Trắc nghiệm: So sánh hai phân số (cơ bản) Toán 4
Đề bài
Trong hai phân số có cùng mẫu số thì:
A. Phân số nào có tử số lớn hơn thì phân số đó lớn hơn.
B. Phân số nào có tử số bé hơn thì phân số đó bé hơn.
C. Nếu tử số bằng nhau thì hai phân số đó bằng nhau.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Lan nói: “trong hai phân số (khác \(0\)) có tử số bằng nhau, phân số nào có mẫu số bé hơn thì phân số đó lớn hơn”. Theo em, Lan nói đúng hay sai ?
A. Đúng
B. Sai
Chọn dấu thích hợp để điền vào chỗ chấm:
\(\dfrac{7}{8} \cdot \cdot \cdot \dfrac{3}{8}\)
A. \( > \)
B. \( < \)
C. \( = \)
\(\dfrac{{13}}{{36}} \cdot \cdot \cdot \dfrac{{13}}{{25}}\)
Dấu thích hợp điền vào chỗ chấm là:
A. \( = \)
B. \( > \)
C. \( < \)
Phân số nào dưới đây bé hơn phân số \(\dfrac{4}{9}\)?
A. \(\dfrac{7}{9}\)
B. \(\dfrac{8}{9}\)
C. \(\dfrac{3}{9}\)
D. \(\dfrac{5}{9}\)
Chọn dấu thích hợp để điền vào chỗ chấm:
\(\dfrac{3}{5} \cdot \cdot \cdot \dfrac{5}{6}\)
A. \( < \)
B. \( > \)
C. \( = \)
Điền dấu (\(<;\,>;\,=\)) thích hợp vào ô trống:
\(\dfrac{7}{9}\,\,\)
\(\,\dfrac{{35}}{{45}}\)
Chọn phân số bé hơn trong hai phân số sau:
A. \(\dfrac{2}{{87}}\)
B. \(\dfrac{3}{{131}}\)
Hoa ăn \(\dfrac{5}{8}\) cái bánh, Lan ăn \(\dfrac{3}{5}\) cái bánh. Hỏi ai ăn nhiều bánh hơn?
A. Hoa
B. Lan
C. Hai bạn ăn bằng nhau
Hình nào dưới đây có phân số chỉ phần tô đậm bé hơn \(\dfrac{1}{3}\)?
A.
B.
C.
D.
Rút gọn rồi so sánh hai phân số \(\dfrac{{120}}{{162}}\) và \(\dfrac{{108}}{{135}}\).
Vậy phân số lớn hơn là:
A. \(\dfrac{{120}}{{162}}\)
B. \(\dfrac{{108}}{{135}}\)
Sắp xếp các phân số sau theo thứ tự từ bé đến lớn: \(\dfrac{5}{7};\,\,\,\,\dfrac{{13}}{{14}};\,\,\,\dfrac{{31}}{{35}}\)
A. \(\dfrac{{13}}{{14}};\,\,\,\,\,\dfrac{5}{7}\,;\,\,\,\,\,\dfrac{{31}}{{35}}\)
B. \(\dfrac{5}{7};\,\,\,\,\dfrac{{13}}{{14}};\,\,\,\dfrac{{31}}{{35}}\)
C. \(\,\dfrac{{31}}{{35}}\, ;\,\,\,\,\,\dfrac{{13}}{{14}};\,\,\,\,\dfrac{5}{7}\)
D. \(\dfrac{5}{7};\,\,\,\,\,\dfrac{{31}}{{35}}\,;\,\,\,\,\,\dfrac{{13}}{{14}}\)
Lời giải và đáp án
Trong hai phân số có cùng mẫu số thì:
A. Phân số nào có tử số lớn hơn thì phân số đó lớn hơn.
B. Phân số nào có tử số bé hơn thì phân số đó bé hơn.
C. Nếu tử số bằng nhau thì hai phân số đó bằng nhau.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Trong hai phân số có cùng mẫu số:
+) Phân số nào có tử số bé hơn thì phân số đó bé hơn.
+) Phân số nào có tử số lớn hơn thì phân số đó lớn hơn.
+) Nếu tử số bằng nhau thì hai phân số đó bằng nhau.
Vậy cả ba phát biểu A, B, C đều đúng.
Lan nói: “trong hai phân số (khác \(0\)) có tử số bằng nhau, phân số nào có mẫu số bé hơn thì phân số đó lớn hơn”. Theo em, Lan nói đúng hay sai ?
A. Đúng
B. Sai
A. Đúng
B. Sai
Trong hai phân số có cùng tử số:
+) Phân số nào có mẫu số bé hơn thì phân số đó lớn hơn.
