Giải đề thi học kì 2 lý lớp 11 năm 2020 - 2021 trường THPT Hồng Ngự 1
Làm đề thiCâu hỏi 1 :
Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính, cách thấu kính một khoảng 20 cm, qua thấu kính cho ảnh thật A’B’ cao gấp 3 lần AB. Tiêu cự của thấu kính là
- A f = 30cm
- B f = -30 cm
- C f = -15 cm
- D f = 15 cm
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Ảnh cùng chiều với vật nên là ảnh ảo => d’ < 0
Sử dụng các công thức: \(\left\{ \begin{array}{l}k = - \frac{{d'}}{d}\\\frac{1}{f} = \frac{1}{d} + \frac{1}{{d'}}\end{array} \right.\)
Lời giải chi tiết:
Ảnh cùng chiều với vật nên là ảnh ảo => d’ < 0
Ta có:
\(\begin{array}{l}k = - \frac{{d'}}{d} = \frac{{A'B'}}{{AB}} = \frac{3}{1} = 3 \Rightarrow - d' = 3{\rm{d = 3}}{\rm{.20 = 60cm}}\\ \Rightarrow d' = - 60cm\end{array}\)
Lại có:
\(\frac{1}{f} = \frac{1}{d} + \frac{1}{{d'}} = \frac{1}{{20}} - \frac{1}{{60}} = \frac{1}{{30}}\)
\( \Rightarrow f = 30cm\)
Câu hỏi 2 :
Một tia sáng truyền từ môi trường này sang môi trường khác dọc theo pháp tuyến của mặt phân cách thì góc khúc xạ là
- A \({0^0}\)
- B bằng \({i_{gh}}\)
- C phụ thuộc vào chiết suất hai môi trường
- D \({90^0}\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng:
\({n_1}\sin i = {n_2}\sin r\)
Lời giải chi tiết:
Áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng:
\({n_1}\sin i = {n_2}\sin r\)
Tia sáng truyền dọc theo pháp tuyến của mặt phân cách => góc tới \(i = {0^0} \Rightarrow r = {0^0}\)
Câu hỏi 3 :
Phát biểu nào dưới đây là đúng? Từ trường không tương tác với
- A nam châm chuyển động
- B nam châm đứng yên
- C các điện tích chuyển động
- D các điện tích đứng yên
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Từ trường không tương tác với các điện tích đứng yên.
Lời giải chi tiết:
Từ trường không tương tác với các điện tích đứng yên.
Câu hỏi 4 :
Một người nhìn một vật ở đáy chậu theo phương thẳng đứng. Đổ nước vào chậu, người này thấy vật gần mình thêm 5 cm, chiết suất của nước là 4/3. Chiều cao lớp nước đã đổ vào chậu là
- A 16cm
- B 12cm
- C 14cm
- D 20cm
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Sử dụng công thức lưỡng chất phẳng:
\(\frac{{{d_{anh}}}}{{{d_{vat}}}} = \frac{{{n_{k{\rm{x}}}}}}{{{n_{toi}}}}\)
Lời giải chi tiết:
Theo đề bài, sau khi đổ nước vào chậu người này thấy vật gần mình hơn 5cm nên ta có:
\(d - d' = 5cm\) (1)
Áp dụng công thức lưỡng chất phẳng, ta có:
\(\frac{{d'}}{d} = \frac{{{n_{kk}}}}{{{n_n}}} \Leftrightarrow \frac{{d'}}{d} = \frac{1}{{4/3}} \Leftrightarrow d' = \frac{3}{4}d\) (2)
Thay (2) vào (1) ta được:
\(d - \frac{3}{4}d = 5 \Leftrightarrow d = 20cm\)
Vậy chiều cao lớp nước đổ vào chậu là 20cm
Câu hỏi 5 :
Một diện tích S đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B, góc giữa vectơ cảm ứng từ và vectơ pháp tuyến là \(\alpha \). Từ thông qua diện tích S được tính theo công thức
- A \(\Phi = B{\rm{S}}.\cos \alpha \)
- B \(\Phi = B{\rm{S}}.\cot \alpha \)
- C \(\Phi = B{\rm{S}}.\sin \alpha \)
- D \(\Phi = B{\rm{S}}.\tan \alpha \)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Sử dụng lý thuyết về từ thông.
