Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 7 - Đề số 3 có lời giải chi tiết>
Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 7 - Đề số 3 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp
Đề bài
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II
MÔN LỊCH SỬ - LỚP 7
Câu 1. Tại sao phong trào Cải cách tôn giáo lại đòi thay đổi và tổ chức lại Giáo hội?
A. Giai cấp phong kiến dựa vào Giáo hội để loại bỏ lợi ích của giai cấp tư sản.
B. Giáo hội không đáp ứng những nguyện vọng của giai cấp tư sản.
C. Giai cấp phong kiến và giáo hội phản bội lại quyền lợi của giai cấp tư sản.
D. Giáo hội thống trị nhân dân về mặt tinh thần và cản trở sự phát triển của tư sản.
Câu 2. Kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn gợi nhớ đến chiến thắng vang dội nào trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam?
A. Kháng chiến chống quân Nam Hán của Ngô Quyền (938).
B. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (mùa xuân năm 40).
C. Kháng chiến chống quân Lương xâm lược (545).
D. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (722).
Câu 3. Bước vào xã hội phong kiến, cư dân ở phương Đông và phương Tây đều sống chủ yếu dựa vào
A. Công nghiệp.
B. Nông nghiệp.
C. Thủ công nghiệp.
D. Thương nghiệp.
Câu 4. Nhà Lý mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại vào năm nào?
A. Năm 1075.
B. Năm 1076.
C. Năm 1077.
D. Năm 1078.
Câu 5. Tại sao pháp luật thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu, bò?
A. Đạo Phật được đề cao, nên cấm sát sinh.
B. Trâu, bò là động vật quý hiếm.
C. Trâu, bò là động vật linh thiêng.
D. Để bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
Câu 6. Nguyên nhân chính dẫn tới các cuộc phát kiến địa lí từ giữa thế kỉ XV là gì?
A. Do nhu cầu phát triển của sản xuất cần phải tìm vàng bạc, nguyên liệu, thị trường mới.
B. Do sự phát triển mạnh của các công trường thủ công và công ti thương mại.
C. Do dân số tăng lên quá nhanh, đặt ra nhu cầu phải tìm những vùng đất mới.
D. Do nhu cầu khám phá, du lịch của tầng lớp quý tộc phong kiến châu Âu.
Câu 7. Đặc điểm cơ bản nhất của tình hình chính trị cuối thời Ngô là
A. Đất nước ổn định, độc lập, tự chủ
B. Nhà Ngô tiến hành cải cách bộ máy quan lại
C. Nhà Ngô tiến hành cải cách hành chính
D. Nội bộ lục đục, không quản được chiều chính, đất nước bị chia cắt
Câu 8. Sự suy thoái của xã hội Trung Quốc cuối thời Minh – Thanh không phản ánh qua biểu hiện nào sau đây?
A. Vua quan đục khoét đục khoét nhân dân.
B. Sự suy đồi đạo đức trong xã hội.
C. Nhân dân bị bóc lột, nộp tô, thuế nặng nề.
D. Nhân dân bị bắt đi lính, đi phu.
Câu 9. Tại sao nói: văn học thời Trần phát triển mạnh và mang đậm lòng yêu nước, tự hào dân tộc?
A. Thể hiện sự lãnh đạo đúng đắn của vua quan thời Trần.
B. Phản ánh tinh thần đoàn kết một lòng của nhân dân.
C. “Hịch tướng sĩ” được xem là tác phẩm tiêu biểu nhất.
D. Văn học chữ Hán có sự suy giảm.
Câu 10. Ai là người dâng sớ đòi chém đầu 7 tên nịnh thần?
A. Nguyễn Phi Khanh.
B. Trần Quốc Tuấn.
C. Trần Khánh Dư.
D. Chu Văn An
Câu 11. Hai chữ “Sát Thát” có nghĩa là gì?
A. Chiến thắng.
B. Quyết tâm.
C. Giết giặc Nguyên.
D. Giết giặc Mông Cổ.
Câu 12. Mặc dù thắng lợi, song Lý Thường Kiệt lại chủ động giảng hòa với địch vì
A. sợ mất lòng vua Tống.
B. để bảo toàn lực lượng của mình.
C. để đảm báo mối quan hệ hòa hiếu giữa hai nước và là truyền thống nhân đạo cả dân tộc.
D. muốn kết thúc chiến tranh nhanh chóng.
Câu 13. Năm 1054, nhà Lý đổi tên nước thành?
