

Toán lớp 5 trang 34, 35 Khái niệm số thập phân>
Đọc các phân số thập phân và số thập phân trên các vạch của tia số:
Bài 1
Video hướng dẫn giải
Đọc các phân số thập phân và số thập phân trên các vạch của tia số:
Phương pháp giải:
Dựa vào cách đọc mẫu:
0,1 đọc là: không phẩy một ; 0,01 đọc là: không phẩy không một.
Các số thập phân khác đọc tương tự.
Lời giải chi tiết:
Ta đọc lần lượt từ trái sang phải:
a) Một phần mười (không phẩy một)
Hai phần mười (không phẩy hai)
Ba phần mười (không phẩy ba)
............................................
Tám phần mười (không phẩy tám)
Chín phần mười (không phẩy chín)
b)
Một phần trăm (không phẩy không một )
Hai phần trăm (không phẩy không hai)
...............................................
Tám phần trăm (không phẩy không tám)
Chín phần trăm (không phẩy không chín).
Bài 2
Video hướng dẫn giải
Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm (theo mẫu)
a) 7dm =\(\dfrac{7}{10}\)m = 0,7m b) 9cm =\(\dfrac{9}{100}\)m = 0,09m
5dm =\(\dfrac{5}{10}\)m = ... m 3cm = \(\dfrac{3}{100}\)m = ... m
2mm = \(\dfrac{2}{1000}\)m = ... m 8mm =\(\dfrac{8}{1000}\)m = ... m
4g = \(\dfrac{4}{1000}\)kg = ... kg 6g =\(\dfrac{6}{1000}\)kg = ... kg
Phương pháp giải:
Quan sát ví dụ mẫu và làm tương tự với các câu khác.
Lời giải chi tiết:
a) 7dm =\(\dfrac{7}{10}\)m = 0,7m b) 9cm =\(\dfrac{9}{100}\)m = 0,09m
5dm =\(\dfrac{5}{10}\)m = 0,5m 3cm = \(\dfrac{3}{100}\)m = 0,03m
2mm = \(\dfrac{2}{1000}\)m = 0,002m 8mm = \(\dfrac{8}{1000}\)m = 0,008m
4g = \(\dfrac{4}{1000}\)kg = 0,004kg 6g = \(\dfrac{6}{1000}\)kg = 0,006kg
Bài 3
Video hướng dẫn giải
Viết phân số thập phân và số thập phân thích hợp vào chỗ trống (theo mẫu):
Phương pháp giải:
Quan sát ví dụ mẫu và làm tương tự với các câu sau.
Lời giải chi tiết:
Lý thuyết
a)
• 1 dm hay \(\dfrac{1}{10}\)m còn được viết thành 0,1m.
• 1cm hay \(\dfrac{1}{100}\) m còn được viết thành 0,01m.
• 1mm hay \(\dfrac{1}{1000}\) m còn được viết thành 0,001m.
Các số thập phân \(\dfrac{1}{10}\), \(\dfrac{1}{100}\), \(\dfrac{1}{1000}\) được viết thành 0,1; 0,01; 0,001.
0,1 đọc là: không phẩy một; 0,1 = \(\dfrac{1}{10}\)
0,01 đọc là: không phẩy không một; 0,01 = \(\dfrac{1}{100}\)
0,001 đọc là: không phẩy không không một; 0,001 = \(\dfrac{1}{1000}\)
Các số 0,1 ; 0,01 ; 0,001 gọi là số thập phân.
b)
• 5 dm hay \(\dfrac{5}{10}\)m còn được viết thành 0,5m.
• 7cm hay \(\dfrac{7}{100}\)m còn được viết thành 0,07m.
• 9mm hay \(\dfrac{9}{1000}\)m còn được viết thành 0,009m.
Các số thập phân \(\dfrac{5}{10}\), \(\dfrac{7}{100}\), \(\dfrac{9}{1000}\) được viết thành 0,5; 0,07; 0,009.
0,5 đọc là: không phẩy năm; 0,5 = \(\dfrac{5}{10}\).
0,07 đọc là: không phẩy không bảy; 0,07 = \(\dfrac{7}{100}\).
0,009 đọc là: không phẩy không không chín; 0,009 = \(\dfrac{9}{1000}\).
Các số 0,5 ; 0,07 ; 0,009 cũng là số thập phân.


- Toán lớp 5 trang 37 Khái niệm số thập phân (tiếp theo)
- Toán lớp 5 trang 38 Hàng của số thập phân. Đọc, viết số thập phân
- Toán lớp 5 trang 38, 39 Luyện tập
- Toán lớp 5 trang 40 Số thập phân bằng nhau
- Toán lớp 5 trang 42 So sánh hai số thập phân
>> Xem thêm
- Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 5 SGK Toán 4
- Bài 1, 2 trang 31 (Luyện tập chung trang 31) SGK Toán 5
- Lý thuyết hàng của số thập phân, đọc, viết số thập phân
- Toán lớp 5 trang 28 Mi-li-mét vuông. Bảng đơn vị đo diện tích
- Lý thuyết nhân một số thập phân với một số thập phân
- Bài 1 trang 21 (Luyện tập) SGK Toán 5