Đề cương ôn tập học kì 1 Lịch sử 10


Đề cương ôn tập học kì 1 lịch sử 10 - Đề được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

 

 ĐỀ CUƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1 MÔN LỊCH SỬ LỚP 10

1. Nguyên nhân tan rã của xã hội nguyên thủy

- Sự ra đời công cụ lao động bằng chất liệu nào làm thay đổi rõ rệt về chất của xã hội nguyên thuỷ

- Khi công cụ lao động đó ra đời làm thay đổi xã hội như thế nào?

- Mối quan hệ xã hội đó biểu hiện ra sao đối với những người có chức phận?

2. Cơ sở hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông

- Được hình thành trên lưu vực các dòng sông lớn:

+ Thuận lợi: đất phù sa màu mỡ và mềm, nước tưới đầy đủ.

  • Khó khăn: trị thuỷ các dòng sông, phải làm kênh tưới tiêu.
  • Nông nghiệp phát triển sớm và cho năng suất cao, xuất hiện của cải dư thừa ngay từ khi chưa có đồ sắt.

-Công tác thuỷ lợi đòi hỏi sự hợp sức và sáng tạo là quan trọng nhất cho việc hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông.

3. Những thành tựu văn hóa nổi bật của các quốc gia cổ đại Phương Đông.

- Sự ra đời của lịch và thiên văn học:

+ Gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp và trị thuỷ các dòng sông.

+ Nông lịch: một năm có 365 ngày được chia thành 12 tháng, tuần, ngày và mùa.

+ Biết đo thời gian bằng ánh sáng Mặt Trời; ngày có 24 giờ.

-Chữ viết:

+Cư dân phương Đông là người đầu tiên phát minh ra chữ viết; đây là phát minh lớn của loài người.

+ Thời gian xuất hiện chữ viết: khoảng thiên niên kỉ IV TCN.

+ Chữ tượng hình, tượng ý và tượng thanh.

+ Nguyên liệu để viết: giấy papirút, đất sét, xương thú, mai rùa, thẻ tre, lụa.

-Toán học:

+ Thành tựu: phát minh ra hệ đếm thập phân, hệ đếm 60; các chữ số từ 1 đến 9 và số 0; biết các phép tính cộng, trừ, nhân, chia; tính được diện tích các hình tròn, tam giác, thể tích hình cầu, tính được số pi bằng 3,16.

+Giá trị: là những phát minh quan trọng, có ảnh hưởng đến thành tựu văn minh nhân loại.

-Kiến trúc:

+ Một số công trình kiến trúc tiêu biểu ở mỗi nước: kim tự tháp ở Ai Cập, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà, những khu đền tháp kiểu kiến trúc Hinđu ở Ấn Độ.

+Giá trị: là những di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng thế giới, thể hiện sức lao động và tài năng sáng tạo vĩ đại của con người.

4. Em hiểu thế nào là nông lịch? Vì sao nói nông lịch có tác dụng tích cực đối với cư dân phương Đông? Cho ví dụ?

  • Khái niệm nông lịch: học sinh tự rút ra khái niệm sau khi học bài các quốc gia cổ đại phương Đông
  • Giải thích vì sao:
    • Nền kinh tế chính của cư dân phương Đông là gì?
    • Để phát triển nền kinh tế đương đại thì cư dân phương Đông làm gì?
    • Cư dân phải chú ý vào các hiện tượng nào, ở đâu để xác định phương cách kinh tế của mình.
    • Khi xác định đúng thì tác dụng sẽ như thế nào?

=> Học sinh tự suy luận

 5. Lập bảng so sánh tổng quất giữa P.Đông cổ đại và P.Tây cổ đại theo mẫu sau:

 

Lĩnh vực

Phương Đông

Phương Tây

Điều kiện tự nhiên

   

Kinh tế chủ đạo

   

Tầng lớp xã hội chủ yếu

   

Thời gian ra đời nhà nước

   

Thể chế nhà nước

   

 6. Những chính sách tiến bộ và biểu hiện phát triển của chế độ phong kiến Trung Quốc dưới thời Đường.

- Chính trị - xã hội:

+ Lập thêm chức Tiết độ sứ (là những thân tộc và công thần) đi cai trị vùng biên cương.

+ Tuyển dụng quan lại bằng thi cử (con em địa chủ).

+ Nhà Đường tiếp tục chính sách xâm lược: Nội Mông, Tây Vực, Triều Tiên, An Nam... lãnh thổ được mở rộng.