Lời giải chi tiết:
Từ thông qua diện tích S được tính theo công thức:
\(\Phi = B{\rm{S}}\cos \alpha \)
Câu hỏi 6 :
Một dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài. Tại điểm A cách dây 10cm cảm ứng từ do dòng điện gây ra có độ lớn \({2.10^{ - 5}}T\). Cường độ dòng điện chạy trong dây là
- A 30A
- B 50A
- C 10A
- D 20A
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Sử dụng công thức: \(B = {2.10^{ - 7}}.\frac{I}{r}\)
Lời giải chi tiết:
Ta có: \(B = {2.10^{ - 7}}.\frac{I}{r}\)
\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow {2.10^{ - 5}} = {2.10^{ - 7}}.\frac{I}{{{{10.10}^{ - 2}}}}\\ \Leftrightarrow I = 10A\end{array}\)
Câu hỏi 7 :
Thấu kính có độ tụ D = 5 (đp), đó là thấu kính
- A phân kì có tiêu cự f = -5cm
- B hội tụ có tiêu cự f = 5cm
- C hội tụ có tiêu cự f = 20cm
- D phân kì có tiêu cự f = 20cm
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Sử dụng công thức: \(D = \frac{1}{f}\)
D>0 : thấu kính hội tụ
D<0: thấu kính phân kì
Lời giải chi tiết:
Ta có: D = 5 (đp) => Thấu kính hội tụ
Lại có: \(D = \frac{1}{f} \Rightarrow f = \frac{1}{D} = \frac{1}{5} = 0,2m = 20cm\)
Câu hỏi 8 :
Biểu thức tính suất điện động tự cảm là
- A \(e = - L\frac{{\Delta I}}{{\Delta t}}\)
- B \(e = l.I\)
- C \(e = 4\pi {.10^{ - 7}}.{n^2}.V\)
- D \(e = - L\frac{{\Delta t}}{{\Delta I}}\)
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Sử dụng lý thuyết về hiện tượng tự cảm.
Lời giải chi tiết:
Ta có:
\({e_{tc}} = - \frac{{\Delta \Phi }}{{\Delta t}} = - L\frac{{\Delta i}}{{\Delta t}}\)
Câu hỏi 9 :
Chiết suất tuyệt đối của môi trường trong suốt là n thì
- A n > 1
- B n = 1
- C n > 0
- D n < 1
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Sử dụng lý thuyết về chiết suất tuyệt đối.
Lời giải chi tiết:
Chiết suất tuyệt đối của mọi môi trường đều lớn hơn 1.
Câu hỏi 10 :
Một đoạn dây dẫn MN dài 6cm có dòng điện I = 5A đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,5T. Lực từ tác dụng lên đoạn dây có độ lớn \(F = 7,{5.10^{ - 2}}N\). Góc \(\alpha \)hợp bởi dây MN và đường cảm ứng từ là
- A \(\alpha = {60^0}\)
- B \(\alpha = {30^0}\) D. \(\alpha = 0,{5^0}\) D. \(\alpha = {90^0}\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Sử dụng công thức tính lực từ: \(F = BIl.\sin \alpha \)
Lời giải chi tiết:
Ta có:
\(\begin{array}{l}F = BIl.\sin \alpha \\ \Rightarrow \sin \alpha = \frac{F}{{BIl}} = \frac{{7,{{5.10}^{ - 2}}}}{{0,{{5.5.6.10}^{ - 2}}}} = 0,5\\ \Rightarrow \alpha = {30^0}\end{array}\)
Câu hỏi 11 :
Cảm ứng từ sinh bởi dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài không có đặc điểm nào sau đây?
- A tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện
- B tỉ lệ thuận với chiều dài dây dẫn
- C vuông góc với dây dẫn
- D tỉ lệ nghịch với khoảng cách từ điểm đang xét đến dây dẫn
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Sử dụng lý thuyết về từ trường của dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài.
Lời giải chi tiết:
Cảm ứng từ sinh bởi dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài được xác định bởi:
\(B = {2.10^{ - 7}}.\frac{I}{r}\) => tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện, tỉ lệ nghịch với khoảng cách từ điểm đang xét đến dây dẫn; có phương vuông góc với dây dẫn; không phụ thuộc vào chiều dài dây dẫn.
