Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 7 - Đề số 4 có lời giải chi tiết


Đề bài

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II

MÔN LỊCH SỬ - LỚP 7

Câu 1.Đây là một trong những trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Người chỉ huy trận đánh - Lý Thường Kiệt thực sự là một tướng tài. Tên tuổi của ông mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc ta. Đó là:

A. Trận Bạch Đằng năm 981.

B. Trận đánh châu Ung ( 10/1075).

C. Trận Như Nguyệt (1077).

D. Trận đánh châu Khâm và châu Liêm (10/1075).

Câu 2. Ý nào dưới đây không phản ánh đúng những chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp dưới thời Đinh – Tiền Lê?

A. Mở rộng buôn bán với nhà Tống.

B.  Tổ chức Lễ cày Tịch điền.

C. Khai khẩn đất hoang.

D. Chú trọng thủy lợi.

Câu 3. Người Khmer thành lập vương quốc đầu tiên của mình có tên là gì?

A. Vương quốc Chân Lạp.

B. Vương quốc Lan Xang.

C. Vương quốc Pa-gan.

D. Vương quốc Ăng-co.

Câu 4."Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo" là câu nói nổi tiếng thể hiện sự tự tôn dân tộc, ý chí quyết tâm chống giặc giữ nước của danh tướng nào dưới thời Trần?

A. Trần Bình Trọng.

B. Trần Thủ Độ.

C. Trần Quốc Tuấn.

D. Trần Quốc Toản.

Câu 5. Năm 1344, diễn ra cuộc khởi nghĩa nào?

A. Khởi nghĩa Nguyễn Thanh - ở Thanh Hóa.

B. Khởi nghĩa của Nguyễn Bố - Ở Bắc Giang.

C. Khởi nghĩa của Nguyễn Kỵ - ở Nông Cống.

D. Khởi nghĩa của Ngô Bệ - ở Hải Dương.

Câu 6. Tại sao nói từ sau thế kỉ VI Ấn Độ luôn trong tình trạng bị phân tán và chia rẽ?

A. Ấn Độ luôn bị người nước ngoài xâm lược và thống trị.

B. Lãnh thổ Ấn Độ rộng lớn, chia thành nhiều vùng để dễ quản lí.

C. Ấn Độ thường xuyên mất mùa, đói kém, dân phải phiêu tán.

D. Các nước xâm lược Ấn Độ chia nhau khu vực kiểm soát.

Câu 7.Hãy điền vào dấu chấm:

Theo Lý Thường Kiệt “ Ngồi yên …….(1)….. không bằng đem quân …..(2)…… để chặn …..(3)…… của giặc”. Đây được coi là cuộc tấn công để ….(4)…. chứ không phải …(5)……Sau khi hoàn thành mục đích, quân ta rút về nước, khẩn trương …..(6)….. đối phó với quân xâm lược Tống.

A. (1) đợi giặc, (2) phân tán, (3) thế mạnh, (4) tiêu diệt sinh lực địch, (5) để xâm lược, (6) xây dựng phòng tuyến

B. (1) chống giặc, (2) giảng hòa, (3) thế mạnh, (4) thăm dò địch, (5) để xâm lược, (6) chuẩn bị lực lượng

C. (1) chống giặc, (2) rút lui, (3) thế mạnh, (4) thăm dò địch, (5) để xâm lược, (6) chuẩn bị lực lượng

D. (1) đợi giặc, (2) đánh trước, (3) thế mạnh, (4) tiêu diệt sinh lực địch, (5) để xâm lược, (6) chuẩn bị lực lượng

Câu 8. Một trong những đóng góp tiêu biểu của Trần Quốc Tuấn trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên là gì?

A. Quyết định mọi vấn đề quan trọng của đất nước.

B. Đưa ra nhiều chủ trương, kế sách đúng đắn.

C.  Viết bộ “Đại Việt sử kí toàn thư”.

D. Thương lượng với kẻ thù vì lợi ích quốc gia.

Câu 9. Vua Lý Thái Tông cho đào kênh Lãm ở Yên Mô-Ninh Bình vào năm nào?

A. Vào năm 1054.

B. Vào năm 1056.

C. Vào năm 1051.

D. Vào năm 1061

Câu 10. Văn Miếu được xây dựng dưới triều vua nào?

A. Lý Thái Tổ.

B. Lý Nhân Tông.

C. Lý Thánh Tông.

D. Lý Thái Tông

Câu 11. Việc Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước có ý nghĩa gì quan trọng?

A. Đưa đất nước bước vào thời phát triển thịnh đạt.

B. Đất nước tạm thời ổn định.

C. Củng cố nền độc lập, chống lại âm mưu kẻ thù.

D. Dẹp loạn các sứ quân, thống nhất đất nước.

Câu 12. Nông nô được hình thành từ tầng lớp nào của xã hội châu Âu cổ đại?

A.  Nô lệ và nông dân.

B. Nông dân bị mất ruộng đất.

C. Tù binh chiến tranh.

D. Nô lệ.

Câu 13.Ý nào sau đây phản ánh đúng về tình hình các nước phương Tây từ thế kỉ XV – XVI?

A. Chế độ phong kiến châu Âu bước vào giai đoạn suy vong.

B. Chế độ phong kiến châu Âu phát triển thịnh đạt.

C. Chủ nghĩa tư bản xác lập trên phạm vi toàn thế giới.

D. Các nước tăng cường xâm lược để mở rộng thuộc địa.

Câu 14. Sự phát triển thủ công nghiệp dưới thời Trần không mang đặc điểm nào sau đây?

A.  Thủ công nghiệp nhà nước được mở rộng.

B.  Xuất hiện các phường nghề trong cả nước.

C. Thủ công nghiệp trong nhân dân phát triển.

D. Các mặt hàng thủ công ngày càng tốt, đẹp hơn.

Câu 15. Nét nổi bật của tình hình nông nghiệp dưới thời Đường là gì?

A. Nhà nước thực hiện chế độ quân điền.

B. Nhà nước thực hiện giảm lao dịch.

C. Nhà nước cho binh lính về quê sản xuất.

D. Áp dụng nhiều kĩ thuật canh tác vào sản xuất.

Câu 16. Người có vai trò to lớn trong quá trình đưa Lý Công Uẩn lên ngôi vua là?

A. Lê Long Việt.

B. Vạn Hạnh.

C. Lý Khánh Văn.

D. Lê Long Đĩnh.

Câu 17. Ý nào dưới đây đánh giá đúng nhất ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống của triều Tiền Lê?

A.  Chấm dứt thời kì khủng hoảng của nhà Đinh, thể hiện sức mạnh của nhà Tống.

B. Thể hiện ý chí chống ngoại xâm và truyền thống bảo vệ đất nước trước quân Nam Hán.

C. Khẳng định chủ quyền của dân tộc, đặt nền móng xây dựng chính quyền độc lập.

D. Giữ vững nền độc lập, thể hiện ý chí quyết tâm chống xâm lược, chứng tỏ bước phát triển mới của dân tộc.

Câu 18. Tên gọi nước ta thời Lý - Trần là

A. Văn Lang.

B. Đại Cồ Việt.

C. Đại Việt.

D. Đại Ngu.

Câu 19.Các cuộc phát kiến địa lí đã đem lại sự giàu có cho các tầng lớp nào ở châu Âu?

A. Quý tộc và công nhân làm thuê.

B. Tướng lĩnh quân sự và quý tộc.

C. Công nhân giàu có và nhà tư bản.

D. Quý tộc và thương nhân.

Câu 20.Phong trào Văn hoá Phục hưng mang tính chất nào dưới đây?

A. Tính chất vô sản.

B. Tính chất tư sản.

C. Tính chất phong kiến.

D. Tính chất dân chủ.

Quảng cáo
decumar

Lời giải chi tiết

1. C

2. A

3. A

4. B

5. D

6. A

7. D

8. B

9. C

10. C

11. C

12. A

13. A

14. B

15. A

16. B

17. D

18. C

19. D

20. B

 

Câu 1

Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 42, suy luận.

 Cách giải:

Chiến thắng trên sông Như Nguyệt – trận Như Nguyệt (1077):

- Là trận đánh quyết định số phận của quân Tống xâm lược bởi chiến thắng này đã đánh bại hoàn toàn âm mưu xâm lược của quân Tống.

- Đây cũng là một trong những trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống ngoại xâm của các dân tộc, đánh dấu thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Tống của nhân dân ta (1075 – 1077).

- Người chỉ huy trận đánh – Lý Thường Kiệt thực sự là một tướng tài. Tên tuổi của ông mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc ta.

Chọn C

Câu 2

Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 32, suy luận, loại trừ.

