Lý thuyết về thể tích hình lập phương>
a) Ví dụ.
Tổng hợp đề thi vào lớp 6 các trường
Có đáp án và lời giải chi tiết
1. Thể tích hình lập phương
Quy tắc: Muốn tính thể tích hình lập phương ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh.
Ví dụ: Tính thể tích hình lập phương có cạnh \(2cm\).
Giải:
Thể tích hình lập phương đó là:
\(2 \times 2 \times 2 = 8(c{m^3})\)
Đáp số: \(8c{m^3}\)
2. Một số dạng bài tập
Dạng 1: Tính thể tích hình lập phương khi biết độ dài cạnh
Phương pháp: Muốn tính thể tích hình lập phương ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh.
Dạng 2: Tính thể tích hình lập phương khi diện tích xung quanh hoặc diện tích toàn phần.
Phương pháp: Tính diện tích một mặt sau đó tìm lập luận để tìm độ dài cạnh.
Dạng 3: Tính độ dài cạnh khi biết thể tích
Phương pháp: nếu tìm một số \(a\) mà \(a \times a \times a = V\) thì độ dài cạnh hình lập phương là \(a\).
Dạng 4: So sánh thể tích của một hình lập phương với thể tích một một hình hộp chữ nhật hoặc với một hình lập phương khác
Phương pháp: Áp dụng công thức để tính thể tích từng hình rồi so sánh.
Dạng 5: Toán có lời văn
Phương pháp: Đọc kĩ đề bài, xác định dạng toán và yêu cầu của đề bài rồi giải bài toán đó.


- Bài 3 trang 18 SGK Toán 5
- Bài 2 trang 18 SGK Toán 5
- Bài 3 trang 19 SGK Toán 5
- Bài 4 trang 17 SGK Toán 5
- Bài 2 trang 19 (Luyện tập) SGK Toán 5
- Lý thuyết diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương
- Bài 2 trang 21 (Ôn tập và bổ sung về giải toàn - tiếp theo) SGK Toán 5
- Bài 3 trang 20 SGK Toán 5
- Bài 1 trang 19 (Ôn tập và bổ sung về giải toán) SGK Toán 5
- Toán lớp 5 trang 28 Mi-li-mét vuông. Bảng đơn vị đo diện tích