+) Phân số nào có mẫu số lớn hơn thì phân số đó bé hơn.
+) Nếu mẫu số bằng nhau thì hai phân số đó bằng nhau.
Vậy Lan nói đúng.
Chọn dấu thích hợp để điền vào chỗ chấm:
\(\dfrac{7}{8} \cdot \cdot \cdot \dfrac{3}{8}\)
A. \( > \)
B. \( < \)
C. \( = \)
A. \( > \)
Áp dụng quy tắc so sánh hai phân số có cùng mẫu số:
Trong hai phân số có cùng mẫu số:
+) Phân số nào có tử số bé hơn thì phân số đó bé hơn.
+) Phân số nào có tử số lớn hơn thì phân số đó lớn hơn.
+) Nếu tử số bằng nhau thì hai phân số đó bằng nhau.
Ta thấy hai phân số \(\dfrac{7}{8}\) và \(\dfrac{3}{8}\) đều có mẫu số là \(8\) và \(7 > 3\) nên \(\dfrac{7}{8} > \dfrac{3}{8}\).
Vậy dấu thích hợp điền vào chỗ chấm là \(>\).
\(\dfrac{{13}}{{36}} \cdot \cdot \cdot \dfrac{{13}}{{25}}\)
Dấu thích hợp điền vào chỗ chấm là:
A. \( = \)
B. \( > \)
C. \( < \)
C. \( < \)
Dựa vào quy tắc so sánh hai phân số có cùng tử số:
Trong hai phân số có cùng tử số:
+) Phân số nào có mẫu số bé hơn thì phân số đó lớn hơn.
+) Phân số nào có mẫu số lớn hơn thì phân số đó bé hơn.
+) Nếu mẫu số bằng nhau thì hai phân số đó bằng nhau.
Ta thấy hai phân số \(\dfrac{{13}}{{36}}\) và \(\dfrac{{13}}{{25}}\) đều có tử số là \(13\) và \(36 > 25\) nên \(\dfrac{{13}}{{36}} < \dfrac{{13}}{{25}}\).
Vậy dấu thích hợp điền vào chỗ chấm là \(<\).
Phân số nào dưới đây bé hơn phân số \(\dfrac{4}{9}\)?
A. \(\dfrac{7}{9}\)
B. \(\dfrac{8}{9}\)
C. \(\dfrac{3}{9}\)
D. \(\dfrac{5}{9}\)
C. \(\dfrac{3}{9}\)
Áp dụng quy tắc so sánh hai phân số có cùng mẫu số.
Ta thấy các phân số đã cho đều có mẫu số là \(9\) và \(3 < 4 < 7 < 8\) nên \(\dfrac{3}{9} < \dfrac{4}{9} < \dfrac{7}{9} < \dfrac{8}{9}\).
Vậy phân số bé hơn \(\dfrac{4}{9}\) là \(\dfrac{3}{9}\).
Chọn dấu thích hợp để điền vào chỗ chấm:
\(\dfrac{3}{5} \cdot \cdot \cdot \dfrac{5}{6}\)
A. \( < \)
B. \( > \)
C. \( = \)
A. \( < \)
Quy đồng mẫu số hai phân số, sau đó so sánh hai phân số sau khi quy đồng.
\(MSC = 30\).
Quy đồng mẫu số hai phân số ta có:
\(\dfrac{3}{5} = \dfrac{{3 \times 6}}{{5 \times 6}} = \dfrac{{18}}{{30}};\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\dfrac{5}{6} = \dfrac{{5 \times 5}}{{6 \times 5}} = \dfrac{{25}}{{30}}\)
Mà \(\dfrac{{18}}{{30}} < \dfrac{{25}}{{30}}\) (vì \(18 < 25\)).
Vậy \(\dfrac{3}{5} < \dfrac{5}{6}\).
Điền dấu (\(<;\,>;\,=\)) thích hợp vào ô trống:
\(\dfrac{7}{9}\,\,\)
\(\,\dfrac{{35}}{{45}}\)
\(\dfrac{7}{9}\,\,\)
\(\,\dfrac{{35}}{{45}}\)
Quy đồng mẫu số hai phân số, sau đó so sánh hai phân số sau khi quy đồng.
\(MSC = 45\).
Quy đồng mẫu số hai phân số ta có:
\(\dfrac{7}{9} = \dfrac{{7 \times 5}}{{9 \times 5}} = \dfrac{{35}}{{45}}\) Giữ nguyên phân số \(\dfrac{{35}}{{45}}\).
Ta thấy \(\dfrac{{35}}{{45}}\, = \,\dfrac{{35}}{{45}}\) nên \(\dfrac{7}{9}\, = \,\dfrac{{35}}{{45}}\)
Vậy dấu thích hợp điền vào ô trống là dấu \( = \).
Chọn phân số bé hơn trong hai phân số sau:
A. \(\dfrac{2}{{87}}\)
B. \(\dfrac{3}{{131}}\)
B. \(\dfrac{3}{{131}}\)
Quy đồng tử số hai phân số, sau đó so sánh hai phân số sau khi quy đồng.
TSC = \(6\).
Quy đồng tử số hai phân số ta có:
\(\dfrac{2}{{87}} = \dfrac{{2 \times 3}}{{87 \times 3}} = \dfrac{6}{{261}}\);
\(\dfrac{3}{{131}} = \dfrac{{3 \times 2}}{{131 \times 2}} = \dfrac{6}{{262}}\)
Mà \(\dfrac{6}{{261}} > \dfrac{6}{{262}}\) (vì \(261 < 262\))
Do đó \(\dfrac{2}{{87}} > \dfrac{3}{{131}}\)
Vậy phân số bé hơn là \(\dfrac{3}{{131}}\).
Hoa ăn \(\dfrac{5}{8}\) cái bánh, Lan ăn \(\dfrac{3}{5}\) cái bánh. Hỏi ai ăn nhiều bánh hơn?
A. Hoa
B. Lan
C. Hai bạn ăn bằng nhau
A. Hoa
Quy đồng mẫu số hai phân số chỉ số bánh hai bạn đã ăn, sau đó so sánh hai phân số sau khi quy đồng.
Ta sẽ so sánh hai phân số: \(\dfrac{5}{8}\) và \(\dfrac{3}{5}\).
$MSC = 40$
Quy đồng mẫu số hai phân số ta có:
\(\dfrac{5}{8} = \dfrac{{5 \times 5}}{{8 \times 5}} = \dfrac{{25}}{{40}}\,\,;\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\dfrac{3}{5} = \dfrac{{3 \times 8}}{{5 \times 8}} = \dfrac{{24}}{{40}}\)
Mà \(\dfrac{{25}}{{40}} > \dfrac{{24}}{{40}}\) (vì \(25 > 24\) )
Do đó: \(\dfrac{5}{8} > \dfrac{3}{5}\)
Vậy Hoa ăn nhiều bánh hơn.
Hình nào dưới đây có phân số chỉ phần tô đậm bé hơn \(\dfrac{1}{3}\)?
A.
B.
C.
D.
C.
- Xác định phân số chỉ phần tô đậm của mỗi hình.
- Quy đồng tử số hoặc mẫu số hai phân số, sau đó so sánh hai phân số sau khi quy đồng.
Phân số chỉ phần tô đậm của hình A là \(\dfrac{2}{4} = \dfrac{1}{2}\).
Phân số chỉ phần tô đậm của hình B là \(\dfrac{3}{6} = \dfrac{1}{2}\).
Phân số chỉ phần tô đậm của hình C là \(\dfrac{1}{4}\).
Phân số chỉ phần tô đậm của hình D là \(\dfrac{4}{6} = \dfrac{2}{3}\).
Ta có: \(\dfrac{1}{2} > \dfrac{1}{3}\) (vì \(2 < 3\)) nên \(\dfrac{2}{4} > \dfrac{1}{3}\,\,\,;\,\,\,\,\,\dfrac{3}{6} > \dfrac{1}{3}\).
\(\dfrac{1}{4} < \dfrac{1}{3}\) (vì \(4 > 3\)) .
\(\dfrac{2}{3} > \dfrac{1}{3}\) (vì \(2 > 1\)) nên \(\dfrac{4}{6}\,\, > \dfrac{1}{3}\).
Do đó phân số bé hơn \(\dfrac{1}{3}\) là \(\dfrac{1}{4}\).
Vậy hình C có phân số chỉ phần tô đậm bé hơn \(\dfrac{1}{3}\).
Rút gọn rồi so sánh hai phân số \(\dfrac{{120}}{{162}}\) và \(\dfrac{{108}}{{135}}\).
Vậy phân số lớn hơn là:
A. \(\dfrac{{120}}{{162}}\)
B. \(\dfrac{{108}}{{135}}\)
B. \(\dfrac{{108}}{{135}}\)
- Rút gọn hai phân số đã cho thành phân số tối giản
- So sánh hai phân số mới. Nếu hai phân số mới có cùng tử số hoặc mẫu số thì ta áp dụng quy tắc để so sánh luôn, ngược lại thì ta quy đồng tử số hoặc mẫu số để so sánh.