Câu hỏi 12 :
Tia sáng đi từ thủy tinh (n1 = 1,5) đến mặt phân cách với nước (n2 = 4/3). Điều kiện của góc tới i để không có tia khúc xạ trong nước là
- A \(i < {62^0}44'\)
- B \(i < {41^0}48'\)
- C \(i \ge {62^0}44'\)
- D \(i < {48^0}35'\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Điều kiện xảy ra phản xạ toàn phần: \(i \ge {i_{gh}}\)
Lời giải chi tiết:
Để không có tia khúc xạ trong nước thì phải xảy ra phản xạ toàn phần.
Khi đó: \(i \ge {i_{gh}}\)
Với \(\sin {i_{gh}} = \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}} = \frac{{4/3}}{{1,5}} = \frac{8}{9} \Rightarrow {i_{gh}} = {62^0}44'\)
Vậy \(i \ge {62^0}44'\)
Câu hỏi 13 :
Một khung dây có 100 vòng được đặt trong từ trường đều sao cho các đường sức từ vuông góc với mặt phẳng của khung dây. Diện tích của mỗi vòng dây là 2dm2, cảm ứng từ giảm đều từ 0,5 T đến 0,2 T trong thời gian 0,1s. Suất điện động cảm ứng trong khung dây là
- A 30V
- B 6V
- C 60V
- D 3V
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Sử dụng lý thuyết về suất điện động cảm ứng.
Lời giải chi tiết:
Suất điện động cảm ứng trong khung dây là:
\(\begin{array}{l}{e_c} = \frac{{\Delta \Phi }}{{\Delta t}} = \frac{{N\Delta BS\cos \alpha }}{{\Delta t}} = \frac{{100.(0,5 - 0,2){{.2.10}^{ - 2}}.\cos 0}}{{0,1}}\\ = 6V\end{array}\)
Câu hỏi 14 :
Tương tác giữa dòng điện với nam châm được thực hiện thông qua
- A từ trường
- B trường trọng lực
- C điện trường
- D trường hấp dẫn
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Dòng điện và nam châm có từ tính.
Lời giải chi tiết:
Tương tác giữa dòng điện với nam châm được thực hiện thông qua từ trường.
Câu hỏi 15 :
Khi đặt đoạn dây dẫn có dòng điện trong từ trường đều có vectơ cảm ứng từ \(\overrightarrow B \), dây dẫn không chịu tác dụng của lực từ nếu dây dẫn đó:
- A hợp với \(\overrightarrow B \) một góc từ
- B hợp với \(\overrightarrow B \) một góc nhọn
- C vuông góc với \(\overrightarrow B \)
- D song song với \(\overrightarrow B \)
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Sử dụng công thức: \(F = BIl.\sin \alpha \)
Lời giải chi tiết:
Công thức tính lực từ: \(F = BIl.\sin \alpha ,\alpha = \left( {\overrightarrow B ,\overrightarrow l } \right)\)
\(F = 0 \Leftrightarrow \sin \alpha = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}\alpha = {0^0}\\\alpha = {180^0}\end{array} \right.\) => dây dẫn không chịu tác dụng của lực từ nếu dây dẫn đó song song với cảm ứng từ \(\overrightarrow B \).
Câu hỏi 16 :
Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính sẽ cho ảnh cùng chiều lớn gấp 3 lần vật AB. Di chuyển AB ra xa thấu kính thêm 8cm thì thu được ảnh ngược chiều cũng lớn gấp 3 lần vật AB. Tiêu cự của thấu kính là
- A 12cm
- B 9cm
- C 10cm
- D 15cm
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Sử dụng các công thức về thấu kính hội tụ.
Lời giải chi tiết:
Qua thấu kính cho ảnh cùng chiều, lớn hơn vật => thấu kính hội tụ, ảnh ảo => d’ < 0.
