Đề kiểm tra 15 phút chương 3 phần 2 sử 12 - Đề số 1 có lời giải chi tiết


Đề kiểm tra 15 phút chương 3 phần 2 lịch sử 12 - Đề số 1 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Đề bài

Câu 1. Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia 

A. Tự do.                    B. Tự trị.

C. Tự chủ.                   D. Độc lập. 

Câu 2. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi nhân dân làm gì để giải quyết nạn đói trước mắt trong những năm 1945 – 1946?

A. Tăng gia sản xuất.

B. Bãi bỏ thuế thân.

C. Nhường cơm sẻ áo.

D. Giảm tô 25%.

Câu 3. Với Tạm ước 14 - 9 - 1946, ta tiếp tục nhân nhượng cho Pháp một số quyền lợi về

A. Kinh tế - văn hoá.

B. Kinh tế - quân sự.

C. Kinh tế - chính trị.

D. Chính trị - quân sự.

Câu 4. Từ ngày 6-3-1946, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra sách lược gì?

A. Hòa hoãn với cả hai thế lực ngoại xâm để có thêm thời gian chuẩn bị lực lượng.

B. Chống lại cả hai thế lực ngoại xâm để bảo vệ chủ quyền dân tộc.

C. Hòa hoãn với quân Trung Hoa dân quốc để tập trung đánh Pháp ở Nam Bộ.

D. Hoà hoãn với Pháp để đuổi quân Trung Hoa dân quốc ra khỏi nước ta.

Câu 5. Việc giải giáp quân đội Nhật Bản ở Đông Dương theo thỏa thuận của Hội nghị Pốtxđam được giao cho quân đội nước nào?

A. Quân đội Anh và quân đội Mĩ.

B. Quân đội Anh và quân đội Pháp.

C. Quân đội Anh và quân Trung Hoa Dân Quốc.

D. Quân đội Pháp và quân Trung Hoa Dân Quốc.

Câu 6. Sách lược của Đảng, Chính phủ ta đối với Pháp và Trung Hoa Dân Quốc từ ngày 2/9/1945 đến trước ngày 6/3/1945 là

A. Kháng chiến chống Pháp ở miền Nam và Trung Hoa Dân quốc ở miền Bắc.

B. Kháng chiến chống Trung Hoa Dân Quốc ở miền Bắc, hoà hoãn với Pháp ở miền Nam.

C. Kháng chiến chống Pháp ở miền Nam, hoà hoãn với Trung Hoa Dân Quốc ở miền Bắc.

D. Hoà hoãn với Pháp ở miền Nam và Trung Hoa Dân Quốc ở miền Bắc.

Câu 7. Nội dung nào sau đây không thuộc Hiệp định Sơ bộ?

A. Nhượng bộ cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế, văn hóa ở Việt Nam.

B. Ngừng bắn ở Nam Bộ chuẩn bị đi đến kí kết một hiệp ước chính thức

C. Chính phủ Pháp công nhận nước ta là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng nằm trong khối liên hiệp Pháp.

D. Ta đồng ý cho 15000 quân Pháp ra miền Bắc thay thế quân Tưởng, số quân này sẽ rút dần trong 5 năm.

Câu 8. Sau Cách mạng tháng Tám khó khăn lớn nhất đưa nước ta vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” là

A. Khó khăn về kinh tế.

B. Khó khăn về tài chính.

C. Khó khăn về thù trong.

D. Khó khăn về giặc ngoại xâm.

Câu 9. Nội dung nào dưới đây KHÔNG phải là âm mưu và hành động của thực dân Pháp ở Việt Nam trong năm đầu sau ngày Cách mạng tháng Tám 1945 thành công?

