Lý thuyết ôn tập: Khái niệm về phân số>
Mọi số tự nhiên đều có thể viết thành phân số có mẫu số là 1.
Lý thuyết ôn tập: Khái niệm về phân số
Khái niệm phân số: Phân số bao gồm có tử số và mẫu số, trong đó tử số là một số tự nhiên viết trên dấu gạch ngang, mẫu số là số tự nhiên khác \(0\) viết dưới dấu gạch ngang.
Cách đọc phân số: khi đọc phân số ta đọc tử số trước rồi đọc “phần”, sau đó đọc đến mẫu số.
\(\dfrac{2}{3}\); \(\dfrac{5}{10}\); \(\dfrac{3}{4}\); \(\dfrac{40}{100}\) là các phân số.
Chú ý:
1) Có thể dùng phân số để ghi kết quả của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác \(0\). Phân số đó cũng được gọi là thương của phép chia đã cho.
Ví dụ: \(1:3 = \dfrac{1}{3}\); \(4: 10 = \dfrac{4}{10}\); \(9:2=\dfrac{9}{2}\); ...
2) Mọi số tự nhiên đều có thể viết thành phân số có mẫu số là \(1\).
Ví dụ: \(5 = \dfrac {5}{1}\); \(12= \dfrac {12}{1}\); \(2001= \dfrac {2001}{1}\); ...
3) Số \(1\) có thể viết thành phân số có tử số và mẫu số bằng nhau và khác \(0\).
Ví dụ: \(1=\dfrac {9}{9}\); \(1=\dfrac {18}{18}\); \(1=\dfrac {100}{100}\); ...
4) Số \(0\) có thể viết thành phân số có tử số là \(0\) và mẫu số khác \(0\).
Ví dụ: \(0=\dfrac {0}{7}\); \(0=\dfrac {0}{19}\); \(0=\dfrac {0}{125}\); ...