Đề kiểm tra 15 phút phần 1 lịch sử 7 - Đề số 11 có lời giải chi tiết


Đề bài

I. PHẦN TRC NGHIỆM (5,0 đim)

Câu 1. Nét nổi bật của tình hình nông nghiệp dưới thời Đường là gì?

A. Nhà nước thực hiện chế độ quân điền.

B. Nhà nước thực hiện giảm lao dịch.

C. Nhà nước cho binh lính về quê sản xuất.

D. Áp dụng nhiều kĩ thuật canh tác vào sản xuất.

Câu 2. Điểm nổi bật nhất của chế độ phong kiến Trung Quốc dưới thời Tần, Hán là gì?

A. Trong xã hội hình thành hai giai cấp cơ bản là địa chủ và nông dân lĩnh canh.

B. Chế độ phong kiến Trung Quốc hình thành và bước đầu được củng cố.

C. Thi hành các chính sách bóc lột, đàn áp nhân dân trong nước.

D. Các thế lực cát cứ, tranh giành quyền lực lẫn nhau.

Câu 3. Chính sách đối ngoại xuyên suốt ba triều đại phong kiến Trung Quốc Tần – Hán – Đường thực hiện là gì?

A. Xây dựng và củng cố chế độ phong kiến quân chủ chuyên chế.

B. Tiến hành chiến tranh xâm lược, mở rộng lãnh thổ.

C. Thiết lập quan hệ ngoại giao hòa hảo với các nước láng giềng.

D. Quan hệ trao đổi buôn bán với các nước phương Tây.

Câu 4: Ý nào dưới đây đánh giá đầy đủ và đúng nhất về nhà Đường trong lịch sử chế độ phong kiến Trung Quốc?

A. Dưới thời Đường, nền kinh tế phát triển tương đối toàn diện.

B. Bộ máy cai trị dưới thời Đường đạt đến sự hoàn chỉnh.

C. Văn hoá dưới thời Đường phát triển, đạt nhiều thành tựu rực rỡ.

D. Dưới thời Đường, chế độ phong kiến Trung Quốc phát triển đạt đến đỉnh cao.

Câu 5. Nhà Đường xuất hiện ở Trung Quốc tương ứng với thời kì nào trong lịch sử Việt Nam?

A. Thời nhà nước Văn Lang

B. Thời nhà nước Âu Lạc.

C. Cuối thời Văn Lang và thời Âu Lạc.

D. Thời kì Bắc thuộc.

II. PHN T LUẬN (5,0 điểm)

Câu 6. Những tiến bộ trong sản xuất đã tác động đến sự phân hóa của nông dân như thế nào?

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1.A

2.B

3.B

4.D

5.D

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 12, suy luận, loại trừ.

Cách giải:                        

Tình hình nông nghiệp dưới thời Đường: nhà nước thi hành nhiều biện pháp giảm tô thuế, lấy ruộng đất công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân, gọi là chế độ quân điền

=> Nét nổi bật của tình hình nông nghiệp dưới thời Đường là: Nhà nước thực hiện chế độ quân điền.

Chọn đáp án: A

Câu 2.

Phương pháp: Nhận xét, phân tích.

Cách giải:

Chế độ phong kiến Trung Quốc được hình thành dưới thời Tần (thế kỉ III TCN) và được xác lập dưới thời Hán nên các vua Tần và vua Hán đều thực hiện những chính sách để xây dựng và củng cố đất nước như:

- Thời Tần chia đất nước thành nhiều quận, huyện, cử quan lại trực tiếp đến cai trị.

- Thời Hán đặt ra các khu vực cai trị được quản lý trực tiếp từ trung ương, thường được gọi là quận và một số nước chư hầu.

=> Điểm nổi bật nhất của chế độ phong kiến Trung Quốc dưới thời Tần, Hán là: Chế độ phong kiến Trung Quốc hình thành và bước đầu được củng cố.

Chọn đáp án: B

Câu 3.

Phương pháp: Phân tích, nhận xét.

Cách giải:                   

- Chính sách đối ngoại nhà Tần: Gây chiến tranh, mở rộng lãnh thổ về phía bắc và phía nam.

- Chính sách đối ngoại nhà Hán: Tiến hành chiến tranh, xâm lấn bán đảo Triều Tiên và thôn tính các nước phía Nam.

- Chính sách đối ngoại nhà Đường: Lấn chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược triều Tiên, củng cố chế độ đô hộ ở An Nam, ... lãnh thổ Trung Quốc được mở rộng hơn bao gờ hết.

=> Như vậy, Chính sách đối ngoại xuyên suốt ba triều đại Tần – Hán – Đường thực hiện trong lịch sử phong kiến Trung Quốc là: Tiến hành chiến tranh xâm lược, mở rộng lãnh thổ.

Chọn đáp án: B

Câu 4.

Phương pháp: Đánh giá, nhận xét.

Cách giải:                       

Nhà Đường trong lịch sử chế độ phong kiến Trung Quốc được đánh giá là chế độ phong kiến đạt đến đỉnh cao, được thể hiện trên các phương diện sau:

- Bộ máy nhà nước được củng cố và hoàn thiện.

- Kinh tế phát triển.

- Xã hội đạt đến sự phồn vinh.

- Văn hóa với nhiều thành tựu rực rỡ, nhất là Thơ Đường, …

=> Dưới thời Đường, chế độ phong kiến Trung Quốc phát triển đạt đến đỉnh cao.

Chọn đáp án: D

Câu 5.

Phương pháp: Liên hệ.

Cách giải:                 

Các mốc thời gian tương ứng của các triều đại Tần – Hán với các mốc thời gian của lịch sử Việt Nam:

- Trung Quốc: Thời nhà Đường (618 – 907)

- Việt Nam:

+ Thời Văn Lang (2524 – 258 TCN)

+ Thời Âu Lạc (257 - 179 TCN)

+ Thời Bắc thuộc (179 TCN – 938)

=> Như vậy, Nhà Đường xuất hiện ở Trung Quốc tương ứng với thời kì Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam.

Chọn đáp án: D

IIPHẦN T LUẬN

Câu 6.

Những tiến bộ trong sản xuất đã tác động đến sự phân hóa của nông dân:

Sự phân hóa của nông dân: gốc là người nông dân công xã, do sự phát triển của sản xuất và sự phân hóa xã hội, nông dân chia làm ba bộ phận: người giàu có thể mua nhiều ruộng và trở thành địa chủ, người giữ được ruộng là nông dân tự canh; người mất ruộng trở nên nghèo túng, phải nhận ruộng của địa chủ gọi là nông dân lĩnh canh.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 7 trên Tuyensinh247.com cam kết giúp học sinh lớp 7 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.