Ta có: \( - \frac{{d'}}{d} = \frac{{A'B'}}{{AB}} = \frac{3}{1} = 3 \Rightarrow d' = - 3{\rm{d}}\)
Suy ra: \(\frac{1}{f} = \frac{1}{d} - \frac{1}{{3{\rm{d}}}} \Rightarrow f = \frac{3}{2}d\) (1)
Khi di chuyển AB ra xa 8cm:d2 = (d +8) thu được ảnh ngược chiều => ảnh thật => d’2 > 0, ta có:
\( - \frac{{d{'_2}}}{{d + 8}} = \frac{{ - A'B'}}{{AB}} = - 3 \Rightarrow d{'_2} = 3.(d + 8)\)
Suy ra:
\(\begin{array}{l}\frac{1}{f} = \frac{1}{{d + 8}} + \frac{1}{{3(d + 8)}}\\ \Rightarrow f = \frac{{3{{\rm{d}}^2} + 48{\rm{d}} = 192}}{{{\rm{4d}} + 32}}\end{array}\) (2)
Từ (1) và (2) ta có:
\(\begin{array}{l}\frac{{3{{\rm{d}}^2} + 48{\rm{d}} = 192}}{{{\rm{4d}} + 32}} = \frac{3}{2}d\\ \Leftrightarrow 12{{\rm{d}}^2} + 96d = 6{{\rm{d}}^2} + 96{\rm{d}} + 384\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}d = 8\\d = - 8 \Rightarrow loai\end{array} \right.\end{array}\)
Vậy d = 8 cm, thay vào (1) ta được:
\(f = \frac{3}{2}.8 = 12cm\)
Câu hỏi 17 :
Vật AB = 2cm đặt thẳng vuông góc trục chính thấu kính hội tụ, cách thấu kính 10cm, tiêu cự thấu kính là 20cm. Qua thấu kính cho ảnh A’B’ là ảnh
- A thật, cao 4cm
- B ảo, cao 2cm
- C ảo, cao 4cm
- D thật, cao 2cm
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Sử dụng các công thức: \(\left\{ \begin{array}{l}\frac{1}{f} = \frac{1}{d} + \frac{1}{{d'}}\\ - \frac{{d'}}{d} = \frac{{A'B'}}{{AB}}\end{array} \right.\)
Lời giải chi tiết:
Ta có:
\(\frac{1}{f} = \frac{1}{d} + \frac{1}{{d'}} \Leftrightarrow \frac{1}{{20}} = \frac{1}{{10}} + \frac{1}{{d'}} \Leftrightarrow d' = - 20cm < 0\)
=> ảnh ảo
Lại có: \( - \frac{{d'}}{d} = \frac{{A'B'}}{{AB}} \Leftrightarrow - \frac{{ - 20}}{{10}} = \frac{{A'B'}}{2} \Leftrightarrow A'B' = 4cm\)
Vậy qua thấu kính cho ảnh ảo, cao 4cm.
Câu hỏi 18 :
Một điểm cách một dây dẫn dài vô hạn mang dòng điện 20cm thì có độ lớn cảm ứng từ \(1,2\mu T\). Một điểm cách dây dẫn đó 60cm thì có độ lớn cảm ứng từ là
- A \(3,6\mu T\)
- B \(0,2\mu T\)
- C \(4,8\mu T\)
- D \(0,4\mu T\)
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Sử dụng công thức: \(B = {2.10^{ - 7}}.\frac{I}{r}\)
Lời giải chi tiết:
Ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l}{B_1} = {2.10^{ - 7}}.\frac{I}{{{r_1}}}\\{B_2} = {2.10^{ - 7}}.\frac{I}{{{r_2}}}\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}1,{2.10^{ - 6}} = {2.10^{ - 7}}.\frac{I}{{{{20.10}^{ - 2}}}}\\{B_2} = {2.10^{ - 7}}.\frac{I}{{{{60.10}^{ - 2}}}}\end{array} \right.\)
\(\left\{ \begin{array}{l}I = 1,2\\{B_2} = {4.10^{ - 7}}T = 0,4\mu T\end{array} \right.\)
Câu hỏi 19 :
Độ lớn của suất điện động cảm ứng trong một mạch kín được xác định theo công thức
- A \({e_c} = \left| {\frac{{\Delta t}}{{\Delta \Phi }}} \right|\)
- B \({e_c} = \left| {\Delta \Phi .\Delta t} \right|\)
- C \({e_c} = - \left| {\frac{{\Delta \Phi }}{{\Delta t}}} \right|\)
- D \({e_c} = \left| {\frac{{\Delta \Phi }}{{\Delta t}}} \right|\)
Đáp án: D
Phương pháp giải:
Sử dụng lý thuyết về suất điện động cảm ứng.