A. Khôi phục và ách thống tri thực dân cũ ở ba nước Đông Dương.

B. Tái lập chế độ cai trị của chủ nghĩa thực dân cũ ở Việt Nam.

C. Thỏa hiệp với Trung Hoa Dân quốc để chống phá cách mạng.

D. Phối hợp với quân Anh để giải giáp quân Nhật ở miền Nam.

Câu 10. Vì sao thực dân Pháp không thực hiện âm mưu mở rộng chiến tranh ra cả nước ngay khi đánh chiếm Nam Bộ

A. vì chưa có thêm viện binh

B. vì phải khôi phục đất nước sau chiến tranh thế giới thứ hai

C. vì phải giái giáp quân Nhật tại Nam Bộ

D. vì vấp phải tinh thần đoàn kết kháng chiến của nhân dân Việt Nam 

Quảng cáo

Lộ trình SUN 2025

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

 C

 C

 C

 A

Câu 1.

Phương pháp: sgk trang 128.

Cách giải:

Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do.

Chọn đáp án: A

Câu 2.

Phương pháp: sgk trang 123.

Cách giải:

Để giải quyết nạn đói trước mắt trong những năm 1945 – 1946, chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi nhân dân cả nước “Nhường cơm sẻ áo”.

Chọn đáp án: C

Câu 3.

Phương pháp: sgk trang 129.

Cách giải:

Với Tạm ước 14 - 9 - 1946, ta tiếp tục nhân nhượng cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế và văn hóa.

Chọn đáp án: A

Câu 4.

Phương pháp: sgk trang 128.

Cách giải:

Từ ngày 6-3-1946, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra sách lược Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra sách lược bằng việc kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ.

Chọn đáp án: D

Câu 5.

Phương pháp: sgk trang 6.

Cách giải:

Theo quy định của Hội nghi Pốtxđam, Việc giải giáp quân đội Nhật Bản ở Đông Dương được giao cho quân đội Anh và quân Trung Hoa Dân Quốc.

Chọn đáp án: C

Câu 6.

Phương pháp: Suy luận.

Cách giải:

Từ ngày 2-9-1945 đến trước ngày 6-3-1946, ta thực hiện sách lược là kháng chiến chống Pháp ở miền Nam và hòa hoãn với Trung Hoa Dân Quốc ở miền Bắc. Mục đích để tránh tình trạng phải đối phó cùng một lúc với hai kẻ thù và có thời gian chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài.

Chọn đáp án: C

Câu 7.

Phương pháp: sgk trang 129.

Cách giải:

Đáp án A là nội dung của Tạm ước (14-9-1946).

Chọn đáp án: A

Câu 8.

Phương pháp: suy luận.

Cách giải:

Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa phải đối mặt với muôn vãn khó khăn, thử thách. Những khó khăn trong nước Đảng ta có thể giải quyết nhanh chóng nhưng nạn ngoại xâm là khó khăn lâu dài không thể thanh toán một sớm một chiều. Hơn nữa, khi đất nước càng khó khăn thì việc có giặc ngoại xâm đến là một vấn đề nghiêm trọng, thực lực của đất nước lúc này chưa đủ mạnh về nhiều mặt để đánh chính diện với kẻ thù. => Giặc ngoại xâm là khó khắn lớn nhất, đưa đất nước ta vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.

Chọn đáp án: D

Câu 9.

Phương pháp: suy luận.

Cách giải:

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Anh tạo điều kiện cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam lần thứ hai. Pháp quay trở lại Việt Nam không phải để cùng với quân Anh làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật ở miền Nam Việt Nam mà là có âm mưu xâm lược Việt Nam lần thứ hai, thiết lập bộ máy cai trị và khôi phục ách thống trị của Pháp ở ba nước Đông Dương.

Chọn đáp án: D

Câu 10.

Phương pháp: sgk trang 126, suy luận.

Cách giải:

Sau khi quay lại Việt Nam lần thứ hai, Pháp không thể thực hiện âm mưu mở rộng chiến tranh ra cả nước ngay khi đánh chiến Nam Bộ vì Pháp đã vấp phải tinh thần đoàn kết kháng chiến của nhân dân Việt Nam. Nhân dân Sài Gòn đã đánh phá nguồn tiếp tế của địch, không hợp tác với chúng, dựng chướng ngại vật và chiến lũy trên đường phố. Đặc biệt, hàng vạn thanh niên đã gia nhập quân đội, sung vào các đoàn quân Nam tiến ...

Chọn đáp án: D

Loigiaihay.com


Bình chọn:
3.6 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 - Xem ngay

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.