • C vật thật luôn cho ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật
  • D vật thật luôn cho ảnh thật, cùng chiều và lớn hơn vật

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Sử dụng tính chất ảnh của vật thật qua thấu kính phân kì: Vật thật luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.

Lời giải chi tiết:

Qua thấu kính phân kì: vật thật luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Nhận xét nào sau đây là đúng?

  • A với thấu kính hội tụ, vật thật luôn cho ảnh thật
  • B với thấu kính hội tụ, vật thật luôn cho ảnh lớn hơn vật
  • C với thấu kính phân kì, vật thật luôn cho ảnh lớn hơn vật
  • D với thấu kính phân kì, vật thật luôn cho ảnh ảo

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Sử dụng tính chất ảnh của vật qua thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì.

Lời giải chi tiết:

A sai vì thấu kính hội tụ, vật thật có thể cho cả ảnh thật và ảnh ảo.

B sai vì thấu kính hội tụ, vật thật cho ảnh lớn hơn, nhỏ hơn hoặc bằng vật.

C sai vì thấu kính phân kì, vật thật cho ảnh ảo và nhỏ hơn vật

D đúng

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Tia sáng đi từ thủy tinh (n1 = 1,5) đến mặt phân cách với nước (n2 = 4/3). Điều kiện của góc tới i để không có tia khúc xạ trong nước là:

  • A \(i < {48^0}35'\)
  • B \(i < {62^0}44'\)
  • C \(i < {41^0}48'\)
  • D \(i \ge {62^0}44'\)

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Điều kiện xảy ra phản xạ toàn phần:

\(i \ge {i_{gh}}\)

Lời giải chi tiết:

Để không có tia khúc xạ trong nước thì:

\(i \ge {i_{gh}}\)

Ta có: \(\sin {i_{gh}} = \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}} = \frac{{4/3}}{{1,5}} = \frac{8}{9}\)

\( \Rightarrow {i_{gh}} = {62^0}44'\)

Vậy \(i \ge {62^0}44'\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Thấu kính có độ tụ D = 4 (đp), đó là:

  • A thấu kính hội tụ có tiêu cự f = +4 (cm)
  • B thấu kính phân kì có tiêu cự f = -4 (cm)
  • C thấu kính phân kì có tiêu cự f = -25 (cm)
  • D thấu kính hội tụ có tiêu cự f = +25 (cm)

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Độ tụ: \(D = \frac{1}{f}\)

D > 0: thấu kính hội tụ

D < 0: thấu kính phân kì

Lời giải chi tiết:

Ta có:

\(D = \frac{1}{f} \Rightarrow f = \frac{1}{D} = \frac{1}{4} = 0,25 = 25cm > 0\)

Suy ra đây là thấu kính hội tụ.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính, cách thấu kính một khoảng 10 (cm), qua thấu kính cho ảnh A’B’ cùng chiều cao gấp 3 lần AB. Tiêu cự của thấu kính là:

  • A f = -30 (cm)
  • B f = 15 (cm)
  • C f = 30 (cm)
  • D f = -15 (cm)

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Ảnh cùng chiều với vật nên là ảnh ảo => d’ < 0

Sử dụng các công thức: \(\left\{ \begin{array}{l}k =  - \frac{{d'}}{d}\\\frac{1}{f} = \frac{1}{d} + \frac{1}{{d'}}\end{array} \right.\)

Lời giải chi tiết:

Ảnh cùng chiều với vật nên là ảnh ảo => d’ < 0

Ta có:

\(\begin{array}{l}k =  - \frac{{d'}}{d} = \frac{{A'B'}}{{AB}} = \frac{3}{1} = 3 \Rightarrow  - d' = 3{\rm{d = 3}}{\rm{.10 = 30cm}}\\ \Rightarrow d' =  - 30cm\end{array}\)

Lại có:

\(\frac{1}{f} = \frac{1}{d} + \frac{1}{{d'}} = \frac{1}{{10}} - \frac{1}{{30}} = \frac{1}{{15}}\)

\( \Rightarrow f = 15cm\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Một ống dây dài 50 (cm), diện tích tiết diện ngang của ống là 10 (cm2) gồm 1000 vòng dây. Hệ số tự cảm của ống dây là

  • A \(0,251H\)
  • B \(2,51(mH)\)
  • C \(6,{28.10^{ - 2}}\left( H \right)\)
  • D \(2,{51.10^{ - 2}}\left( {mH} \right)\)