Lời giải chi tiết:
Suất điện động cảm ứng trong một mạch kín được xác định theo công thức:
\({e_c} = \left| {\frac{{\Delta \Phi }}{{\Delta t}}} \right|\)
Câu hỏi 20 :
Một ống dây có 1000 vòng dây, dài 50cm, diện tích tiết diện ngang của ống là 10cm2. Độ tự cảm của ống dây là
- A \(12,{5.10^{ - 4}}H\)
- B \({25.10^{ - 4}}H\)
- C \({50.10^{ - 4}}H\)
- D \(6,{25.10^{ - 4}}H\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Độ tự cảm: \(L = 4\pi {.10^{ - 7}}.\frac{{{N^2}}}{l}S\)
Lời giải chi tiết:
Độ tự cảm của ống dây là:
\(\begin{array}{l}L = 4\pi {.10^{ - 7}}.\frac{{{N^2}}}{l}S = 4\pi {.10^{ - 7}}.\frac{{{{1000}^2}}}{{{{50.10}^{ - 2}}}}{.10.10^{ - 4}}\\ = 2,{5.10^{ - 3}} = {25.10^{ - 4}}H\end{array}\)
Câu hỏi 21 :
Gọi \({n_1},{n_2},i,{i_{gh}}\) là chiết suất của môi trường chứa tia tới, chiết suất của môi trường chứa tia khúc xạ, góc tới, góc tới giới hạn. Điều kiện để xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần tại mặt phân cách hai môi trường trong suốt
- A \({n_1} > {n_2};i < {i_{gh}}\)
- B \({n_1} > {n_2};i > {i_{gh}}\)
- C \({n_1} < {n_2};i < {i_{gh}}\)
- D \({n_1} < {n_2};i > {i_{gh}}\)
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Sử dụng lý thuyết về phản xạ toàn phần.
Lời giải chi tiết:
Điều kiện để có phản xạ toàn phần là:
+ Ánh sáng truyền từ một môi trường tới môi trường chiết quang kém hơn: \({n_2} < {n_1}\)
+ Góc tới lớn hơn hoặc bằng góc giới hạn: \(i \ge {i_{gh}}\)
Vậy \({n_1} > {n_2};i > {i_{gh}}\)
Câu hỏi 22 :
Một proton bay vào trong từ trường đều theo phương làm với đường sức từ một góc 300. Vận tốc của proton bằng \({v_0} = {3.10^7}m/s\) và từ trường có cảm ứng từ B =1,5T. Đô lớn của lực Lo-ren-xơ tác dụng lên proton là
- A \(f = 3,{6.10^{ - 26}}N\)
- B \(f = 7,{2.10^{ - 26}}N\)
- C \(f = 3,{6.10^{ - 12}}N\)
- D \(f = 7,{2.10^{ - 12}}N\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Công thức lực lo-ren-xơ: \(f = {q_0}vB.\sin \alpha \)
Lời giải chi tiết:
Độ lớn lực lo-ren-xơ tác dụng lên proton là:
\(f = {q_0}vB.\sin \alpha = 1,{6.10^{ - 19}}{.3.10^7}.1,5.\sin {30^0} = 3,{6.10^{ - 12}}N\)
Câu hỏi 23 :
Một khung dây có diện tích \(S = 12c{m^2}\), đặt trong từ trường đều cảm ứng từ \(B = {5.10^{ - 2}}T\). Mặt phẳng của khung dây hợp với vectơ cảm ứng từ \(\overrightarrow B \) một góc \(\alpha = {30^0}\). Từ thông qua diện tích S bằng
- A \(3\sqrt 3 {.10^{ - 4}}{\rm{W}}b\)
- B \(3\sqrt 3 {.10^{ - 5}}{\rm{W}}b\)
- C \({3.10^{ - 5}}{\rm{W}}b\)
- D \({3.10^{ - 4}}{\rm{W}}b\)
Đáp án: C
Phương pháp giải:
Sử dụng công thức từ thông: \(\Phi = BS.\cos \alpha ,\alpha = \left( {\overrightarrow n ,\overrightarrow B } \right)\)
Lời giải chi tiết:
Ta có: mặt phẳng khung dây hợp với \(\overrightarrow B \) một góc 300 \( \Rightarrow \left( {\overrightarrow n ,\overrightarrow B } \right) = 90 - 30 = {60^0}\)
\( \Rightarrow \Phi = B{\rm{S}}.\cos {60^0} = {5.10^{ - 2}}{.12.10^{ - 4}}.0,5 = {3.10^{ - 5}}{\rm{W}}b\)
Câu hỏi 24 :
Chiếu một chùm sáng song song tới thấu kính thấy chùm ló là chùm phân kì coi như xuất phát từ một điểm nằm trước thấu kính và cách thấu kính một đoạn 25cm. Thấu kính đó là thấu kính
- A phân kì có tiêu cự f = -25cm
- B hội tụ có tiêu cự f = 25cm
- C phân kì có tiêu cự f = 25cm
- D hội tụ có tiêu cự f = -25cm
Đáp án: A
Phương pháp giải:
Sử dụng lý thuyết về thấu kính mỏng.
Áp dụng công thức thấu kính.
Lời giải chi tiết:
Chùm sáng song song coi như xuất phát từ vô cực, ta có thể coi \(d = \infty \). Chùm ló coi như xuất phát từ một điểm nằm trước thấu kính, cách thấu kính 25 (cm) => d’ = -25 (cm).
Áp dụng công thức thấu kính, ta có:
\(\frac{1}{f} = \frac{1}{d} + \frac{1}{{d'}} = \frac{1}{\infty } - \frac{1}{{25}} \Rightarrow f = - 25cm\)
Vậy thấu kính là thấu kính phân kì, có tiêu cự f = -25cm.
Câu hỏi 25 :
Tại tâm của một dòng điện tròn cường độ 5A cảm ứng từ đo được là \(31,{4.10^{ - 6}}T\). Đường kính của dòng điện đó là
- A 10cm
- B 20cm
- C 22cm
- D 26cm
Đáp án: B
Phương pháp giải:
Sử dụng công thức tính cảm ứng từ của dòng điện tròn:
\(B = 2\pi {.10^{ - 7}}.\frac{I}{r}\)
Lời giải chi tiết:
Ta có:
\(\begin{array}{l}B = 2\pi {.10^{ - 7}}.\frac{I}{r}\\ \Leftrightarrow 31,{4.10^{ - 6}} = 2\pi {.10^{ - 7}}.\frac{5}{r}\\ \Leftrightarrow r = 0,1m = 10cm\end{array}\)
Suy ra đường kính: \(d = 2r = 2.10 = 20cm\)
Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Vật lý lớp 11 - Xem ngay
Giải đề thi học kì 2 lý lớp 11 năm 2020 - 2021 trường THPT Đoàn Thượng với cách giải nhanh và chú ý quan trọng
Giải đề thi học kì 2 lý lớp 11 năm 2020 - 2021 trường THPT Phan Ngọc Hiển với cách giải nhanh và chú ý quan trọng
Giải chi tiết đề thi học kì 2 môn lý lớp 11 năm 2019 - 2020 trường THPT B Nghĩa Hưng với cách giải nhanh và chú ý quan trọng
Giải chi tiết đề thi học kì 2 môn lý lớp 11 năm 2019 - 2020 UBND Thành Phố Biên Hòa với cách giải nhanh và chú ý quan trọng
Giải chi tiết đề thi học kì 2 môn lý lớp 11 năm 2019 - 2020 Sở GD - ĐT Vĩnh Phúc với cách giải nhanh và chú ý quan trọng
Giải chi tiết đề thi học kì 2 môn lý lớp 11 năm 2019 - 2020 Sở GD&ĐT Bắc Ninh với cách giải nhanh và chú ý quan trọng
Giải chi tiết đề thi học kì 2 môn lý lớp 11 năm 2019 - 2020 trường THPT Phú Lương với cách giải nhanh và chú ý quan trọng
Các bài khác cùng chuyên mục
- Phương pháp giải các dạng bài tập về mắt - Cách khắc phục các tật của mắt
- Phương pháp giải các dạng bài tập thấu kính
- Phương pháp giải bài tập khúc xạ ánh sáng
- Phương pháp giải bài tập từ trường của dòng điện trong dây dẫn có hình dạng đặc biệt
- Giải đề thi học kì 2 lý lớp 11 năm 2020 - 2021 trường THPT Đoàn Thượng
- Phương pháp giải các dạng bài tập về mắt - Cách khắc phục các tật của mắt
- Phương pháp giải các dạng bài tập thấu kính
- Phương pháp giải bài tập khúc xạ ánh sáng
- Phương pháp giải bài tập từ trường của dòng điện trong dây dẫn có hình dạng đặc biệt
- Giải đề thi học kì 2 lý lớp 11 năm 2020 - 2021 trường THPT Đoàn Thượng