Rút gọn hai phân số đã cho ta có:
$\begin{array}{l}\dfrac{{120}}{{162}} = \dfrac{{120:2}}{{162:2}} = \dfrac{{60}}{{81}} = \dfrac{{60:3}}{{81:3}} = \dfrac{{20}}{{27}};\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\\\dfrac{{108}}{{135}} = \dfrac{{108:9}}{{135:9}} = \dfrac{{12}}{{15}} = \dfrac{{12:3}}{{15:3}} = \dfrac{4}{5} \cdot \end{array}$
Ta sẽ so sánh hai phân số \(\dfrac{{20}}{{27}}\) và \(\dfrac{4}{5}\) bằng cách quy đồng tử số.
Chọn tử số chung là \(20\).
Giữ nguyên phân số \(\dfrac{{20}}{{27}}\); \(\dfrac{4}{5} = \dfrac{{4 \times 5}}{{5 \times 5}} = \dfrac{{20}}{{25}}\)
Mà \(\dfrac{{20}}{{27}} < \dfrac{{20}}{{25}}\) (vì \(27 > 25\)).
Do đó \(\dfrac{{20}}{{27}} < \dfrac{4}{5}\) , hay \(\dfrac{{120}}{{162}} < \dfrac{{108}}{{135}}\)
Vậy phân số lớn hơn là \(\dfrac{{108}}{{135}}\).
Sắp xếp các phân số sau theo thứ tự từ bé đến lớn: \(\dfrac{5}{7};\,\,\,\,\dfrac{{13}}{{14}};\,\,\,\dfrac{{31}}{{35}}\)
A. \(\dfrac{{13}}{{14}};\,\,\,\,\,\dfrac{5}{7}\,;\,\,\,\,\,\dfrac{{31}}{{35}}\)
B. \(\dfrac{5}{7};\,\,\,\,\dfrac{{13}}{{14}};\,\,\,\dfrac{{31}}{{35}}\)
C. \(\,\dfrac{{31}}{{35}}\, ;\,\,\,\,\,\dfrac{{13}}{{14}};\,\,\,\,\dfrac{5}{7}\)
D. \(\dfrac{5}{7};\,\,\,\,\,\dfrac{{31}}{{35}}\,;\,\,\,\,\,\dfrac{{13}}{{14}}\)
D. \(\dfrac{5}{7};\,\,\,\,\,\dfrac{{31}}{{35}}\,;\,\,\,\,\,\dfrac{{13}}{{14}}\)
- Quy đồng mẫu số ba phân số.
- So sánh ba phân số sau khi quy đồng.
- Sắp xếp các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn.
\(MSC = 70\).
Quy đồng mẫu số ba phân số ta có:
\(\dfrac{5}{7} = \dfrac{{5 \times 10}}{{7 \times 10}} = \dfrac{{50}}{{70}};\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\dfrac{{13}}{{14}} = \dfrac{{13 \times 5}}{{14 \times 5}} = \dfrac{{65}}{{70}};\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\dfrac{{31}}{{35}} = \dfrac{{31 \times 2}}{{35 \times 2}} = \dfrac{{62}}{{70}} \cdot \,\)
Mà \(\dfrac{{50}}{{70}} < \dfrac{{62}}{{70}} < \dfrac{{65}}{{70}}\) (vì \(50 < 62 < 65\))
Do đó \(\dfrac{5}{7}\,\, < \,\,\,\dfrac{{31}}{{35}}\,\, < \,\,\,\dfrac{{13}}{{14}}\).
Vậy các phân số sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là \(\dfrac{5}{7};\,\,\,\,\,\dfrac{{31}}{{35}}\,;\,\,\,\,\,\dfrac{{13}}{{14}}\) .
Luyện tập và củng cố kiến thức So sánh hai phân số (nâng cao) Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Luyện tập chung về phân số Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Phép cộng phân số Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Phép trừ phân số Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Phép nhân phân số Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Phép chia phân số Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Các bài toán cơ bản về phân số: Tìm giá trị phân số của một số Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Các bài toán cơ bản về phân số: Tìm một số khi biết giá trị phân số của số đó Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Luyện tập chung về các phép tính với phân số Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Hình thoi – Diện tích hình thoi Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Quy đồng mẫu số các phân số Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Phân số bằng nhau. Rút gọn phân số Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Phân số và phép chia số tự nhiên Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
Luyện tập và củng cố kiến thức Phân số Toán 4 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
- Trắc nghiệm: Tỉ lệ bản đồ - Ứng dụng của tỉ lệ bản đồ Toán 4
- Trắc nghiệm: Luyện tập chung về tìm hai số khi biết tổng hoặc hiệu và tỉ số của hai số đó Toán 4
- Trắc nghiệm: Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó Toán 4
- Trắc nghiệm: Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó Toán 4
- Trắc nghiệm: Giới thiệu tỉ số Toán 4