-Kinh tế:

+ Thời Đường, thực hiện chính sách quân điền và chế độ tô - dung - điệu. Ruộng tư nhân phát triển. Do vậy, kinh tế thời Đường phát triển cao hơn so với các triều đại trước

+Thời Đường bước vào giai đoạn thịnh đạt: có các xưởng thủ công (tác phường) luyện sắt, đóng thuyền có đông người làm việc.

+Thời Đường, ngoài đường biển đã hình thành "con đường tơ lụa", buôn bán với nước ngoài làm cho ngoại thương được khởi sắc.

Câu 8. Những thành tựu nổi bật của văn hóa Trung Quốc phong kiến.

-Nho giáo:

+ Giữ vai trò quan trọng trong lĩnh vực tư tưởng, là cơ sở lí luận, tư tưởng và công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền.

+ Đến đời Tống, Nho giáo phát triển thêm, các vua nhà Tống rất tôn sùng nhà nho.

+ Sau này, học thuyết Nho giáo càng trở nên bảo thủ, lỗi thời và kìm hãm sự phát triển của xã hội.

+ Đánh giá về mặt tích cực và hạn chế của Nho giáo.

-Phật giáo:

+Thịnh hành, nhất là thời Đường, Tống. Các nhà sư Trung Quốc sang Ấn Độ tìm hiểu giáo lí của đạo Phật, các nhà sư Ấn Độ đến Trung Quốc truyền đạo.

+Kinh Phật được dịch, in ra chữ Hán ngày một nhiều, chùa chiền được xây dựng ở các nơi.

-Sử học:

+ Thời Tần – Hán, Sử học trở thành lĩnh vực khoa học độc lập: Tư Mã Thiên với bộ Sử kí, Hán thư của Ban Cố... Thời Đường thành lập cơ quan biên soạn gọi là Sử quán.

+ Đến thời Minh – Thanh, sử học cũng được chú ý với những tác phẩm lịch sử nổi tiếng.

-Văn học:

+Văn học là lĩnh vực nổi bật của văn hoá Trung Quốc. Thơ ca dưới thời Đường có bước phát triển nhảy vọt, đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật, với những thi nhân mà tên tuổi còn sống mãi đến ngày nay, tiêu biểu nhất là Đỗ Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư Dị...

+ Ở thời Minh - Thanh, xuất hiện loại hình văn học mới là "tiểu thuyết chương hồi" với những kiệt tác như Thuỷ hử của Thi Nại Am, Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung...

-Khoa học - kĩ thuật:

+ Nhiều thành tựu rực rỡ trong các lĩnh vực Toán học, Thiên văn, Y học...

+ Người Trung Quốc có rất nhiều phát minh, trong đó có 4 phát minh quan trọng, có cống hiến đối với nền văn minh nhân loại là giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng.

-Nghệ thuật kiến trúc:

+ Đạt được những thành tựu nổi bật với những công trình như: Vạn lí trường thành, Cung điện cổ kính, những bức tượng Phật sinh động.

 9. Sự thành lập, chính sách cai trị của Vương triều Hồi giáo Đê Li và Vương triều Mô Gôn đối với Ấn Độ.

a/ Vương triều Hồi giáo Đê-li

-Hoàn cảnh ra đời của Vương triều Hồi giáo Đê-li: do sự phân tán đã không đem lại sức mạnh thống nhất để chống lại cuộc tấn công bên ngoài của ng­ười Hồi giáo gốc Thổ.

- Quá trình hình thành: năm 1206, ng­ười Hồi giáo chiếm đất Ấn Độ, lập nên Vương quốc Hồi giáo Ấn Độ, gọi là Đê-li.

- Chính sách thống trị: truyền bá, áp đặt Hồi giáo, tự dành cho mình quyền ưu tiên ruộng đất, địa vị trong bộ máy quan lại; có sự phân biệt sắc tộc và tôn giáo. Văn hoá Hồi giáo đ­ược du nhập vào Ấn Độ.

b/ V­ương triều Mô-gôn

-Năm 1398, thủ lĩnh – vua Ti-mua Leng thuộc dòng dõi Mông Cổ tấn công Ấn Độ, đến năm 1526 Vư­ơng triều Mô-gôn được thành lập.

-Các đời vua đều ra sức củng cố theo hư­ớng "Ấn Độ hoá" và xây dựng đất nư­ớc, Ấn Độ có bư­ớc phát triển mới dưới thời vua A-cơ-ba (1556 - 1605) với nhiều chính sách tích cực (xây dựng chính quyền mạnh, hoà hợp dân tộc, phát triển kinh tế, văn hoá, nghệ thuật...).

-Giai đoạn cuối, do những chính sách cai trị hà khắc của giai cấp thống trị (chuyên chế, đàn áp, lao dịch nặng nề, xây dựng nhiều công trình rất tốn kém...) tạo nên sự phản ứng của nhân dân ngày càng cao, nên Ấn Độ lâm vào khủng hoảng. Ấn Độ đứng trư­ớc sự xâm lư­ợc của thực dân phư­ơng Tây (Bồ Đào Nha và Anh).

10. Điều kiện hình thành và các giai đoạn phát triển của các quốc gia Đông Nam Á.

- Điều kiện hình thành: sự xuất hiện kĩ thuật luyện kim; sự phát triển của nông nghiệp trồng lúa nước; ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ và Trung Hoa.

- Các giai đoạn thăng trầm: (có 3 giai đoạn: chú ý chỉ kể ra các giai đoạn ứng với các mốc thời gian ngoài ra không trình bày vấn đề nào khác) học sinh tự xem bài học và tự thống kê.

Câu 11. Đặc điểm kinh tế nổi bật trong lãnh địa phong kiến.

-Lãnh địa: là một khu đất rộng, trong đó có cả ruộng đất trồng trọt, đồng cỏ, rừng rú, sông đầm... Trong khu đất của lãnh chúa có những lâu đài, dinh thự, nhà thờ, nhà kho, thôn xóm của nông dân...

Đặc điểm kinh tế của lãnh địa: Là một đơn vị kinh tế riêng biệt và đóng kín, tự cấp, tự túc

-Đời sống của các giai cấp trong lãnh địa:

  • Đời sống của lãnh chúa:
    • Sống nhàn rỗi, xa hoa, sung sướng. Thời bình chỉ luyện tập cung kiếm, cưỡi ngựa, dạ hội, tiệc tùng.
    • Bóc lột nặng nề và đối xử hết sức tàn nhẫn với nông nô.
  • Cuộc sống của nông nô:
    • Nông nô là người sản xuất chính trong các lãnh địa. Họ bị gắn chặt và lệ thuộc vào lãnh chúa, nhận ruộng đất để cày cấy và phải nộp tô nặng, ngoài ra họ còn phải nộp nhiều thứ thuế khác (thuế thân, cưới xin...).
    • Mặc dù có gia đình riêng, có nông cụ và gia súc, nhưng phải sống trong túp lều tối tăm bẩn thỉu.

 12. Nguyên nhân ra đời và vai trò của thành thị trung đại.

a. Nguyên nhân ra đời của thành thị:

- Sản xuất phát triển và có nhiều biến đổi, xuất hiện tiền đề của kinh tế hàng hoá, sản phẩm xã hội ngày càng nhiều, không bị đóng kín trong lãnh địa.

- Thủ công nghiệp diễn ra quá trình chuyên môn hoá mạnh mẽ, nhiều người bỏ ruộng đất, thoát khỏi lãnh địa.

b. Vai trò của thành thị:

- Phá vỡ nền kinh tế tự cấp tự túc, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hoá giản đơn phát triển.

- Tạo ra không khí dân chủ tự do trong các thành thị, hình thành các trường đại học lớn.

- Góp phần xoá bỏ chế độ phong kiến phân quyền, thống nhất quốc gia.

13. Nguyên nhân và hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí.

a. Nguyên nhân:

- Do nhu cầu về hương liệu, vàng bạc, thị trường tăng cao.

- Con đường giao lưu buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Ả Rập độc chiếm.

- Khoa học - kĩ thuật có nhiều tiến bộ:

  • Ngành hàng hải đã có những hiểu biết về địa lí, đại dương, sử dụng la bàn.
  • Kĩ thuật đóng tàu có bước tiến quan trọng, đóng được những tàu lớn có thể đi xa và dài ngày ở các đại dương lớn.

b. Hệ quả:

- Đem lại hiểu biết mới về Trái Đất, về những con đường mới, dân tộc mới. Tạo điều kiện cho sự giao lưu giữa các nền văn hoá, văn minh khác nhau.

- Thúc đẩy thương nghiệp phát triển, thị trường được mở rộng, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản ra đời.

- Tuy nhiên, có hạn chế là đã làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.

 Loigiaihay.com

 


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 - Xem ngay

2k8 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập miễn phí

>> Học trực tuyến Lớp 10 tại Tuyensinh247.com, Cam kết giúp học sinh học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.