Đề kiểm tra giữa kì 1 lịch sử 10 - Đề số 1 có lời giải chi tiết>
Đề kiểm tra giữa kì 1 lịch sử 10 - Đề số 1 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp
Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Câu 1: Người tối cổ đã có phát minh lớn nào?
A. Biết giữ lửa trong tự nhiên B. Biết taọ ra lửa
C. Biết chế tạo nhạc cụ D. Biết chế tạo trang sức
Câu 2: Vì sao các nhà khảo cổ coi thời kì đá mới là một cuộc cách mạng?
A. Con người đã biết sử dụng đá mới để làm công cụ.
B. Con người đã biết săn bắn, hái lượm và đánh cá.
C. Con người đã biết trồng trọt và chăn nuôi.
D. Con người đã biết sử dụng kim loại.
Câu 3: Thành tựu quan trọng nhất của Người nguyên thủy trong quá trình chế tạo công cụ và vũ khí là
A. lưới đánh cá. B. làm đồ gốm. C. cung tên. D. đá mài sắc, gọn.
Câu 4: Kết quả lớn nhất của việc con người sử dụng công cụ bằng kim khí là
A. khai khẩn được đất hoang. B. đưa năng suất lao động tăng lên.
C. sản xuất đủ nuôi sống xã hội. D. tạo ra sản phẩm thừa thường xuyên làm biến đổi xã hội.
Câu 5: Hệ quả nào sau đây không phải do sự xuất hiện sản phẩm dư thừa tạo ra?
A. Xuất hiện tư hữu. B. Xuất hiện giai cấp.
C. Xuất hiện phân hóa giàu nghèo. D. Xuất hiện thương mại, trao đổi hàng hóa.
Câu 6: Sự xuất hiện tư hữu, gia đình phụ hệ thay thế cho gia đình mẫu hệ, xã hội phân hóa giàu-nghèo...là những hệ quả của việc sử dụng
A. công cụ đá mới. B. công cụ bằng kim loại.
C. công cụ bằng đồng. D. công cụ bằng sắt.
Câu 7: Trong buổi đầu của thời đại kim khí, kim loại con người lần lượt sử dụng để chế tác công cụ là
A. đồng thau-đồng đỏ-sắt. B. đồng đỏ-đồng thau-sắt
C. đồng đỏ-kẽm-sắt. D. kẽm-đồng đỏ-sắt
Câu 8: Ngành sản xuất nào phát triển sớm nhất và giữ vị trí quan trọng nhất ở các quốc gia cổ đại phương Đông?
A. Nông nghiệp B. Công nghiệp C. Thương nghiệp D. Giao thông vận tải
Câu 9: Công việc nào đã khiến mọi người ở phương Đông có quan hệ gắn bó với nhau trong tổ chức công xã?
A. Trồng lúa nước B. Trị thủy C. Chăn nuôi D. Làm nghề thủ công
Câu 10: Các giai cấp trong xã hội cổ đại phương Tây là
A. Quý tộc, nông dân, nô lệ. B. Chủ nô, quý tộc, nông dân công xã.
C. Chủ nô, dân thành thị, nô lệ. D. Quý tộc, dân thành thị, nô lệ.
D. chấm dứt chiến tranh, xác lập chế độ phong kiến Trung Quốc.
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1: Văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô – ma đã phát triển như thế nào? Tại sao nói các hiểu biết khoa học đến đây mới trở thành khoa học? (4 điểm)
Câu 2: Sự thình trị của chế độ phong kiến thời Đường được biểu hiện như thế nào? (2 điểm)
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. TRẮC NGHIỆM
1B |
2C |
3C |
4D |
5D |
6D |
7B |
8A |
9B |
10C |
Câu 1.
Phương pháp: sgk trang 5
Cách giải:
Biết tạo ra lửa là một phát minh lớn của người tối cổ, nhờ nó có thể sưởi ấm, đuổi thú dữ, nấu chín thức ăn và làm thay đổi cuộc sống của con người.
Chọn: B
Câu 2.
Phương pháp: sgk trang 7
Cách giải:
Các nhà khoa học coi thời đá mới là một cuộc cách mạng bởi vì con người từ săn bắt, hái lượm, đánh cá đã tiến tới biết trồng trọt và chăn nuôi, họ bắt đầu biết khai thác trong tự nhiên những cái cần thiết cho cuộc sống chứ không chỉ thu lượm những cái có sẵn trong tự nhiên.
Chọn: C
Câu 3.
Phương pháp: sgk trang 7
Cách giải:
Với việc tạo ra cung tên , con người mới săn bắn có hiệu quả và an toàn.
Chọn: C
Câu 4.
Phương pháp: sgk trang 9, suy luận
Cách giải:
Việc cải tạo công cụ sản xuất khiến cho sức lao động của con người giảm nặng nhọc nhưng lại đạt hiệu quả cao trong việc canh tác và sản xuất, khiến cho của cải tạo ra dư thừa và làm xuất hiện dần chế độ tư hữu trong xã hội.
Chọn: D
Câu 5.
Phương pháp: sgk trang 10, suy luận.
Cách giải:
Của cải tạo ra nhiều dẫn đến diễn ra sự phân hóa giàu nghèo, xuất hiện chế độ tư hữu nhưng không xuất hiện sự trao đổi và buôn bán.
Chọn: D
Câu 6.
Phương pháp: sgk trang 11
Cách giải:
Với việc sử dụng công cụ bằng sắt, vai trò của người đàn ông dần trở nên quan trọng, của cải sản xuất ra nhiều dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo và chế độ phụ hệ thay thế cho chế độ mẫu hệ.
Chọn: D
Câu 7.
Phương pháp: sgk trang 10
Cách giải:
Con người phát hiện ra đồng rồi đến sắt.
Chọn: B
Câu 8.
Phương pháp: sgk trang 13, suy luận.
Cách giải:
Do có điều kiện tự nhiên và địa hình thuận lợi nên Nông nghiệp là ngành sản xuất sớm nhất và có vai trò quan trọng đối với các nước phương Đông.
Chọn: C
Câu 9.
Phương pháp: sgk trang 13, suy luận
Cách giải:
Do sống chủ yếu bằng nghề nông, nên người dân rất quan tâm đến công tác trị thủy do đó công tác trị thủy khiến mọi người liên kết, gắn bó với nhau trong tổ chức công xã.
Chọn: B
Câu 10.
Phương pháp: sgk trang 22.
Cách giải:
Xã hội của các quốc gia cổ đại bao gồm:Dân thành thị, chủ nô và nô lệ.
Chọn: C
II.TỰ LUẬN
Câu 1: Văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô – ma đã phát triển như thế nào? Tại sao nói các hiểu biết khoa học đến đây mới trở thành khoa học?
Phương pháp: sgk lớ 10 trang 22, liên hệ
Cách giải:
a) Cư dân cổ đại Hy Lạp và Rô-ma đã xây dựng được một nền văn hóa cổ đại phát triển cao với những giá trị sau:
- Lịch và thiên văn học: Cư dân Địa Trung Hải đã tính được một năm có 365 ngày và ¼ ngày nên họ định ra một tháng lần lượt có 30 và 31 ngày riêng tháng 2 có 28 ngày.
- Chữ viết: Phát minh ra hệ thống chữ a,b,c,... lúc đầu có 20 chữ sau được bổ sung thêm 6 chữ nữa để trở thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh.
- Sự ra đời của khoa học: Chủ yếu trên các lĩnh vực toàn, lý, sử, địa. Trong lĩnh vực Toán học đã biết khái quát thành các định lý định đề . Khoa học đến Hy Lạp và Rô-ma thực sự trở thành khoa học.
- Văn học: chủ yếu là kịch với các nhà viết kịch nổi tiếng Ê-sin, Sô-phốc,...
- Nghệ thuật: Nghệ thuật tạc tượng thần và xây dựng đền thơ thần đạt đến đỉnh cao như tượng thần vệ nữ Mi-lô, lực sĩ ném đá, đền thờ Pac-tê-nông,...
b) Hiểu biết khoa học đến Hy Lap và Rô-ma mới thực sự thành khoa học: Độ chính xác của khoa học đặc biệt là toán học không chỉ ghi chép và giải các bài riêng biệt mà thể hiện trình độ khái quát thành định lí, tiên đề, lí thuyết được thực hiện bởi các nhà khoa học tên tuổi đặt nền móng cho các ngành khoa học sau này. Ví dụ: tiền đề Ơ-cơ-lit, định lý Pi-ta-go, định lý Ta-let,…Những vấn đề mà trước đấy nghiên cứu vẫn còn có giá trị sử dụng đến ngày nay.
Câu 2: Sự thình trị của chế độ phong kiến thời Đường được biểu hiện như thế nào?
Phương pháp: liên hệ
Cách giải:
- Kinh tế
Thời Đường nhà nước quan tâm đến sự phát triển kinh tế một cách toàn diện:
- Nông nghiệp: Nhà nước thực hiện chính sách quân điền đáp ứng nguyện vọng của nông dân, áp dụng phương pháp kĩ thuật canh tác mới, chọn giống mới,... làm cho năng suất tăng.
- Thủ công nghiệp: Các nghề dệt, in, gốm sứ phát triển. Hình thành các xưởng thủ công.
- Thương nghiệp phát triển thịnh đạt, giao lưu buôn bán được mở rộng, hình thành “con đường tơ lụa” trên đất liền và trên biển.
- Chính trị:
- Hoàn thiện bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương nâng cao quyền lực của Hoàng đế.
Dưới thời Đường tiếp tục chính sách xâm lược các nước, lãnh thổ Trung Quốc được mở rộng.
Các bài khác cùng chuyên mục
- Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 10 - Đề số 5 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 10 - Đề số 4 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 10 - Đề số 3 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 10 - Đề số 2 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 10 - Đề số 1 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 10 - Đề số 5 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 10 - Đề số 4 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 10 - Đề số 3 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 10 - Đề số 2 có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử 10 - Đề số 1 có lời giải chi tiết