Đề kiểm tra 15 phút phần 1 lịch sử 7 - Đề số 19 có lời giải chi tiết


Đề bài

Câu 1. Các nước phương Đông chuyển sang chế độ phong kiến vào khoảng thời gian nào?

A. Trước CN đến đầu CN.

B. những thế kỉ đầu CN.

C. thế kỉ X đến XV.

D. Thế kỉ XVII đến XIX.

Câu 2. Từ thế kỉ XVI đến XIX là giai đoạn chế độ phong kiến phương Đông

A. phát triển thịnh đạt.

B. bước đầu hình thành.

C. sụp đổ hoàn toàn.

D. khủng hoảng.

Câu 3. Ý nào sau đây phản ánh đúng về tình hình các nước phương Tây từ thế kỉ XV – XVI?

A. Chế độ phong kiến châu Âu bước vào giai đoạn suy vong.

B. Chế độ phong kiến châu Âu phát triển thịnh đạt.

C. Chủ nghĩa tư bản xác lập trên phạm vi toàn thế giới.

D. Các nước tăng cường xâm lược để mở rộng thuộc địa.

Câu 4. Bước vào xã hội phong kiến, cư dân ở phương Đông và phương Tây đều sống chủ yếu dựa vào

A. Công nghiệp.

B. Nông nghiệp.

C. Thủ công nghiệp.

D. Thương nghiệp.

Câu 5. Xã hội phong kiến phương Đông phổ biến quan hệ bóc lột giữa hai giai cấp nào?

A. chủ nô và nô lệ.

B. địa chủ và nông dân lĩnh canh.

C. địa chủ và nô tì.

D. địa chủ và công nhân.

Câu 6. Quyền lực của nhà vua trong xã hội phong kiến phương Tây ở giai đoạn đầu như thế nào?

A. thâu tóm trong tay vương quyền.

B. nắm cả thần quyền và quân đội.

C. bị hạn chế trong các lãnh địa.

D. được coi như thiên tử (Con trời).

Câu 7. Sự hình thành hai giai cấp địa chủ và nông dân lĩnh canh trong xã hội phong kiến phương Đông phản ánh điều gì?

A. Quan hệ bóc lột chủ yếu là bóc lột địa tô.

B. Nông dân bị bóc lột nặng nề.

C. Mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc.

D. Sự can thiệp mạnh mẽ của nhà nước đến kinh té.

Câu 8. Một trong những nhân tố quan trọng dần dần dẫn tới sự khủng hoảng của xã hội phong kiến phương Tây là gì?

A. sự phát triển của kinh tế công, thương nghiệp.

B. quý tộc mới được hình thành.

C. chính sách mở rộng giao thương của lãnh chúa.

D. quyền lực của nhà vua ngày càng giảm sút.

Câu 9. Nội dung nào sau đây không phải đặc điểm của nông nghiệp phương Đông và phương Tây khi mới bước vào xã hội phong kiến?

A. Đóng kín, bó hẹp trong công xã nông thôn, lãnh địa.

B. Kĩ thuật canh tác lạc hậu, chưa được cải tiến.

C. Ruộng đất chủ yếu nắm trong tay địa chủ hoặc lãnh chúa.

D. Nông dân là lực lượng sản xuất chính trong nông nghiệp.

Câu 10. Quan hệ sản xuất phong kiến ở châu Âu được hình thành khi xuất hiện quan hệ bóc lột giữa

A. lãnh chúa – nông nô.

B. chủ nô – nô lệ.

C. địa chủ - nông dân.

D. tư bản – công nhân. 

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1.A

2.D

3.A

4.B

5.B

6.C

7.A

8.A

9.D

10.A

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 23.

Cách giải:

Các nước phương Đông chuyển sang chế độ phong kiến tương đối sớm, từ trước công nguyên (Trung Quốc) hoặc đầu Công nguyên (như các nước Đông Nam Á).

Chọn đáp án: A

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 23.

Cách giải:

Chế độ phong kiến phương Đông rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng trong khoảng các thế kỉ XVI– XIX, trước khi chủ nghĩa tư bản phương Tây đặt chân đến làm cho các nước này trở thành thuộc địa hoặc lệ thuộc.

Chọn đáp án: D

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 23.

Cách giải:

Từ thế kỉ XV đến XVI là giai đoạn suy vong của chế độ phong kiến châu Âu.

Chọn đáp án: A

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 23.

Cách giải:

Bước vào xã hội phong kiến, cư dân phương Đông và phương Tây đều sống chủ yếu nhờ nông nghiệp, kết hợp với chăn nuôi và một số nghề thủ công.

Chọn đáp án: B

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 24.

Cách giải:

Xã hội phong kiến phương Đông phổ biến quan hệ bóc lột giữa địa chủ với nông dân lĩnh canh.

Chọn đáp án: B

Câu 6.

Phương pháp: sgk trang 24.

Cách giải:

Khác với xã hội phong kiến phương Đông, nhà vua có quyền lực tối cao, nắm trong tay mọi quyền hành (vương quyền và thân quyền), xã hội phong kiến phương Tây quyền lực của nhà vua lúc đầu được hạn chế trong lãnh địa. Đến thế kỉ XV, khi quốc gia phong kiến được thống nhất, quyền hành mới càng tập trung trong tay vua.

Chọn đáp án: C

Câu 7.

Phương pháp: sgk trang 24, suy luận.

Cách giải:

Trong xã hội phong kiến phương Đông đã hình thành hai giai cấp địa chủ và nông dân lĩnh canh (nông dân nhận ruộng đất của địa chủ để cày cấy), phản ánh quan hệ bóc lột chủ yếu là bóc lột địa tô.

Chọn đáp án: A

Câu 8.

Phương pháp: sgk trang 24, suy luận.

Cách giải:

Ở châu Âu từ thế kỉ XI, thành thị trung đại xuất hiện, nền kinh tế công thương nghiệp ngày càng phát triển. Đây chính là một nhân tố dần dần dẫn tới sự khủng hoảng của xã hội phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.

Chọn đáp án: A

Câu 9.

Phương pháp: sgk trang 24, loại trừ.

Cách giải:

- Đáp án A, B, C: đều là đặc điểm của nông nghiệp ở xã hội phong kiến phương Đông và phương Tây ở giai đoạn đầu.

- Đáp án D: là đặc điểm của xã hội phong kiến phương Đông. Ở phương Tây lực lượng sản xuất chính là nô lệ.

Chọn đáp án: D

Câu 10.

Phương pháp: sgk trang 24, suy luận.

Cách giải:

Quan hệ sản xuất phong kiến ở châu Âu được hình thành khi xuất hiện quan hệ bóc lột giữa lãnh chúa và nông nô:

- Lãnh chúa: tầng lớp quý tộc vũ sĩ, quan lại và quý tộc tăng lữ được trao nhiều đặc quyền và rất giàu có.

- Nông nô: nô lệ và nông dân phụ thuộc vào lãnh chúa.

=> Quan hệ sản xuất phong kiến châu Âu hình thành biểu hiện rõ nét nhất ở vương quốc Phrăng.

Chọn đáp án: A

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 7 trên Tuyensinh247.com cam kết giúp học sinh lớp 7 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.