Viết đoạn văn giới thiệu về ca dao Việt Nam>
Tải vềCa dao là thơ ca dân gian Việt Nam được kết hợp giữa lời thơ và âm nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người Việt Nam
Ca dao là thơ ca dân gian Việt Nam được kết hợp giữa lời thơ và âm nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người Việt Nam. Ca dao Việt Nam ra đời từ rất sớm, được truyền miệng dưới dạng những câu hát không theo nhịp điệu nhất định. Ca dao bao quát và phản ánh phạm vi rất rộng của cuộc sống con người bao gồm cả nghi lễ, phong tục tập quán, đời sống gia đình, cộng đồng, những nét đẹp đạo đức lối sống và cả kinh nghiệm sống quý báu. Đối tượng của ca dao đa dạng và phổ biến ở tất cả lứa tuổi, nhưng trong mỗi đề tài khác nhau thì nhân vật trữ tình lại khác nhau. Ca dao viết về gia đình, nhân vật trữ tình là người mẹ, người vợ... Ca dao viết về tình yêu trai gái, nhân vật trữ tình là chàng trai và cô gái... Ca dao có những đặc điểm nghệ thuật truyền thống. Thể thơ được sử dụng chủ yếu trong ca dao là thể thơ của dân tộc - lục bát và lục bát biến thể. Ca dao thường ngắn gọn, hàm súc, sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ và nhiều hình ảnh biểu tượng. Trong ca dao thường xuất hiện hình thức lặp lại: lặp kết cấu, lặp từ, cụm từ, hình ảnh, đôi khi lặp cả dòng thơ. Ngôn từ sử dụng trong ca dao thường trong sáng, gần gũi với lời ăn tiếng nói của nhân dân, đậm đà màu sắc dân tộc và địa phương. Ca dao được chia thành nhiều mảng với nội dung, đối tượng phản ánh khác nhau như ca dao yêu thương, tình nghĩa bao gồm tình cảm gia đình cha mẹ, con cái, vợ chồng; tình yêu đôi lứa, yêu quê hương, đất nước, ca ngợi vẻ đẹp dân tộc. Hay ca dao than thân, ra đời từ vất vả, bất công của cuộc sống. Là lời giãi bày của người nông dân trong xã hội cũ và là người phụ nữ với những đè nén, áp bức bất công. Ngoài ra ca dao hài hước, trào phúng, châm biếm, thể hiện nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam. Nó tạo ra tiếng cười mua vui, giải trí, phê phán những thói hư tật xấu, những con người đáng cười trong xã hội. Ca dao là một phần không thể thiếu trong tâm hồn con người Việt Nam, là giá trị văn hóa tình thần phi vật thể được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Nó không chỉ cất lên giai điệu của tình yêu thương, tình cảm quý báu mà còn là kho tàng kinh nghiệm được đúc kết từ thực tế cuộc sống của nhân dân.
Loigiaihay.com
- Từ văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao - Hoàng Tiến Tựu, em viết đoạn văn nêu cảm nhận về bài ca dao “Đứng bên ni đồng…”
- Hãy viết một đoạn văn (khoảng 4 - 5 dòng) về hình tượng Thánh Gióng, trong đó có sử dụng thành ngữ "độc nhất vô nhị" ("có một không ai")
- Truyện “Gióng” của Lê Minh Hà cũng là một cách tiếp nhận và diễn giải truyền thuyết Thánh Gióng của dân gian. Anh (chị) hãy viết một bài văn nêu suy nghĩ của mình về tâm trạng của mẹ Gióng trong truyện “Gióng”
- Qua hình tượng Thánh Gióng, em hãy viết bài văn nghị luận về tinh thần yêu nước của nhân dân ta (khoảng 200 từ)
- Viết một đoạn văn nêu ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Kể lại một trải nghiệm của em về một chuyến đi chơi về quê lớp 6
- Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Sự tích hồ gươm
- Viết bài văn kể về một kỉ niệm của bản thân
- Hãy trình bày về một phát minh khác mà em biết
- Qua văn bản Những phát minh “tình cờ và bất ngờ”, em hãy nêu cảm nhận về phát minh mà em thích nhất trong số những phát minh được nhắc đến
- Kể lại một trải nghiệm của em về một chuyến đi chơi về quê lớp 6
- Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Sự tích hồ gươm
- Viết bài văn kể về một kỉ niệm của bản thân
- Hãy trình bày về một phát minh khác mà em biết
- Qua văn bản Những phát minh “tình cờ và bất ngờ”, em hãy nêu cảm nhận về phát minh mà em thích nhất trong số những phát minh được nhắc đến