 Cách giải:

Trong nông nghiệp, để khuyến khích phát triển nông nghiệp, thời Đinh – Tiền Lê, tổ chức Lễ cày Tịch điền, vua tự mình cày mấy đường để khuyến khích nông dân sản xuất, khai khẩn đất hoang, mở rộng diện tích trồng trọt.

=> Loại trừ đáp án A: Mở rộng buôn bán với nhà Tống.

Chọn A

Chú ý khi giải:

Mở rộng buôn bán với nhà Tống thuộc lĩnh vực thương nghiệp.

Câu 3

Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 20.

Cách giải:

Thế kỉ VI, vương quốc đầu tiên của người Khmer được hình thành, được gọi là Chân Lạp.

Chọn A

Câu 4

Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 57.

Cách giải:

“Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo" là câu nói nổi tiếng thể hiện sự tự tôn dân tộc, ý chí quyết tâm chống giặc giữ nước của danh tướng Trần Thủ Độ thời Trần.

Chọn B

Câu 5

Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 75.

Cách giải:

Năm 1344, diễn ra cuộc khởi nghĩa của Ngô Bệ - ở Hải Dương.

Chọn D

Câu 6

Phương pháp: Dựa vào tình hình Ấn Độ từ sau thế kỉ VI (SGK Lịch sử 7, trang 16) để giải thích.

Cách giải:

Dựa vào tình hình Ấn Độ từ sau thế kỉ VI:

-  Sau thời kì hưng thịnh của Vương triều Gúp-ta, đến thế kỉ XII, người Thổ Nhĩ Kì theo đạo Hồi đã thôn tính miền Bắc Ấn và lập nên Vương triều Hồi giáo Đê-li (thế kỉ XII - XVI).

- Đầu thế kỉ XVI, người Mông cổ đã tấn công Ấn Độ, lật đổ Vương triều Hồi giáo và lập nên Vương triều Ấn Độ Mô-gôn.

- Vương triều Mô-gôn tồn tại đến giữa thế kỉ XIX thì bị thực dân Anh đến xâm lược, lật đổ. Từ đó, Ấn Độ trở thành thuộc địa của nước Anh.

=> Như vậy, từ sau thế kỉ VI, Ấn Độ luôn trong tình trạng bị phân tán và chia rẽ bởi luôn bị người nước ngoài xâm lược và thống trị.

Chọn A

Câu 7

Phương pháp: Dựa vào kiến thức SGK Lịch sử 7, trang 39, liên hệ kiến thức để phân tích và điền từ phù hợp.

Cách giải:

Theo Lý Thường Kiệt: “ Ngồi yên (1) đợi giặc không bằng đem quân (2) đánh trước để chặn (3) thế mạnh của giặc.” Đây được coi là cuộc tấn công để (4) tiêu diệt sinh lực địch chứ không phải để xâm lược. Sau khi hoàn thành mục đích, quân ta rút về, khẩn trương (6) chuẩn bị lực lượng đối phó với quân Tống.

Chọn D

Câu 8

Phương pháp: Dựa vào vai trò của Trần Quốc Tuấn trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên để đánh giá.

Cách giải:

Trong ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên, Trần Quốc Tuấn đã có nhiều đóng góp to lớn, có thể kể như:

- Là vị chỉ huy quân đội, lãnh đạo tối cao cùng với các vua Trần.

- Đưa ra những chủ trương kế sách đúng đắn, là điều kiện tiên quyết dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến.

- Là người huấn luyện quân đội, khích lệ tinh thần các chiến sĩ thông qua việc soạn thảo “Hịch tướng sĩ”.

- Là tác giả của các bộ binh thư nổi tiếng: Binh thư yếu lược, Vạn kiếp tông bí truyền thư.

- Trần Quốc Tuấn còn bỏ qua các hiềm khích, thù riêng, nêu cao tinh thần yêu nước, vì nghĩa lớn.

Chọn B
Chú ý khi giải:

- Nhà Trần quyền quyết định tối cao thuộc về nhà vua mặt dù trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên ôn là vị chỉ huy quân đội, lãnh đạo tối cao cao vua Trần.

- Bộ Đại Việt sử kí toàn thư do Lê Văn Hưu, Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên, … biên soạn.

- Suốt quá trình kháng chiến, Trần Quốc Tuấn lãnh đạo nhân dân kiên quyết đánh giặc, chưa bao giờ phải thương lượng với kẻ thù.

Câu 9

Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 45.

Cách giải:

Vua Lý Thái Tông cho đào kênh Lãm ở Yên Mô-Ninh Bình vào năm 1051.

Chọn C

Câu 10

Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 47, suy luận.

Cách giải:

Văn Miếu được xây dựng từ năm 1070 dưới thời Vua Lý Thánh Tông (1054-1072), có tạc tượng Chu Công, Khổng Tử cùng tứ phối là Nhan Tử, Tăng Tử, Tư Tử, Mạnh Tử và hình vẽ các hiền nho để thờ cúng, bốn mùa tế lễ. Năm 1076, Vua Lý Nhân Tông cho xây nhà Quốc Tử Giám kề sau Văn Miếu.

Chọn C

Câu 11

Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 28, suy luận.

Cách giải:

Năm 967: Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước tạo điều kiện xây dựng đất nước vững mạnh, củng cố nền độc lập, chống lại âm mưu xâm lược của nhà Tống.

Chọn C

Câu 12

Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 4.

Cách giải:

Những người nông dân bị mất ruộng đất và nô lệ thời cổ đại phải sống phụ thuộc vào lãnh chúa

=> Hình thành tầng lớp nông nô.

Chọn A

Câu 13

Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 23.

 Cách giải:

Từ thế kỉ XV đến XVI là giai đoạn suy vong của chế độ phong kiến châu Âu.

Chọn A

Chú ý khi giải:

- Chế độ phong kiến châu Âu phát triển thịnh đạt vào thế kỉ XI đến XV.

- Chủ nghĩa tư bản xác lập trên phạm vi thế giới gắn liền với các cuộc cách mạng tư san thời kì cận đại từ thế kỉ XVI – XVII.

- Từ cuối thế kỉ XVIII đến thế kỉ XIX, các nước đế quốc, đặc biệt là Anh, Pháp, Đức, Mĩ đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.

Câu 14

Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 69, 70, suy luận.

 Cách giải:

- Các đáp án: A, C, D: là đặc điểm tình hình thủ công nghiệp dưới thời Trần.

- Đáp án B: các phường nghề xuất hiện ở Thăng Long, không phải trong cả nước.

Chọn D

Câu 15

Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 12, suy luận, loại trừ.

 Cách giải:

Tình hình nông nghiệp dưới thời Đường: nhà nước thi hành nhiều biện pháp giảm tô thuế, lấy ruộng đất công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân, gọi là chế độ quân điền

=> Nét nổi bật của tình hình nông nghiệp dưới thời Đường là: Nhà nước thực hiện chế độ quân điền.

Chọn A

Câu 16

Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 35.

Cách giải:

Cuối năm 1009 Lê Long Đĩnh qua đời. Triều thần chán ghét nhà Tiền Lê vì vậy các tăng sư và đại thần đứng đầu là sư Vạn Hạnh tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua, nhà Lý thành lập

Chọn B

Câu 17

Phương pháp: Dựa vào kiến thức đã học về cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê để đánh giá.

 Cách giải:

Cuộc kháng chiến chống Tống của triều Tiền Lê có ý nghĩa quan trọng:

- Thắng lợi của các cuộc kháng chiến giữ vững nền độc lập của dân tộc.

- Thể hiện ý chí quyết tâm chống kẻ thù xâm lược.

- Chứng tỏ bước phát triển mới của dân tộc và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta sau này.  

Chọn D

Câu 18

Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 35, 55.

 Cách giải:

Tên gọi nước ta thời Lý - Trần là Đại Việt.

Chọn C

Câu 19

Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 7.

Cách giải:

Các cuộc phát kiến địa lí đã đem lại món lợi “khổng lồ” cho quý tộc và thương nhân nhờ sự cướp bóc của cải và tài nguyên của các nước thuộc địa mang về châu Âu.

Chọn D

Câu 20

Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 8,9, lý giải.

Cách giải:

Phong trào Văn hóa Phục hưng và phong trào Cải cách tôn giáo là một phong trào rộng lớn trên nhiều lĩnh vực, trong đó ý thức hệ tư sản chiếm vị trí chi phối hay nói cách khác đây là 1 cuộc cách mạng văn hóa tư tưởng của giai cấp tư sản nhằm chống lại giáo hội thiên chúa và chế độ phong kiến.

=> Phong trào văn hóa Phục hưng mang tính chất tư sản.

Chọn B

   
   

Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 7 trên Tuyensinh247.com cam kết giúp học sinh lớp 7 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.