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức: \(L = 4\pi {.10^{ - 7}}\frac{{{N^2}}}{l}S\)

Lời giải chi tiết:

Ta có:

\(L = 4\pi {.10^{ - 7}}\frac{{{N^2}}}{l}S = 4\pi {.10^{ - 7}}.\frac{{{{1000}^2}}}{{{{50.10}^{ - 2}}}}{.10.10^{ - 4}}\)

\(L = 2,{51.10^{ - 3}}\left( H \right) = 2,51\left( {mH} \right)\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Đơn vị của từ thông là

  • A Vêbe (Wb)
  • B Ampe (A)  
  • C Tesla (T)  
  • D Vôn (V)

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Sử dụng lý thuyết về từ thông.

Lời giải chi tiết:

Đơn vị của từ thông là Vêbe (Wb)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Với một tia sáng đơn sắc, chiết suất tuyệt đối của nước là n1, của thủy tinh là n2. Chiết suất tỉ đối khi ia sáng đó truyền từ nước sang thủy tinh là

  • A \({n_{21}} = {n_2} - {n_1}\)
  • B \({n_{21}} = \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}}\)
  • C \({n_{21}} = \frac{{{n_1}}}{{{n_2}}}\)
  • D \({n_{21}} = {n_1} - {n_2}\)

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Chiết suất tỉ đối: \(\frac{{\sin i}}{{\sin r}} = {n_{21}}\)

Lời giải chi tiết:

Chiết suất tỉ đối: \(\frac{{\sin i}}{{\sin r}} = {n_{21}} = \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Ảnh của một vật qua thấu kính hội tụ

  • A luôn luôn nhỏ hơn vật
  • B có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn vật
  • C luôn lớn hơn vật
  • D luôn cùng chiều với vật

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Sử dụng lý thuyết tính chất ảnh của vật tạo bởi thấu kính hội tụ.

Lời giải chi tiết:

Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn vật.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Tại tâm của một dòng điện tròn cường độ 5 (A) cảm ứng từ đo được là \(31,{4.10^{ - 6}}\left( T \right)\). Đường kính của dòng điện đó là

  • A 10 (cm)
  • B 26 (cm)  
  • C 22 (cm)  
  • D 20 (cm)

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức tính cảm ứng từ tại tâm dòng điện tròn:

\(B = 2\pi {.10^{ - 7}}.\frac{I}{r}\left( T \right)\)

Lời giải chi tiết:

Ta có:

\(\begin{array}{l}B = 2\pi {.10^{ - 7}}.\frac{I}{r}\\ \Leftrightarrow r = \frac{{2\pi {{.10}^{ - 7}}.I}}{B}\\ \Leftrightarrow r = \frac{{2\pi {{.10}^{ - 7}}.5}}{{31,{{4.10}^{ - 6}}}} = 0,1m = 10cm\end{array}\)

Suy ra đường kính d = 2r = 2.10 = 20cm.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Dây dẫn mang dòng điện không tương tác với

  • A các điện tích đứng yên
  • B các điện tích chuyển động
  • C nam châm đứng yên
  • D nam châm chuyển động

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Dây dẫn mang dòng điện không tương tác với các điện tích đứng yên.

Lời giải chi tiết:

Dây dẫn mang dòng điện không tương tác với các điện tích đứng yên.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Lăng kính được cấu tạo bằng khối chất trong suốt, đồng chất, thường có dạng hình lăng trụ. Tiết diện thẳng của lăng kính hình

  • A tam giác
  • B chữ nhật
  • C tròn
  • D elip

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Tiết diện thẳng của lăng kính hình tam giác.

Lời giải chi tiết:

Tiết diện thẳng của lăng kính hình tam giác.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Một tia sáng đi từ nước (n1 = 4/3) vào thủy tinh (n2 = 1,5) với góc tới là 350. Góc khúc xạ của tia sáng là

  • A 40,20
  • B 25,40  
  • C 30,60  
  • D 45,00

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng:

\({n_1}\sin i = {n_2}\sin r\)

Lời giải chi tiết:

Áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng:

\({n_1}\sin i = {n_2}\sin r\)

\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow \frac{4}{3}.\sin {45^0} = 1,5.\sin r\\ \Leftrightarrow \sin r = 0,51\\ \Leftrightarrow r = 30,{6^0}\end{array}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Phát biểu nào sau đây là không đúng?

