Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 1 - Chương IV - Phần 2 - Lịch sử 10


Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Câu 1. Vua Gia Long đã chia đất nước thành những vùng nào sau khi lên ngôi?

A. Ba vùng: Bắc thành, Gia Định và Trực Doanh.

B. Ba miền: miền Bắc, miền Trung và miền Nam.

C. Hai miền: miền Bắc và miền Nam.

D. Ba trấn: Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ.

Câu 2. Đâu là bộ luật được ban hành dưới triều vua Gia Long?

A. Hoàng Việt luật lệ.

B. Đại Việt luật lệ.

C. Luật Hồng Đức.

D. Luật triều Nguyễn.

Câu 3. Nhà Nguyễn đã bắt các nước nào phải thần phục?

A. Lào, Thái Lan.

B. Các nước Đông Nam Á.

C. Mã Lai, Inđônêxia.

D. Lào, Chân Lạp.

Câu 4. Công việc đầu tiên mà Nguyễn Ánh tập trung giải quyết sau khi lên ngôi hoàng đế là gì?

A. Trả thù phong trào Tây Sơn.

B. Xây dựng cung đình nguy nga, tráng lệ.

C. Thiết lập một hệ thống cai trị từ trung ương tới các địa phương.

D. Xây dựng quân đội hùng mạnh.

Câu 5. Tại sao trong thời kì đầu triều Nguyễn lại tổ chức chính quyền trung ương theo mô hình thời Lê?

A. Lòng dân luôn hướng về nhà Lê.

B. Bộ máy nhà nước thời Lê hoàn chỉnh và chặt chẽ.

C. Nhân tài đứng đầu các cơ quan vẫn còn thiếu.

D. Tàn dư từ tổ chức nhà nước cũ còn tồn tại.

Câu 6. Trong các biện pháp trọng nông của triều Nguyễn, chính sách nào có hiệu quả hơn cả?

A. Chính sách quân điền.

B. Chính sách đo đạc lại ruộng đất.

C. Chính sách lộc điền.

D. Chính sách khai hoang.

II. TỰ LUẬN (4 điểm)

Cuộc cải cách hành chính của Minh Mạng có ý nghĩa gì?

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. TRẮC NGHIỆM

1. A

2. A

3. D

4. C

5. B

6. D

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 125.

Cách giải:

Thời Gia Long chia nước ta làm 3 vùng: Bắc Thành, Gia Định Thành và các Trực doanh (Trung Bộ) do triều đình trực tiếp cai quản.

Chọn: A

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 127.

Cách giải:

Dưới triều vua Gia Long, một bộ luật mới được ban hành đó là Hoàng Việt luật lệ (còn gọi là Hoàng triều luật lệ hay Luật Gia Long) – gồm gần 400 điều, quy định chặt chẽ việc bảo vệ nhà nước và các tôn ti trật tự phong kiến.

Chọn: A

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 127.

Cách giải:

Chính sách ngoại giao của triều Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX đối với các nước Chân Lạp và Lào là sử dụng lực lượng quân sự bắt họ phải thần phục. Khác với chính sách đối ngoại với nhà Thanh là phục tùng.

Chọn: D

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 125, suy luận.

Cách giải:

Sau khi lên ngôi vua, công việc đầu tiên mà Nguyễn Ánh tập trung giải quyết là thiết lập một hệ thống cai trị từ trung ương đến địa phương. Chính quyền Trung ương quản lý trực tiếp từ Thanh Hóa đến Bình Thuận. Còn lại hai khu tự trị Tổng trấn có toàn quyền. Đây cũng là giải pháp tình thế của vua Gia Long trong bối cảnh lúc đầu mới lên ngôi.

Chọn: C

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 125, suy luận.

Cách giải:

Bộ máy nhà nước thời Lê sơ, đặc biệt là từ cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông được hoàn chỉnh và chặt chẽ so với các triều đại trước.

- Triều đình có đầy đủ các bộ, tự, các khoa và các cơ quan chuyên môn. Hệ thống thanh tra giám sát giám sát được tăng cường từ triểu đình đến địa phương

- Các đơn vị hành chính và bộ máy chính quyền cấp xã được tổ chức chặt chẽ.

=> Thời kì đầu, nhà Nguyễn tổ chức chính quyền trung ương theo mô hình thời Lê với sự gia tăng quyền lực của nhà vua, hình thành bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền ở mức độ cao.

Chọn: B

Câu 6.

Phương pháp: Phân tích, đánh giá.

Cách giải:

Nhà nước Nguyễn thực hiện chính sách chú trọng nông nghiệp. Đặc biệt là chính sách khai hoang được nhà nước khuyến khích mở rộng bằng nhiều hình thức và mang lại hiệu quả hơn cả.

Cụ thể, năm 1828, Nguyễn Công Trứ được cử làm Doanh điền sứ. Ông chiêu mộ dân lưu vong khai phá miền ven biển, lập nên các huyện Tiền Hải (Thái Bình) và Kim Sơn (Ninh Bình). Hàng trăm đồn điền được thành lập rải rác ở các tỉnh Nam Kì. Việc khai hoang đã tăng thêm diện tích canh tác mặc dù tình trạng ruộng đất bỏ hoang vẫn còn nhiều, vì nông dân bị địa chủ, cường hào cướp mất ruộng đất, phải lưu vong.

Chọn: D

II. TỰ LUẬN

Phương pháp: sgk Lịch sử 10 trang 126.

Cách giải:

* Ý nghĩa cải cách hành chính của Minh Mạng:

- Hệ thống cơ quan hành được tổ chức chặt chẽ, gọn nhẹ chưa từng có.

- Thống nhất hệ thống đơn vị hành chính trong cả nước, làm cơ sở cho sự phân chia tỉnh huyện ngày nay.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lí nhà nước từ trung ương đến địa phương.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 - Xem ngay

2k8 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập miễn phí

>> Học trực tuyến Lớp 10 tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.