Nêu những điểm nổi bật trong sự tiến triển của đời sống và xã hội loài người (đến thời trung đại).>
Giải bài tập 1 trang 68 SGK Lịch sử 10
Đề bài
Nêu những điểm nổi bật trong sự tiến triển của đời sống và xã hội loài người (đến thời trung đại).
Phương pháp giải - Xem chi tiết
dựa vào sgk Lịch sử 10 trang 66, 67, 68 để trả lời.
Lời giải chi tiết
THỜI KÌ |
ĐIỂM NỔI BẬT |
||
Xã hội nguyên thủy |
- Niên đại: Cách ngày nay 4 triệu năm. - Kinh tế: Tạo ra lửa và dùng lửa. Công cụ lao động được cải thiện từ thô sơ đến chính xác, đa dạng và sử dụng có hiệu quả. - Xã hội: + Đời sống con người không ngừng tiến bộ: từ chỗ bữa ăn thiếu thốn, thất thường tiến tới dư dật, có để dành và cao hơn là biết chăn nuôi, trồng trọt để chủ động tạo ra nguồn thức ăn. + Mọi người đều sống theo cộng đồng, công bằng và tự nguyện, chưa có sự áp bức, cưỡng ép, tư hữu và bóc lột. |
||
Xã hội cổ đại |
Phương Đông cổ đại
|
Phương Tây cổ đại
|
|
Niên đại
|
+ Khoảng thiên niên kỉ IV - III TCN. + Có điều kiện tự nhiên thuận lợi nên hình thành xã hội có giai cấp và nhà nước sớm. Xã hội có giai cấp và nhà nước đầu tiên được hình thành ở lưu vực dòng sông lớn. Ai Cập, Lưỡng Hà,... |
+ Xã hội có giai cấp và nhà nước hình thành muộn (đầu thiên niên kỉ I TCN). |
|
Kinh tế
|
+ Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. + Một số nghề thủ công như: đúc đồng, làm gốm, dệt vải, làm giấy,… + Việc trao đổi buôn bán trong vùng và giữa các vùng cũng được tiến hành. |
+ Hai ngành sản xuất hính là thủ công và thương nghiệp. Tiền tệ xuất hiện. + Thị quốc ra đời và hoạt động nhộn nhịp. |
|
Xã hội |
Tầng lớp nông dân công xã là đông đảo nhất và giữ vai trò chủ yếu trong sản xuất. |
Nô lệ là lực lượng sản xuất chính trong xã hội. |
|
Chính trị |
Vua nắm mọi quyền hành gọi là vua chuyên chế cổ đại. |
Thể chế dân chủ cổ đại |
|
Xã hội phong kiến - trung đại |
|
Phong kiến phương Đông |
Phong kiến phương Tây (Tây Âu) |
Niên đại |
Ra đời sớm (thế kỉ III TCN đến thế kỉ XIX) |
Ra đời muộn hơn phương Đông (từ thế kỉ V đến thế kỉ XVI). |
|
Xã hội |
Hai giai cấp chính: địa chủ và nông dân lĩnh canh, quan hệ bóc lột chủ yếu là bóc lột địa tô. |
Hai giai cấp chính: lãnh chúa và nông nô.
|
|
Chính trị |
+ Vua chuyên chế tăng thêm quyền lực + Chế độ phong kiến phương Đông rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng trong khoảng thế kỉ XVII - XIX, trước khi chủ nghĩa tư bản phương Tây đặt chân đến. |
+ Trong lòng xã hội phong kiến Tây Âu đã xuất hiện mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. + Từ thế kỉ XV - XVII, chế độ phong kiến Tây Âu suy vong và chuẩn bị cho sự thắng lợi của chủ nghĩa tư bản. |
Loigiaihay.com
Các bài khác cùng chuyên mục
- Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 10 - Đề số 5 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 10 - Đề số 4 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 10 - Đề số 3 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 10 - Đề số 2 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 10 - Đề số 1 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 10 - Đề số 5 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 10 - Đề số 4 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 10 - Đề số 3 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 10 - Đề số 2 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 10 - Đề số 1 có lời giải chi tiết