A. Đại Việt.
B. Đại Cồ Việt.
C. Đại Ngu.
D. Đại Nam.
Câu 14. Một trong những nguyên nhân xuyên suốt đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược trong thế kỉ X – XI là
A. Nhà Tống đang trong thời kì khủng hoảng.
B. Tinh thần yêu nước của quan lại triều đình.
C. Truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc.
D. Chiến thuật công tâm độc đáo.
Câu 15. Tại sao các nhà sư thời Đinh - Tiền Lê lại được trọng dụng?
A. Quan lại chưa có nhiều.
B. Đạo Phật được truyền bá rộng rãi, phần lớn người có học là các nhà sư.
C. Các nhà sư đều là những người có quyền lực lớn.
D. Được nhân dân ủng hộ.
Câu 16. Kế sách “ vườn không nhà trống ” được nhân dân ta thực hiện có hiệu quả trong cuộc kháng chiến nào sau đây?
A. Chống quân xâm lược Mông-Nguyên.
B. Chống quân xâm lược Tống thời Lý.
C. Chống quân xâm lược Minh.
D. Chống quân xâm lược Nam Hán.
Câu 17. Cư dân sống chủ yếu trong các thành thị trung đại là những ai?
A. Nông nô và lãnh chúa.
B. Bình dân thành thị.
C. Thợ thủ công và thương nhân.
D. Nông dân và thợ thủ công.
Câu 18. Vương quốc Lan Xang bước vào thời kì thịnh vượng ở các thế kỉ nào?
A. Thế kỉ X - XV.
B. Thế kỉ IX – XV.
C. Thế kỉ XII – XV.
D. Thế kỉ XV – XVII.
Câu 19. Điểm giống nhau giữa Vương triều Đê-li và Vương triều Mô-gôn là gì?
A. Đều thi hành các chính sách tiến bộ.
B. Đều theo đạo Hồi.
C. Đều là các vương triều ngoại tộc.
D. Đều được nhân dân Ấn Độ ủng hộ.
Câu 20. Đường lối kháng chiến chống quân Mông – Nguyên (thế kỉ XIII) dưới thời Trần có điểm gì khác biệt so với đường lối kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 – 1077)?
A. Khai chỗ yếu của địch.
B. Thực hiện tiên phát chế nhân.
C. Chủ trương lấy nhiều đánh ít.
D. Đánh ngay vào âm mưu xâm lược của địch.
Lời giải chi tiết
1. D |
2. A |
3. B |
4. A |
5. D |
6. A |
7. D |
8. B |
9. B |
10. D |
11. D |
12. C |
13. A |
14. C |
15. B |
16. A |
17. C |
18. D |
19. C |
20. A |
Câu 1
Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 9, suy luận, loại trừ.
Cách giải:
Xuất phát từ nguyên nhân của phong trào Cải cách tôn giáo:
- Trong suốt hơn một nghìn năm, giai cấp phong kiến châu Âu đã lấy Kinh thánh của đạo Ki-tô làm cơ sở tư tưởng chính thống của mình và dựa vào Giáo hội để thống trị nhân dân về mặt tinh thần.
- Giáo hội còn là thế lực cản trở sự phát triển đang lên của giai cấp tư sản.
=> Vì thế, giai cấp tư sản đang lên coi Giáo hội là một thế lực cản trở bước tiến của họ. Họ đòi thay đổi và "cải cách" tổ chức Giáo hội đó.
Chọn D
Câu 2
Phương pháp: Liên hệ kiến thức với chiến thắng Bạch Đằng năm 938.
Cách giải:
- Năm 981, quân Tống theo hai đường thủy bộ tiến vào xâm lược nước ta. Phát huy thế mạnh đánh giặc ngay trên quê hương mình và biết rõ âm mưu của quân Tống, Lê Hoàn đã dựa vào hình sông thế núi hiểm trở của đất nước mà bố phòng các đồn lũy, đắp xây thành Bình Lỗ, đặc biệt là đóng cọc ngăn sông Bạch Đằng.
- Với vị trí hiểm yếu tự nhiên của sông Bạch Đằng, binh lực của Đại Cồ Việt ở đây bố trí không cần quá nhiều mà vẫn có thể cầm giữ, ngăn cản bước tiến quân địch.
- Kết hợp với diệt cánh quân bộ, Lê Hoàn cùng quân dân nhà Tiền Lê tạo nên chiến thắng vang dội trên sông Bạch Đằng lần hai.
