Bài 4 trang 115 Vở bài tập toán 7 tập 2>
Giải bài 4 trang 115, 116 VBT toán 7 tập 2. Cho tam giác cân ADC (AD = DC) có góc ACD bằng 31 độ. Trên cạnh AC lấy một điểm B sao cho góc ABD bằng 88 độ. Từ C kẻ một tia song song với ...
Đề bài
Cho tam giác cân \(ADC\) (\(AD = DC\)) có \(\widehat {ACD} = {31^o}\). Trên cạnh \(AC\) lấy một điểm \(B\) sao cho \(\widehat {ABD} = {88^o}\). Từ \(C\) kẻ một tia song song với \(BD\) cắt tia \(AD\) ở \(E.\)
a) Hãy tính các góc \(DCE\) và \(DEC;\)
b) Trong tam giác \(CDE\), cạnh nào lớn nhất ? Tại sao?
Phương pháp giải - Xem chi tiết
- Áp dụng định lí tổng ba góc trong tam giác.
- Áp dụng tính chất hai đường thẳng song song: Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì hai góc so le trong bằng nhau; hai góc đồng vị bằng nhau; hai góc trong cùng phía bù nhau.
- Áp dụng mối quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong tam giác.
Lời giải chi tiết
a) \(\widehat {ABD}\) là góc ngoài tại đỉnh \(B\) của tam giác \(DBC\) nên \(\widehat {D_2} =\widehat {ABD}-\widehat {C_1}\)\(=88^o-31^o = {57^o} \).
Vì \(BD//CE\) nên \(\widehat {C_2}=\widehat {D_2}\) \(= {57^o}\) (so le trong)
Vậy \(\widehat {DCE} = {57^o}\)
Tam giác \(ADC\) cân tại \(D\) nên \(\widehat {A}=\widehat {C_1}\) \(= {31^o}\)
Trong tam giác \(ABD\), \(\widehat {D_3} = {180^o} - \widehat {A}-\widehat {ABD}\)\(={180^o}-{31^o}-{88^o}\)\(={61^o}\)
Vì \(BD // CE\) nên \(\widehat {E} = \widehat {D_3} = {61^o}\) (hai góc đồng vị)
Vậy \(\widehat {DEC} = {61^o}\).
b) \(\Delta CDE\) có \(\widehat {DCE} = {57^o}\); \(\widehat {DEC} = {61^o}\) nên \(\widehat {CDE} = {180^o}-{57^o}-{61^o}={62^o}\)
Theo quan hệ giữa góc và cạnh đối diện của một tam giác ta có cạnh \(CE\) (đối diện với góc \(CDE\)) là cạnh lớn nhất.
Loigiaihay.com
- Bài 5 trang 116 Vở bài tập toán 7 tập 2
- Bài 6 trang 116 Vở bài tập toán 7 tập 2
- Bài 7 trang 117 Vở bài tập toán 7 tập 2
- Bài 8 trang 118 Vở bài tập toán 7 tập 2
- Bài 3 trang 114 Vở bài tập toán 7 tập 2
>> Xem thêm