  • A Góc giới hạn phản xạ toàn phần được xác định bằng tỉ số giữa chiết suất của môi trường kém chiết quang với môi trường chiết quang hơn.
  • B Phản xạ toàn phần xảy ra khi góc tới lớn hơn góc giới hạn phản xạ toàn phần igh.
  • C Phản xạ toàn phần chỉ xảy ra khi ánh sáng đi từ môi trường chiết quang sang môi trường kém chiết quang hơn.
  • D Khi có phản xạ toàn phần thì toàn bộ ánh sáng phản xạ trở lại môi trường ban đầu chứa chùm tia sáng tới

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Sử dụng lý thuyết về hiện tượng phản xạ toàn phần.

Lời giải chi tiết:

Hiện tượng phản xạ toàn phần là hiện tượng toàn bộ ánh sáng tới mặt phân cách giữa hai môi trường bị phản xạ hắt trở lại môi trường cũ khi ánh sáng đi từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường kém chiết quang => C, D đúng.

Điều kiện xảy ra phản xạ toàn phần là: \(i \ge {i_{gh}}\) => B đúng

Ta có: \(\sin {i_{gh}} = \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}}\) => A sai

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 20cm, vật thật AB = 3cm đặt trên trục chính của thấu kính và vuông góc với trục chính, cách thấu kính 45cm.

a) Xác định vị trí, tính chất và độ lớn ảnh A1B1 của AB qua thấu kính. Vẽ hình.

b) Giữ thấu kính cố định, di chuyển vật AB. Vật sáng cho ảnh lớn hơn vật và cách vật 80 cm.

Xác định vị trí của vật, vị trí và độ phóng đại của ảnh.

Phương pháp giải:

Sử dụng lý thuyết về thấu kính hội tụ.

Sử dụng các công thức: \(\left\{ \begin{array}{l}\frac{1}{f} = \frac{1}{d} + \frac{1}{{d'}}\\k =  - \frac{{d'}}{d}\\L = d + d'\end{array} \right.\)

Lời giải chi tiết:

Theo đề bài ta có:

\(f = 20cm;h = AB = 3cm;d = 45cm\)

a)

Ta có:

\(\frac{1}{f} = \frac{1}{d} + \frac{1}{{d'}}\)

\( \Leftrightarrow \frac{1}{{20}} = \frac{1}{{45}} + \frac{1}{{d'}}\)

\( \Leftrightarrow d' = 36cm\)

Độ phóng đại ảnh:

\(k =  - \frac{{d'}}{d} = \frac{{{A_1}{B_1}}}{{AB}}\)

\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow  - \frac{{36}}{{45}} = \frac{{{A_1}{B_1}}}{3}\\ \Leftrightarrow {A_1}{B_1} =  - 2,4cm\end{array}\)

Suy ra: ảnh A1B1 là ảnh ảo, nhỏ hơn vật, ngược chiều với vật, nằm cách thấu kính 36cm, độ lớn ảnh \({A_1}{B_1} = 2,4cm\)

- Hình vẽ:

b)

Ta có:

\({d_2} + d'_2 = 80 \Rightarrow d'_2 = 80 - {d_2}\)

Lại có:

\(\frac{1}{f} = \frac{1}{{{d_2}}} + \frac{1}{{d'_2}}\)

\( \Leftrightarrow \frac{1}{{20}} = \frac{1}{{{d_2}}} + \frac{1}{{80 - {d_2}}}\)

\( \Leftrightarrow {d_2} = 40cm\)

Suy ra: \(d'_2 = 80 - 40 = 40cm\)

Độ phóng đại ảnh là:

\(k =  - \frac{{d'}}{d} =  - \frac{{40}}{{40}} =  - 1\)

Vậy vật ở vị trí cách thấu kính 40cm; ảnh ở vị trí cách thấu kính 40cm và có độ phóng đại ảnh là k = -1.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Một dây dẫn thẳng dài có vỏ bọc cách điện. Dòng điện chạy qua dây dẫn có độ lớn 5A.

a) Xác định cảm ứng từ tại điểm O cách dây dẫn 20cm.

b) Dây dẫn được căng thẳng trừ một đoạn ở giữa dây uốn thành một vòng tròn có tâm ngay tại điểm O bán kính là 20cm. Xác định cảm ứng từ tại tâm của vòng tròn.

