Nghiên cứu hình 38.3 về tác dụng sinh lí của ecđixơn và juvenin, giải thích nguyên nhân lột xác ở sâu bướm và nguyên nhân sâu bướm biến thành nhộng và bướm.>
Nghiên cứu hình 38.3 về tác dụng sinh lí của ecđixơn và juvenin, giải thích nguyên nhân lột xác ở sâu bướm và nguyên nhân sâu bướm biến thành nhộng và bướm.
Đề bài
Nghiên cứu hình 38.3 về tác dụng sinh lí của ecđixơn và juvenin, giải thích nguyên nhân lột xác ở sâu bướm và nguyên nhân sâu bướm biến thành nhộng và bướm.
Video hướng dẫn giải
Phương pháp giải - Xem chi tiết
- Ecđixơn gây lột xác ở sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.
- Juvenin phối hợp với ecđixơn gây lột xác ở sâu bướm, ức chế quá trình biến đổi sâu thành nhộng và bướm.
Lời giải chi tiết
- Tác dụng sinh lí của ecđixơn:
+ Gây lột xác ở sâu bướm
+ Kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.
- Tác dụng sinh lí của juvenin.
+ Phối hợp với ecđixơn gây lột xác ở sâu bướm.
+ Ức chế quá trình biến đổi sâu thành nhộng và bướm.
- Sâu bướm có thể lột xác nhiều lần là do tác dụng của ecđixơn, nhưng không thể biến đổi thành nhộng và bướm được là do tác dụng ức chế của juvenin. Khi nồng độ juvenin giảm (thể hiện bằng vạch đỏ mảnh dần ở trên hình 38.3 SGK) đến mức không còn gây tác dụng ức chế nữa, thì ecđixơn biến sâu thành nhộng và nhộng thành bướm.
Loigiaihay.com
- Bài 1 trang 154 SGK Sinh học 11
- Bài 2 trang 154 SGK Sinh học 11
- Bài 3 trang 154 SGK Sinh học 11
- Hình 38.2 minh họa 3 loại người: người bình thường, người bé nhỏ và người khổng lồ.
- Quan sát hình 38.1 và cho biết: Tên các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống. Các hoocmôn đó do các tuyến nội tiết nào tiết ra.
>> Xem thêm