

Đề kiểm tra 15 phút – Đề số 3 – Chương IV - Giải tích 12
Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 15 phút – Đề số 3 – Chương IV - Giải tích 12.
Đề bài
Câu 1. Cho số phức z = - 1 + 3i. Phần thực và phần ảo của ¯z¯¯¯z là:
A. – 1 và 3.
B. – 1 và – 3 .
C. 1 và – 3 .
D. – 1 và – 3i .
Câu 2. Số phức z = 1 – 2i có điểm biểu diễn là:
A. M(1 ; 2).
B. M(1 ; - 2) .
C. M(- 1; 2).
D. M(- 1 ; - 2).
Câu 3. Nghịch đảo của số phức z = 1 + i là ;
A. 12+12i12+12i.
B. 12−12i12−12i.
C. 1 – i
D. – 1 + i.
Câu 4. Trong mặt phẳng Oxy cho điểm A biểu diễn số phức z1 = 1 + 2i, B là điểm thuộc đường thẳng y = 2 sao cho tam giác OAB cân tại O . Điểm B biểu diễn số phức nào trong các số phức sau đây ?
A. z = - 1 + 2i.
B. z = 1 – 2i.
C. z = 3 + 3i
D. z = 3 – 3i.
Câu 5. Cho biểu thức B=(2+3i)(3−i)+(2−3i)(3+i)B=(2+3i)(3−i)+(2−3i)(3+i). Giá trị của B là ;
A. B = 1. B. B = 18i.
C. B = 18. D. B = 0.
Câu 6. Phương trình bậc hai trên tập số phức có thể có mấy nghiệm ?
A. 1
B. 2
C. 0
D. Cả A và B đều đúng .
Câu 7. Tìm số thực x , y sao cho (1−2i)x+(1+2i)y=1+i(1−2i)x+(1+2i)y=1+i.
A. x=14,y=34x=14,y=34.
B. x=14,y=−34x=14,y=−34.
C. x=−14,y=34x=−14,y=34.
D. x=−14,y=−34x=−14,y=−34.
Câu 8. Gọi M và N lần lượt là điểm biểu diễn của các số phức z1,z2z1,z2 khác 0. Khi đó khẳng định nào sau đây sai ?
A. |z2|=ON|z2|=ON.
B. |z1|=OM|z1|=OM.
C. |z1−z2|=MN|z1−z2|=MN.
D. |z1+z2|=MN|z1+z2|=MN.
Câu 9.Tập điểm biểu diễn số phức z thỏa mãn |z|2=z2|z|2=z2 là:
A. Cả mặt phẳng.
B. Đường thẳng
C. Một điểm.
D. Hai đường thẳng .
Câu 10. Cho số phức z=i−m1−m(m−2i)(m∈R)z=i−m1−m(m−2i)(m∈R). Giá trị của m để |z| lớn nhất là :
A. m = 1. B. m = - 1 .
C. m = 1212. D. m = 0.
Lời giải chi tiết
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
B |
B |
B |
A |
C |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
D |
A |
D |
B |
D |
Lời giải chi tiết
Câu 1.
Ta có: z=−1+3i⇒¯z=−1=3iz=−1+3i⇒¯¯¯z=−1=3i
+ Phần thực là −1−1
+ Phần ảo là −3−3
Chọn đáp án B.
Câu 2.
Điểm biểu diễn của số phức z=1−2iz=1−2i là M(1;−2)M(1;−2)
Chọn đáp án B.
Câu 3.
Ta có: 1z=11+i=1−i1−i2=1−i21z=11+i=1−i1−i2=1−i2=12−12i=12−12i
Chọn đáp án B.
Câu 4.
Điểm A(1;2)A(1;2) .Gọi B(b;2)B(b;2)
Ta có: →OA=(1;2),→OB=(b;2)−−→OA=(1;2),−−→OB=(b;2)
{→OA=(1;2)⇒OA=√5→OB=(b;2)⇒OB=√b2+4⇒√b2+4=√5⇔b=±1.
Khi đó B(−1;2)⇒z=−1+2i
Chọn đáp án A.
Câu 5.
Ta có: B=(2+3i)(3−i)+(2−3i)(3+i)=6−2i+9i+3+6+2i−9i+3=18
Chọn đáp án C.
Câu 6.
Phương trình bậc hai trên tập số phức có thể có 1 nghiệm hoặc 2 nghiệm.
Chọn đáp án D.
Câu 7.
Ta có: (1−2i)x+(1+2i)y=1+i
⇔x+y−1−(2x−2y+1)i=0
⇔{x+y=12x−2y=−1⇔{x=14y=34
Chọn đáp án A.
Câu 8.
Giả sử {z1=a+bi→|z1|=√a2+b2=OMz2=m+ni→|z2|=√m2+n2=ON⇒|z1+z2|=√(a+m)2+(b+n)2
Mà MN=√(b−n)2+(a−m)2
Chọn đáp án D.
Câu 9.
Ta có: |z|2=z2⇔a2+b2=(a+bi)2
⇔a2+b2=a2+2abi−b2
⇔2b2=2abi⇔b=ai
Tập điểm biểu diễn số phức z là một đường thẳng
Chọn đáp án B.
Câu 10.
Ta có:
z=i−m1−m(m−2i)
=i−m1−m2+2mi=i−m−(i−m)2
=1m−i=m+im2+1
Khi đó |z|=√m2+1(m2+1)2=√1m2+1≤1
Dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi m=0
Chọn đáp án D.
Loigiaihay.com


Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 12 - Xem ngay
>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD - Click xem ngay) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |