Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Chương 2 - Sinh học 11


Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Chương 2 - Sinh học 11

Đề bài

Câu 1: Cung phản xạ diễn ra theo trật tự nào?

a/ Bộ phận tiếp nhận kích thích ->Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin ->Bộ phận phản hồi thông tin.

b/ Bộ phận tiếp nhận kích thích ->Bộ phận thực hiện phản ứng ->Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin ->Bộ phận phản hồi thông tin.

c/ Bộ phận tiếp nhận kích thích ->Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin ->Bộ phận

thực hiện phản ứng.

d/ Bộ phận trả lời kích thích ->Bộ phận tiếp nhận kích thích ->Bộ phận thực hiện phản

ứng.

Câu 2: Hệ thần kinh của giun dẹp có:

a/ Hạch đầu, hạch thân.

b/ Hạch đầu, hạch bụng.

c/ Hạch đầu, hạch ngực.

d/ Hạch ngực, hạch bụng

Câu 3: Hệ thần kinh của côn trùng có:

a/ Hạch đầu, hạch ngực, hạch lưng.

b/ Hạch đầu, hạch thân, hạch lưng.

c/ Hạch đầu, hạch bụng, hạch lưng.

d/ Hạch đầu, hạch ngực, hạch bụng.

Câu 4: Bộ phận đóng vai trò điều khiển các hoạt động của cơ thể là:

a/ Não giữa.

b/ Tiểu não và hành não.

c/ Bán cầu đại não.

d/ Não trung gian.

Câu 5: Não bộ trong hệ thần kinh ống có những phần nào?

a/ Bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não và trụ não.

b/ Bán cầu đại não, não trung gian, củ não sinh tư, tiểu não và hành não.

c/ Bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não và hành não.

d/ Bán cầu đại não, não trung gian, cuống não, tiểu não và hành não.

Câu 6: Vì sao trạng thái điện thế nghỉ, ngoài màng mang điện thế dương?

a/ Do Na+ mang điện tích dương khi ra ngoài màng bị lực hút tĩnh điện ở phía mặt trong của màng nên nằm sát màng.

b/ Do K+ mang điện tích dương khi ra ngoài màng bị lực hút tĩnh điện ở phía mặt trong của màng nên nằm sát màng.

c/ Do K+ mang điện tích dương khi ra ngoài màng tạo cho ở phía mặt trong của màng mang điện tích âm.

d/ Do K+ mang điện tích dương khi ra ngoài màng tạo ra nồng độ của nó cao hơn ở phía mặt trong của màng.

Câu 7: Điện thế nghỉ là:

a/ Sự không chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích,

phía trong màng mang điện âm và ngoài màng mang điện dương.

b/ Sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía

trong màng mang điện dương và ngoài màng mang điện âm.

c/ Sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía

trong màng mang điện âm và ngoài màng mang điện dương.

d/ Sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào bị kích thích, phía trong

màng mang điện âm và ngoài màng mang điện dương.

Câu 8: Thụ thể tiếp nhận chất trung gian hoá học nàm ở bộ phận nào của xinap?

a/ Màng trước xinap.

b/ Khe xinap.

c/ Chuỳ xinap.

d/ Màng sau xinap.

Câu 9: Điểm khác biệt của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin so với sợi trục không có bao miêlin là:

a/ Dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, chậm và ít tiêu tốn năng lượng.

b/ Dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, chậm chạp và tiêu tốn nhiều năng lượng.

c/ Dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, nhanh và ít tiêu tốn năng lượng.

d/ Dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, nhanh và tiêu tốn nhiều năng lượng

Câu 10: Quá trình truyền tin qua xináp diễn ra theo trật tự nào?

a/ Khe xinap ->Màng trước xinap ->Chuỳ xinap -> Màng sau xinap.

b/ Màng trước xinap ->Chuỳ xinap ->Khe xinap ->Màng sau xinap.

c/ Màng sau xinap -> Khe xinap ->Chuỳ xinap ->Màng trước xinap.

d/ Chuỳ xinap -> Màng trước xinap ->Khe xinap ->Màng sau xinap.

Câu 11: Chất trung gian hoá học nằm ở bộ phận nào của xinap?

a/ Màng trước xinap.

b/ Chuỳ xinap.

c/ Màng sau xinap.

d/ Khe xinap.

Câu 12: Vì sao tập tính học tập ở người và động vật có hệ thần kinh phát triển được hình thành rất nhiều?

a/ Vì số tế bào thần kinh rất nhiều và tuổi thọ thường cao.

b/ Vì sống trong môi trường phức tạp.

c/ Vì có nhiều thời gian để học tập.

d/ Vì hình thành mối liên hệ mới giữa các nơron.

Câu 13: Ý nào không phải là đặc điểm của tập tính bẩm sinh?

a/ Có sự thay đổi linh hoạt trong đời sống cá thẻ.

b/ Rất bền vững và không thay đổi.

c/ Là tập hợp các phản xạ không điều kiện diễn ra theo một trình tự nhất định.

d/ Do kiểu gen quy định

Câu 14: Ý nào không phải đối với phân loại tập tính học tập?

a/ Tập tính bẩm sinh.

b/ Tập tính học được.

c/ Tập tính hỗn hợp (Bao gồm tập tính bẩm sinh và tập tính học được)

d/ Tập tính nhất

thời.

Câu 15: Mức độ phức tạp của tập tính tăng lên khi:

a/ Số lượng các xinap trong cung phản xạ tăng lên.

b/ Kích thích của môi trường kéo dài.

c/ Kích thích của môi trường lạp lại nhiều lần.

d/ Kích thích của môi trường mạnh mẽ

Lời giải chi tiết

1

2

3

4

5

C

A

D

C

C

6

7

8

9

10

B C D C D
11 12 13 14 15
B A A D A

Loigiaihay.com


Bình chọn:
2.3 trên 4 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 11 - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí