Viết đoạn văn giới thiệu về tác giả Nguyên Hồng>
Tải vềTrong văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945, Nguyên Hồng nổi lên như một hiện tượng đặc biệt với ngòi bút nhân đạo cao cả, được mệnh danh là nhà văn của phụ nữ, trẻ em và những người cùng khổ
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945, Nguyên Hồng nổi lên như một hiện tượng đặc biệt với ngòi bút nhân đạo cao cả, được mệnh danh là nhà văn của phụ nữ, trẻ em và những người cùng khổ. Nhà văn Nguyên Hồng sinh năm 1918 tại Nam Định. Ông có tuổi thơ thiếu thốn tình cảm và vật chất, sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh bất hạnh. Ông mồ côi cha từ nhỏ, phải sống với những người cô ruột cay nghiệt. Ngay từ khi còn bé, Nguyên Hồng đã phải lưu lạc, bôn ba cùng mẹ đi khắp nơi để bán hàng kiếm sống. Ông bắt đầu sự nghiệp viết văn của mình vào năm 1936 với tác phẩm "Linh hồn". Năm 1937, ông được nhiều người biết đến với tác phẩm được xem như đỉnh cao sự nghiệp là "Bỉ vỏ". Từ năm 1936 đến năm 1939, Nguyên Hồng tham gia kháng chiến và gặp rất nhiều những biến động trong cuộc sống. Cuốn tiểu thuyết cuối cùng mà ông viết là "Núi rừng Yên Thế". Nguyên Hồng mất năm 1982, đến năm 1996, ông vinh dự được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.Nhiều độc giả đã từng nhận định Nguyên Hồng như một nhà văn của những người cùng khổ và hầu hết những tác phẩm ông viết đều thấm đượm tinh thần nhân văn, chất nhân đạo chan chứa trên đầu bút. Thế giới nhân vật trong những tác phẩm của Nguyên Hồng là những con người nghèo khổ, bất hạnh, cùng cực, vấp phải nhiều những biến cố trong cuộc sống. Thế nhưng, đằng sau những hoàn cảnh ấy lại là những con người với tâm hồn cao đẹp, phẩm chất cao đẹp và sống một cuộc đời cao đẹp. Nguyên Hồng khai thác chất liệu từ hiện thực xã hội và đem nó vào những trang văn của mình một cách hết sức dung dị, đời thường. Cách viết của ông cũng vô cùng chân thực, bình dị và rất đời. Những trang văn của tác giả cứ thế đi sâu vào lòng người đọc với những cảm xúc rất đỗi tự nhiên. Tác giả Nguyên Hồng cùng với những tác phẩm của mình sẽ còn mãi trong tâm trí của người đọc.
Loigiaihay.com
- Viết đoạn văn ngắn (5-7 câu) thể hiện cảm nghĩ của em về nhà văn Nguyên Hồng
- Viết đoạn văn giới thiệu về ca dao Việt Nam
- Từ văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao - Hoàng Tiến Tựu, em viết đoạn văn nêu cảm nhận về bài ca dao “Đứng bên ni đồng…”
- Hãy viết một đoạn văn (khoảng 4 - 5 dòng) về hình tượng Thánh Gióng, trong đó có sử dụng thành ngữ "độc nhất vô nhị" ("có một không ai")
- Truyện “Gióng” của Lê Minh Hà cũng là một cách tiếp nhận và diễn giải truyền thuyết Thánh Gióng của dân gian. Anh (chị) hãy viết một bài văn nêu suy nghĩ của mình về tâm trạng của mẹ Gióng trong truyện “Gióng”
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Kể lại một trải nghiệm của em về một chuyến đi chơi về quê lớp 6
- Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Sự tích hồ gươm
- Viết bài văn kể về một kỉ niệm của bản thân
- Hãy trình bày về một phát minh khác mà em biết
- Qua văn bản Những phát minh “tình cờ và bất ngờ”, em hãy nêu cảm nhận về phát minh mà em thích nhất trong số những phát minh được nhắc đến
- Kể lại một trải nghiệm của em về một chuyến đi chơi về quê lớp 6
- Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Sự tích hồ gươm
- Viết bài văn kể về một kỉ niệm của bản thân
- Hãy trình bày về một phát minh khác mà em biết
- Qua văn bản Những phát minh “tình cờ và bất ngờ”, em hãy nêu cảm nhận về phát minh mà em thích nhất trong số những phát minh được nhắc đến