Đề kiểm tra 15 phút – Chương 1 – Đề số 3 – Vật lý 11>
Đề kiểm tra 15 phút – Chương 1 – Đề số 3 – Vật lý 11 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề bài
Câu 1: Đặt một điện tích thử - 1μC tại một điểm, nó chịu một lực điện 1mN có hướng từ trái sang phải. Cường độ điện trường có độ lớn và hướng là
A. 1000 V/m, từ trái sang phải
B. 1 V/m, từ phải sang trái
C. 1 V/m, từ trái sang phải
D. 1000 V/m, từ phải sang trái
Câu 2: Hai điện tích điểm được đặt cố định và cách điện trong một bình không khí thì hút nhau 1 lực là 21 N. Nếu đổ đầy dầu hỏa có hằng số điện môi 2,1 vào bình thì hai điện tích đó sẽ
A. đẩy nhau một lực bằng 10N
B. hút nhau một lực bằng 10N
C. đẩy nhau một lực bằng 44,1N
D. hút nhau một lực bằng 44,1N
Câu 3: Ba điểm A, B, C tạo thành tam giác đều cạnh a = 100cm nằm trong một điện trường đều E = 1000V/m. Chiều từ B đến C trùng với chiều của vectơ cường độ điện trường. Hiệu điện thế UCA có giá trị bằng
A. -500V B. -250V
C. 250V D. 500V
Câu 4: Một điện tích q chuyển động trong điện trường không đều theo một đường cong kín. Gọi công của lực điện trong chuyển động đó là A thì
A. A > 0 nếu q > 0
B. A > 0 nếu q < 0
C. A = 0 trong mọi trường hợp
D. A ≠ 0 còn dấu của A chưa xác định vì chưa biết chiều chuyển động của q.
Câu 5: Nếu đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 4 V thì tụ tích được một điện lượng 2 μC. Nếu đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 12 V thì tụ tích được một điện lượng
A. 4 μC. B. 5 μC.
C. 8 μC. D. 6 μC.
Câu 6: Tại một điểm có 2 cường độ điện trường thành phần vuông góc với nhau và có độ lớn là 3000 V/m và 4000V/m. Độ lớn cường độ điện trường tổng hợp là
A. 5000 V/m B. 1000 V/m
C. 6000 V/m D. 7000 V/m
Câu 7: Hai điện tích q1 = 5.10-9 (C), q2 = - 5.10-9 (C) đặt tại hai điểm cách nhau 10 (cm) trong chân không. Độ lớn cường độ điện trường tại điểm nằm trên đường thẳng đi qua hai điện tích và cách đều hai điện tích là:
A. E = 18000 V/m B. E = 36000 V/m
C. E = 0 V/m D. E = 1,800 V/m
Câu 8: Khi điện tích dịch chuyển trong điện trường đều theo chiều đường sức thì nó nhận được một công 10J. Khi dịch chuyển theo chiều tạo với chiều đường sức 450 trên cùng độ dài quãng đường thì nó nhận được một công là
A. \(\frac{{5\sqrt 3 }}{2}\)J B. 5 J
C. 7,5 J D. \(5\sqrt 2 \)J
Câu 9: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Theo thuyết electron, một vật nhiễm điện âm là vật thừa electron.
B. Theo thuyết electron, một vật nhiễm điện âm là vật đã nhận thêm electron.
C. Theo thuyết electron, một vật nhiễm điện dương là vật đã nhận thêm các ion dương.
D. Theo thuyết electron, một vật nhiễm điện dương là vật thiếu electron.
Câu 10: Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 1μC dọc theo chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 1m là
A. -1 μJ B. 1J
C. -1 mJ D. 1 mJ
Lời giải chi tiết
1. D |
2. B |
3. A |
4. C |
5. D |
6. A |
7. B |
8. D |
9. C |
10. D |
Câu 1:
Đặt một điện tích thử q = - 1μC < 0 tại một điểm, nó chịu một lực điện 1mN hơng từ trái sang phải => cường độ điện trường hướng từ phải sáng trái và có độ lớn là:
\(E = \frac{F}{{\left| q \right|}} = \frac{{{{1.10}^{ - 3}}}}{{{{10}^{ - 6}}}} = 1000V/m\)
Chọn D
Câu 2:
+ Trong không khí: hai điện tích hút nhau một lực 21N => hai điện tích trái dấu
+ Trong dầu hỏa có hằng số điện môi 2,1: hai điện tích hút nhau bằng một lực:
\(F' = \frac{F}{{2,1}} = \frac{{21}}{{2,1}} = 10N\)
Chọn B
Câu 3:
Ta có:
\({U_{CA}} = E.a.\cos {120^0} = 1000.1.\left( { - \frac{1}{2}} \right) = - 500V\)
Chọn A
Câu 4:
Chọn C
Câu 5:
Ta có:
Điện dung \(C = \frac{Q}{U} = \frac{{{{2.10}^{ - 6}}}}{4} = {5.10^{ - 7}}F\)
Nếu đặt vào hai đầu tụ hiệu điện thế U =12V thì tụ tích được điện lượng:
\(Q = CU = {5.10^{ - 7}}.12C = {6.10^{ - 6}}C = 6\mu C\)
Chọn D
Câu 6:
Độ lớn cường độ điện trường tổng hợp là:
\(E = \sqrt {{{3000}^2} + {{4000}^2}} = 5000V/m\)
Chọn A
Câu 7:
Ta có: r = d/2 =10/2 =5cm = 0,05m
\({E_1} = k\frac{{\left| {{q_1}} \right|}}{{{r^2}}} = {9.10^9}.\frac{{{{5.10}^{ - 9}}}}{{0,{{05}^2}}} = 18000V/m\)
\({E_2} = k\frac{{\left| {{q_2}} \right|}}{{{r^2}}} = {9.10^9}.\frac{{\left| { - {{5.10}^{ - 9}}} \right|}}{{0,{{05}^2}}} = 18000V/m\)
Lại có:
\({E_1} \uparrow \uparrow {E_2} \Rightarrow E = {E_1} + {E_2} = 18000 + 18000 \\= 36000V/m\)
Chọn B
Câu 8:
\(A' = A.\cos {45^0} = 10.\frac{{\sqrt 2 }}{2} = 5\sqrt 2 J\)
Chọn D
Câu 9:
Theo thuyết electron, một vật nhiễm điện dương là vật đã nhận thêm các ion dương.
Chọn C
Câu 10:
\(A = qEd = {10^{ - 6}}.1000.1 = {10^{ - 3}}J = 1mJ\)
Chọn D
Loigiaihay.com
Các bài khác cùng chuyên mục
- Phương pháp giải các dạng bài tập về mắt - Cách khắc phục các tật của mắt
- Phương pháp giải các dạng bài tập thấu kính
- Phương pháp giải bài tập khúc xạ ánh sáng
- Phương pháp giải bài tập từ trường của dòng điện trong dây dẫn có hình dạng đặc biệt
- Giải đề thi học kì 2 lý lớp 11 năm 2020 - 2021 trường THPT Đoàn Thượng
- Phương pháp giải các dạng bài tập về mắt - Cách khắc phục các tật của mắt
- Phương pháp giải các dạng bài tập thấu kính
- Phương pháp giải bài tập khúc xạ ánh sáng
- Phương pháp giải bài tập từ trường của dòng điện trong dây dẫn có hình dạng đặc biệt
- Giải đề thi học kì 2 lý lớp 11 năm 2020 - 2021 trường THPT Đoàn Thượng