- Cũng trên con sông này, trước đó, năm 938, Ngô Quyền đã đánh tan quân Nam Hán bằng cách đóng cọc trên sông và tận dụng thủy triều lên xuống của con sông này.
=> Gợi nhớ đến chiến thắng trên sông Bạch Đằng chống quân Nam Hán của Ngô Quyền.
Chọn A
Câu 3
Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 23.
Cách giải:
Bước vào xã hội phong kiến, cư dân phương Đông và phương Tây đều sống chủ yếu nhờ nông nghiệp, kết hợp với chăn nuôi và một số nghề thủ công.
Chọn B
Câu 4
Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 47.
Cách giải:
Nhà Lý mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại vào năm 1075.
Chọn A
Câu 5
Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 45, giải thích.
Cách giải:
Pháp luật thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu, bò để bảo vệ sức kéo phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
Chọn D
Câu 6
Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 6.
Cách giải:
- Từ giữa thế kỉ XV, do yêu cầu phát triển của sản xuất nên các thương nhân Châu Âu rất cần nhiều vàng bạc, nguyên liệu cũng như thị trường mới. Họ muốn tìm con đường biển để sang buôn bán với Ấn Độ và các nước phương Đông.
=> Đây là nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí
Chọn A
Chú ý khi giải:
Ngoài ra, còn một nguyên nhân nữa dân tới các cuộc phát kiến địa lí đó là: con đường buôn bán từ Tây sang Đông đi qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Ả Rập độc chiếm, càng thúc đẩy các nhà phát kiến địa lí tìm con đường mới sang phương Đông.
Câu 7
Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 25 - 27, suy luận.
Cách giải:
Năm 944 Ngô Quyền mất, hai con là Ngô Xương Ngập và Ngô Xương Văn còn trẻ không quản được triều chính, Dương Tam Kha nổi lên tự xưng là Bình Vương. Năm 965 Ngô Xương Văn chết, đất nước rơi vào tình trạng chia cắt hỗn loạn -> loạn 12 xứ quân
Chọn D
Câu 8
Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 13, loại trừ.
Cách giải:
Cuối thời Minh – Thanh, xã hội phong kiến Trung Quốc lâm vào tình trạng suy thoái được thể hiện trên những biểu hiện sau đây:
- Vua quan đục khoét đục khoét nhân dân.
- Nhân dân bị bóc lột, nộp tô, thuế nặng nề.
- Nhân dân bị bắt đi lính, đi phu xây dựng nhiều công trình đồ sộ, tốn kém như Cố cung ở kinh đô Bắc Kinh.
=> Loại trừ biểu hiện sự suy đồi đạo đức trong xã hội.
Chọn B
Câu 9
Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 71, suy luân.
Cách giải:
Văn học thời Trần phát triển mạnh và mang đậm lòng yêu nước, tự hào dân tộc do:
- Những tác phẩm hầu hết đều ra đời trong các chiến tranh như "Hịch tướng sĩ" để động viên tinh thần binh lính, đề cao niềm tự hào dân tộc, ca ngợi chiến công hiển hách như "Phú sông Bạch Đằng", "Tụng giá hoàn kinh sư" thể hiện niềm vui chiến thắng, khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc.
- Các tác phẩm văn học mang đậm lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc đã phản ánh tinh thần đoàn kết một lòng từ vua tôi, quần thần đến quần chúng nhân dân đều quyết tâm đánh giặc.
Chọn B
Câu 10
Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 75.
Cách giải:
Tư nghiệp Quốc tử giám là Chu Văn An đã dâng sớ lên vua đòi chém đầu 7 tên nịnh thần.
Chọn D
Câu 11
Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 59.
Cách giải:
Hai chữ “Sát Thát” có nghĩa là giết giặc Mông Cổ.
Chọn D
Câu 12
Phương pháp: Dựa vào truyền thống yêu chuộng hòa bình của dân tộc, mối quan hệ Việt - Trung bao đời để giải thích.
Cách giải:
Mặc dù thắng lợi, song Lý Thường Kiệt lại chủ động giảng hòa với địch vì để đảm báo mối quan hệ hòa hiếu giữa hai nước và là truyền thống nhân đạo cả dân tộc.
Chọn C
Câu 13
Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 36.
Cách giải:
Năm 1054 nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt
Chọn A
Câu 14
Phương pháp: Xác định và phân tích nguyên nhân xuyên suốt đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược trong thế kỉ X – XI.
Cách giải:
* Nguyên nhân thắng lợi xuyên suốt của các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược từ thế kỉ X đến XI là:
- Do tinh thần đoàn kết, ý chí độc lập tự chủ cũng như truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc.
- Có sự lãnh đạo cùng chiến thuật tài tình của vị tướng lãnh đạo.
Chọn C
Chú ý khi giải:
- Nhà Tống đang trong thời kì khủng hoảng đúng hơn với hoàn cảnh của cuộc kháng chiến chống Tống (1075 – 1077).
- Chiến thuật công tâm được Lý Thường Kiệt sử dụng trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075 – 1077).
Câu 15
Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 34, lý giải.
Cách giải:
Thời Đinh - Tiền Lê, nhà sư lại thuộc bộ máy thống trị và được trọng dụng do đạo Phật thời Đinh – Tiền Lê có điều kiện được truyền bá rộng rãi hơn trước. Giáo dục chưa phát triển nên số người được đi học rất ít, mà phần lớn người có học lại là các nhà sư nên họ được nhân dân và nhà nước rất quý trọng và trọng dụng.
Chọn B
Câu 16
Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 57, 59, 64.
Cách giải:
Kế sách “ vườn không nhà trống ” được nhân dân ta thực hiện có hiệu quả trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên.
Chọn A
Câu 17
Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 6.
Cách giải:
Cư dân sống chủ yếu trong các thành thị là những thợ thủ công và thương nhân. Họ lập ra các phường hội, thương hội để cùng nhau sản xuất và buôn bán).
Chọn C
Câu 18
Phương pháp: SGK Lịch sử 7, trang 21.
Cách giải:
Vương quốc Lan Xang bước vào giai đoạn thịnh vượng ở các thế kỉ XV – XVII.
Chọn D
Chú ý khi giải:
Các giai đoạn lịch sử của Vương quốc Lào:
- Trước thế kỉ XIII chủ nhân đần tiên là người Lào Thơng.
- Sau thế kỉ XIII người Thái di cư đến Lào, gọi là người Lào Lùm.
- 1353 Pha Ngừm thống nhất các bộ lạc-> nhà nước Lan Xang.
- XV- XVII là thời kì thịnh vượng của Vương quốc Lan Xang.
Câu 19
Phương pháp: Dựa vào sự hình thành và chính sách cai trị của hai vương triều để so sánh.
Cách giải:
Dựa vào sự hình thành của các vương triều, các chính sách mà hai triều đại này đã thi hành:
- Sự hình thành:
+ Vương triều Hồi giáo Đê-li do người Thổ Nhĩ Kì theo đạo Hồi đã thôn tính miền Bắc Ấn và lập nên.
+ Vương triều Mô-gôn do người Mông cổ lật đổ Vương triều Hồi giáo và lập nên.
=> Điểm chung đều là vương triều ngoại tộc (tức do người nước ngoài xâm chiếm)
- Chính sách cai trị:
+ Vương triều Hồi giáo Đê-li theo đạo Hồi: Chiếm ruộng đất, cấm đoán đạo Hin-đu => Mâu thuẫn dân tộc căng thẳng.
+ Vương triều Mô-gôn theo đạo Phật: Xoá bỏ kì thị tôn giáo, khôi phục kinh tế, phát triển văn hoá.
=> Chính sách thi hành khác nhau: về tôn giáo, sự ủng hộ của nhân dân.
Chọn C
Câu 20
Phương pháp: Dựa vào đường lối kháng chiến được đề ra ở hai cuộc kháng chiến để so sánh.
Cách giải:
Nội dung |
Kháng chiến chống Tống thời Lý |
Kháng chiến chống quân Mông-Nguyên thời Trần |
Thời gian bắt đầu và kết thúc |
(1075-1077) |
1258-1288 |
Đường lối kháng chiến |
-Đánh ngay vào âm mưu xâm lược của địch. -Phòng ngự và phản công đich ngay khi chúng vào nước ta, giành thắng lợi quyết định. => Đáp án B, D |
-Vườn không nhà trống. -Đánh lâu dài làm cho địch suy yếu và đánh đòn quyết định. -Khai thác chỗ yếu của địch và phát huy thế mạnh của ta. => Đáp án A |
Chọn A
Các bài khác cùng chuyên mục
- Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 7 - Đề số 5 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 7 - Đề số 4 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 7 - Đề số 3 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 7 - Đề số 2 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 7 - Đề số 1 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 7 - Đề số 5 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 7 - Đề số 4 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 7 - Đề số 3 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 7 - Đề số 2 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 7 - Đề số 1 có lời giải chi tiết