Toán lớp 5 trang 54 Luyện tập>
Đặt tính rồi tính. Tìm x
Bài 1
Video hướng dẫn giải
Đặt tính rồi tính:
a) \(68,72 - 29,91\;;\)
b) \(52,37 - 8,64\;;\)
c) \(75,5 - 30,26\;;\)
d) \(60 - 12,45.\)
Phương pháp giải:
- Viết số trừ dưới số bị trừ sao cho các chữ số ở cùng một hàng đặt thẳng cột nhau.
- Thực hiện phép trừ như trừ các số tự nhiên.
- Viết dấu phẩy ở hiệu thẳng cột với các dấu phẩy của số bị trừ và số trừ.
Lời giải chi tiết:
Bài 2
Video hướng dẫn giải
Tìm x:
\(a) \;x + 4,32 = 8,67\) ;
\(b) \;6,85 + x = 10,29\) ;
\(c) \;x - 3,64 = 5,86\) ;
\(d) \;7,9 - x = 2,5\).
Phương pháp giải:
Xác định vai trò của \(x\) trong phép tính rồi tìm \(x\) theo các quy tắc sau:
- Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
- Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.
- Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu.
Lời giải chi tiết:
a) \(x + 4,32 = 8,67\)
\(x = 8,67 - 4,32\)
\(x = 4,35\)
b) \(6,85 + x = 10,29\)
\(x = 10,29 - 6,85\)
\(x = 3,44\)
c) \(x - 3,64 = 5,86\)
\(x = 5,86 + 3,64\)
\(x = 9,5\)
d) \(7,9 - x = 2,5\)
\(x = 7,9 - 2,5\)
\(x = 5,4\)
Bài 3
Video hướng dẫn giải
Ba quả dưa cân nặng \(14,5 kg\). Quả thứ nhất cân nặng \(4,8 kg\), quả thứ hai nhẹ hơn quả thứ nhất \(1,2kg\). Hỏi quả thứ ba cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
Phương pháp giải:
- Cân nặng quả thứ hai \(=\) cân nặng quả thứ nhất \(-\, 1,2kg\).
- Cân nặng của hai quả đầu \(=\) cân nặng quả thứ nhất \(+\) cân nặng quả thứ hai.
- Cân nặng quả thứ ba \(=\) cân nặng cả ba quả \(-\) cân nặng của hai quả đầu.
Lời giải chi tiết:
Tóm tắt:
Giải:
Quả thứ hai cân nặng số ki-lô-gam là:
\(4,8 - 1,2 = 3,6\;(kg)\)
Quả thứ nhất và quả thứ hai cân nặng số ki-lô-gam là:
\(4,8 + 3,6 = 8,4\;(kg)\)
Quả thứ ba cân nặng số ki-lô-gam là:
\(14,5 - 8,4 = 6,1\;(kg)\)
Đáp số: \(6,1kg\).
Bài 4
Video hướng dẫn giải
a) Tính rồi so sánh giá trị của \(a-b-c\) và \(a- (b+c)\)
a |
b |
c |
a – b – c |
a – (b + c) |
8,9 |
2,3 |
3,5 |
|
|
12,38 |
4,3 |
2,08 |
|
|
16,72 |
8,4 |
3,6 |
|
|
b) Tính bằng hai cách:
\(8,3 - 1,4 - 3,6\); \(18,64 - ( 6,24 + 10,5)\)
Phương pháp giải:
- Biểu thức chỉ có phép trừ thì ta tính lần lượt từ trái sang phải.
- Biểu thức có dấu ngoặc thì ta tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.
Lời giải chi tiết:
a)
a |
b |
c |
a – b – c |
a – (b + c) |
8,9 |
2,3 |
3,5 |
8,9 – 2,3 – 3,5 = 3,1 |
8,9 – (2,3 + 3,5) = 3,1 |
12,38 |
4,3 |
2,08 |
12,38 – 4,3 – 2,08 = 6 |
12,38 – (4,3 + 2,08) = 6 |
16,72 |
8,4 |
3,6 |
16,72 – 8,4 – 3,6 = 4,72 |
16,72 – (8,4 + 3,6) = 4,72 |
Nhận xét: \(a-b-c \;=\; a-(b+c) \) .
b)
8,3 - 1,4 - 3,6 18,64 - ( 6,24 + 10,5)
Cách 1: 8,3 - 1,4 - 3,6 Cách 1: 18,64 - (6,24 + 10,5)
= 6,9 - 3,6 = 18,64 - 16,74
= 3,3 = 1,9
Cách 2: 8,3 - 1,4 - 3,6 Cách 2: 18,64 - (6,24 + 10,5)
= 8,3 - (1,4 + 3,6) = 18,64 - 6,24 - 10,5
= 8,3 - 5 = 3,3 = 12,4 - 10,5
= 1,9
- Toán lớp 5 trang 55 Luyện tập chung
- Toán lớp 5 trang 56 Nhân một số thập phân với một số tự nhiên
- Toán lớp 5 trang 57 Nhân một số thập phân với 10, 100, 1000, ....
- Toán lớp 5 trang 58 Luyện tập
- Toán lớp 5 trang 59 Nhân một số thập phân với một số thập phân
>> Xem thêm