Phương pháp giải:

Sử dụng quy tắc nắm bàn tay phải để xác định chiều cảm ứng từ.

Sử dụng công thức tính cảm ứng từ của dòng điện thẳng và dòng điện tròn.

Lời giải chi tiết:

a)

Cảm ứng từ tại điểm O cách dây dẫn 20 cm là:

\(B = {2.10^{ - 7}}.\frac{I}{r} = {2.10^{ - 7}}.\frac{5}{{{{20.10}^{ - 2}}}} = {5.10^{ - 6}}\left( T \right)\)

b)

Gọi \(\overrightarrow {{B_1}} ,\overrightarrow {{B_2}} \) là cảm ứng từ gây ra bởi dòng điện thẳng và dòng điện tròn tại tâm O.

Áp dụng quy tắc nắm bàn tay phải ta xác định được chiều của \(\overrightarrow {{B_1}} ,\overrightarrow {{B_2}} \) như hình vẽ.

Ta có:

\(\left\{ \begin{array}{l}{B_1} = {2.10^{ - 7}}.\frac{I}{r} = {5.10^{ - 6}}\left( T \right)\\{B_2} = 2\pi {.10^{ - 7}}.\frac{I}{r} = 15,{7.10^{ - 6}}\left( T \right)\end{array} \right.\)

Cảm ứng từ tổng hợp tại O là:

\(\overrightarrow B  = \overrightarrow {{B_1}}  + \overrightarrow {{B_2}} \)

Từ hình vẽ ta thấy: \(\overrightarrow {{B_1}}  \uparrow  \downarrow \overrightarrow {{B_2}} \), nên ta có:

\(B = \left| {{B_1} - {B_2}} \right| = 10,{7.10^{ - 6}}\left( T \right)\)

Vậy cảm ứng từ tại tâm vòng tròn là B = 10,7.10-6 T.

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Vật lý lớp 11 - Xem ngay

Giải đề thi học kì 2 lý lớp 11 năm 2020 - 2021 trường THPT Hồng Ngự 1

Giải đề thi học kì 2 lý lớp 11 năm 2020 - 2021 trường THPT Hồng Ngự 1 với cách giải nhanh và chú ý quan trọng

Xem chi tiết
Giải đề thi học kì 2 lý lớp 11 năm 2020 - 2021 trường THPT Đoàn Thượng

Giải đề thi học kì 2 lý lớp 11 năm 2020 - 2021 trường THPT Đoàn Thượng với cách giải nhanh và chú ý quan trọng

Xem chi tiết
Giải đề thi học kì 2 lý lớp 11 năm 2019 - 2020 trường THPT B Nghĩa Hưng

Giải chi tiết đề thi học kì 2 môn lý lớp 11 năm 2019 - 2020 trường THPT B Nghĩa Hưng với cách giải nhanh và chú ý quan trọng

Xem chi tiết
Giải đề thi học kì 2 lý lớp 11 năm 2019 - 2020 UBND Thành Phố Biên Hòa

Giải chi tiết đề thi học kì 2 môn lý lớp 11 năm 2019 - 2020 UBND Thành Phố Biên Hòa với cách giải nhanh và chú ý quan trọng

Xem chi tiết
Giải đề thi học kì 2 lý lớp 11 năm 2019 - 2020 Sở GD - ĐT Vĩnh Phúc

Giải chi tiết đề thi học kì 2 môn lý lớp 11 năm 2019 - 2020 Sở GD - ĐT Vĩnh Phúc với cách giải nhanh và chú ý quan trọng

Xem chi tiết
Giải đề thi học kì 2 lý lớp 11 năm 2019 - 2020 Sở GD&ĐT Bắc Ninh

Giải chi tiết đề thi học kì 2 môn lý lớp 11 năm 2019 - 2020 Sở GD&ĐT Bắc Ninh với cách giải nhanh và chú ý quan trọng

Xem chi tiết
Giải đề thi học kì 2 lý lớp 11 năm 2019 - 2020 trường THPT Phú Lương

Giải chi tiết đề thi học kì 2 môn lý lớp 11 năm 2019 - 2020 trường THPT Phú Lương với cách giải nhanh và chú ý quan trọng

Xem chi tiết

>> Học trực tuyến Lớp 11 cùng thầy cô giáo giỏi trên Tuyensinh247.com. Bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.