Đề kiểm tra 15 phút chương 3 phần 1 sử 10 - Đề số 3 có lời giải chi tiết


Đề kiểm tra 15 phút chương 3 phần 1 lịch sử 10 - Đề số 3 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Câu 1. Phật giáo ở Trung Quốc thịnh hành nhất vào triều đại nào?

A. Hán            B. Đường

C. Minh           D. Thanh

Câu 2. Các tác phẩm tiểu thuyết nổi tiếng của Trung Quốc thời kì phong kiến

A. Thủy hử, Tây du kí, Tam quốc diễn nghĩa.

B. Cửu chương toán thuật, Tây du kí, Hồng lâu mộng.

C. Thủy hử, Tam quốc diễn nghĩa, Bản thảo cương mục.

D. Tây du kí, Tam quốc diễn nghĩa, A quy chính truyện.

Câu 3. Người đầu tiên khởi xướng Nho giáo là

A. Mạnh Tử

B. Tuân Tử

C. Khổng Tử

D. Tất cả các nhân vật trên

Câu 4. Tại sao Nho giáo lại trở thành hệ tư tưởng thống trị trong xã hội phong kiến Trung Quốc cũng như ở một số nước phương Đông khác, trong đó có Việt Nam?

A. Là công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền

B. Phù hợp với tư tưởng đạo đức truyền thống của người phương Đông

C. Nội dung tư tưởng có tính tiến bộ, nhân văn hơn hẳn

D. Có tác dụng giáo dục con người phải thực hiện bổn phận

Câu 5. Ý nghĩa của cuộc thống nhất đất nước của nhà Tần

A. chấm dứt thời kỳ chiến tranh loạn lạc kéo dài ở Trung Quốc.

B. tạo điều kiện cho Tần Doanh Chính lập triều đại nhà Tần.

C. tạo điều kiện cho chế độ phong kiến được xác lập ở Trung Quốc.

D. chấm dứt chiến tranh, xác lập chế độ phong kiến Trung Quốc.

Câu 6. Nguyên nhân nào dẫn đến các cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ vào cuối mỗi triều đại phong kiến Trung Quốc?

A. Triều đại phong kiến suy sụp, mâu thuẫn xã hội sâu sắc, đời sống của người nông dân quá cực khổ

B. Sự tranh giành quyền lực giữa các thế lực phong kiến, đời sống người nông dân quá khổ cực

C. Mâu thuẫn xã hội sâu sắc, các thế lực ngoại bang xâm lược, đời sống người dân quá khổ cực

D. Nhà nước không chăm lo đến đời sống của nông dân.

II. TỰ LUẬN (4 điểm)

Chế độ phong kiến Trung Quốc được hình thành như thế nào?

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

I. TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

 D

 A

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 33.

Cách giải:

Phât giáo ở Trung Quốc thịnh hành nhất vào triều đại nhà Đường.

Chọn đáp án: B

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 34.

Cách giải:

Các tác phẩm tiểu thuyết lớn của văn học Trung quốc thời kì phong kiến bao gồm: Tam quốc diễn nghĩa (La Quán Trung), Thủy hử (Thị Nại Am), Tây du kí (Ngô Thừa Ân), Hồng lâu mộng (Tào Tuyết Cần),…

Chọn đáp án: A

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 33.

Cách giải:

Nho giáo giữ vai trò quan trong lĩnh vực tư tưởng ở Trung Quốc. Người đầu tiên khởi xướng Nho học là Khổng Tử.

Chọn đáp án: C

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 33, suy luận.

Cách giải:

Các triều đại phong kiến Trung Quốc đều chú trọng củng cố quyền lực tối cao của nhà vua và dòng họ. Đồng thời củng cố bộ máy chính quyền làm sao với tay xuống tận các địa phương. Đi liền với những chính sách này, các triều đại phong kiến cần có một hệ tư tưởng đi kèm. Nho giáo bao gồm các quan niệm về quan hệ vua – tôi, cha – con, chồng vợ là giường mối, kỉ cương đạo đức phong kiến. Nho giáo mặc dù sua này có ít nhều thay đổi qua các thời đại nhưng vẫn là công cụ tinh thần để bảo vệ chế độ phong kiến… => Nho giáo trở thành hệ tư tưởng thống trị trong xã hội phong kiến Trung Quốc bởi nó là công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền.

Chọn đáp án: A

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 29, suy luận.

Cách giải:

Trước thời Tần, cục diện Xuân Thu – Chiến Quốc diễn ra, đây là các cuộc thôn tính và xâu xé lẫn nhau giữa các quốc gia nhỏ ở Trung Quốc trên lưu vực sông Hoàng Hà và Trường Giang. Cho đến thế ki IV TCN, Tần trở thành nước có tiềm lực về kinh tế và quân sự mạnh hơn cả. Dựa vào ưu thế đó, nhà Tần đã lần lượt tiêu diệt các đối thủ, chấm dứt tình trạng chiến tranh, chia cắt lãnh thổ. Năm 221 TCN, Tần đã thống nhất được Trung Quốc, xác lập chế độ phong kiến ở Trung Quốc.

Chọn đáp án: D

Câu 6.

Phương pháp: phân tích, liên hệ.

Cách giải:

Các triều đại phong kiến Trung Quốc cũng giống như các triều đại phong kiến Việt Nam sau đó ở cuối mỗi triều đại hầu hết đều rơi vào khủng hoảng trầm trọng => đời sống nhân dân cực khổ => mâu thuẫn xã hội gay gắt => bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân. Xét từng triều đại phong kiến Trung Quốc có thể minh chứng cho điều này:

- Triều Tần: (sgk trang 30). Do các cuộc chiến tranh liên miên hao người tốn của => mâu thuẫn giai cấp gay gắt => Nông dân khắp nơi vùng dậy, các thế lực cát cứ cũng tranh giành lẫn nhau => nhà Hán sụp đổ rồi Lý Uyên lập ra nhà Đường.

- Triều Đường (sgk trang 31). Cuối thời Đường, mâu thuẫn xã hội trở nên sâu sắc, nông dân sống trong cảnh cùng cực do to thuế nặng nề, sưu dịch liên miên, nạn đói thường xuyên diễn ra = > Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân diễn ra. Đến sau đó, cuộc khởi nghĩa nông dân năm 1368 lật đổ được nhà Nguyên. Chu Nguyên Chương lên ngôi Hoàng đế ở Nam Kinh, lập ra nhà Minh (1368 – 1644).

- Triều Minh (sgk trang 32), cũng rơi và khủng hoảng như hai triều đại trước => Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân lại nổ ra, trong đó cuộc nổi dậy của Lý Tự Thành làm cho triều Minh sụp đổ.

- Triều Thành (sgk trang 32), giữa lúc triều Thanh sụp đổ như vậy, một bộ tộc ở Đông Bắc Trung Quốc là Mãn Thanh đã đánh bại Lý Tự Thành, lập ra nhà Thanh.

Chọn đáp án: A

II. TỰ LUẬN

Phương pháp: sgk Lịch sử 10 trang 28.

Cách giải:

Chế độ phong kiến Trung Quốc được hình thành dưới thời Tần. Biểu hiện trên các mặt:

* Về chính trị:

- Từ thời cổ đại, trên lưu vực sông Hoàng Hà và Trường Giang có nhiều quốc gia nhỏ của người Trung Quốc.

- Giữa các nước này thường xuyên xảy ra các cuộc chiến tranh xâu xé thôn tính lẫn nhau, làm thành cục diện Xuân Thu - Chiến Quốc.

- Đầu thế kỉ IV TCN, Tần trở thành nước có tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh hơn cả.

- Năm 221 TCN, Tần thống nhất Trung Quốc.

* Về kinh tế: Công cụ bằng sắt được sử dụng làm cho nông nghiệp và thủ công nghiệp có điều kiện phát triển mạnh. Xuất hiện của cải dư thừa.

* Về xã hội:

- Với những biến đổi về kinh tế, chính trị, xã hội Trung Quốc dưới thời Tần cũng biến đổi. Các giai cấp mới được hình thành:

+ Quan lại là người có nhiều ruộng đất tư trở thành địa chủ.

+ Nông dân cũng bị phân hóa: Một bộ phận giàu có trở thành địa chủ. Nông dân giữ được một số ruộng đất gọi là nông dân tự canh. Số còn lại là nông dân công xã rất nghèo, nhận ruộng đất để cày cấy gọi là nông dân lĩnh canh.

- Nông dân nhận ruộng đất của địa chủ để cày cấy và nộp một phần hoa lợi cho địa chủ, gọi là tô ruộng đất. Quan hệ bóc lột địa tô của địa chủ đã thay thế cho quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân công xã.

=> Chế độ phong kiến được xác lập.

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí